Máy khử rung tim được các chuyên gia y tế khuyến khích dùng cho những người bị rối loạn nhịp tim có nguy cơ gặp rủi ro của bệnh và là thiết bị được đánh giá có khả năng kéo dài sự sống đối với những bệnh nhân suy tim hoặc người gặp các vấn đề về rối loạn nhịp nhịp tim. Để có thể hiểu rõ hơn về thiết bị này, hãy cùng Ninh Tâm Vương tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

 Trên thế giới hiện nay có 3 loại máy khử rung tim là:

  • Máy khử rung tim cấy ghép (ICD)

  • Máy khử rung tim tự động bên ngoài (AED) 

  • Máy khử rung tim có thể đeo được (WCD)

Tuy nhiên tại Việt Nam phổ biến nhất là máy khử rung tim cấy ghép ICD. 

Máy khử rung tim (ICD) - giải pháp kéo dài sự sống cho bệnh nhân suy tim

Máy khử rung tim (ICD) - giải pháp kéo dài sự sống cho bệnh nhân suy tim

Máy khử rung tim ICD là gì?

Máy khử rung tim hay còn được gọi là ICD (Implantable Cardioverter Defibrillator), là một thiết bị y tế nhỏ có thể cấy vào cơ thể bệnh nhân với chức năng tái lập nhịp tim ổn định bình thường và ngăn chặn nguy cơ đột tử do rối loạn nhịp tim của buồng dưới của tim (tâm thất).  

Nếu bệnh nhân được chẩn đoán nhịp tim hỗn loạn, khiến tim không thể cung cấp đủ lượng máu cho các cơ quan khác (rung tâm thất) hay nhịp tim nhanh (nhịp nhanh thất) thì biện pháp cấy máy khử rung tim sẽ được cân nhắc. Mặc dù vẫn có những rủi ro có thể xảy ra khi sử dụng máy khử rung tim nhưng chúng không đáng kể so với các lợi ích mà thiết bị y tế này có thể mang lại cho bệnh nhân.

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa máy khử rung tim cấy ghép ICDmáy tạo nhịp tim. Trên thực tế, máy tạo nhịp tim được chỉ định cho những trường hợp nhịp tim, chậm, suy nút xoang vì nó sẽ thay thế vai trò của nút xoang còn máy khử rung tim được sử dụng để kiểm soát nhịp tim, nó sẽ theo dõi nhịp tim liên tục, phát hiện và ngăn chặn những nhịp tim bất thường bằng cách tạo ra những xung điện để khôi phục nhịp tim lại bình thường khi cần thiết. 

máy khử rung tim là gì

Máy khử rung tim sẽ được cấy ghép dưới da gần khu vực xương đòn

Khi nào cần đặt máy khử rung tim ICD?

Thông thường, phương pháp cấy máy khử rung tim sẽ được chỉ định cho một số trường hợp sau:

  • Bệnh nhân bị ngất xỉu do rối loạn nhịp thất, nhịp nhanh thất kéo dài hoặc là có thể sống sót sau khi bị ngưng tim, nhồi máu cơ tim và có EF < 35%.

  • Bệnh nhân có nhịp tim đập bất thường do những khiếm khuyết tim di truyền. Trong đó phải kể đến hội chứng QT dài, chứng bệnh có thể gây tử vong hoặc rung tâm thất đối với mọi lứa tuổi, thậm chí có cả những trường hợp không xuất hiện dấu hiệu hay triệu chứng nào về tim.

  • Bệnh nhân có tiền sử đau tim hoặc bệnh động mạch vành dẫn đến suy yếu tim.

  • Một số bệnh hiếm gặp như loạn sản tâm thất phải, loạn nhịp tim hay hội chứng Brugada.

  • Những bệnh có liên quan đến cơ tim bất thường như cơ tim dày lên (bệnh cơ tim phì đại) hay giãn rộng (bệnh giãn cơ tim).

Suy tim là một trong những trường hợp cần thiết cấy máy khử rung tim

Suy tim là một trong những trường hợp cần thiết cấy máy khử rung tim

Với sự phát triển của nền y học hiện nay thì việc cấy  máy khử rung tim cũng là một phẫu thuật an toàn và nhanh chóng. Sau khi được quyết định cấy ghép, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện xét nghiệm máu và đánh giá tiền sử bệnh. Bệnh nhân sẽ được yêu cầu thực hiện một số khâu chuẩn bị phẫu thuật như nhịn ăn trước khi tiến hành phẫu thuật, vệ sinh vùng dưới đòn...

Tuỳ vào mỗi loại máy mà cuộc phẫu thuật sẽ kéo dài từ 1-2 tiếng. Khi thực hiện cấy máy, bệnh nhân sẽ không cần gây mê mà chỉ cần gây tê tại chỗ và vẫn có thể nhận biết mọi việc diễn ra xung quanh (một số trường hợp sẽ cần gây mê toàn thân). 

Khi thực hiện đặt máy khử rung tim, một hoặc nhiều dây dẫn cách điện linh hoạt sẽ được đưa vào tĩnh mạch gần xương đòn đến trái tim thông qua sự dẫn đường của hình ảnh chụp X quang tim. Các đầu dây được gắn vào trái tim sẽ là nhiệm vụ tái thiết lập nhịp tim bình thường khi xảy ra rối loạn nhịp, đầu còn lại sẽ được gắn vào máy phát điện và cấy dưới xương đòn.

Sau khi thực hiện xong, các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng hoạt động của máy. Bệnh nhân sẽ cần nghỉ ngơi và theo dõi tại bệnh viện vài ngày là có thể quay trở lại sinh hoạt cuộc sống thường ngày.

Chi phí cấy máy khử rung tim là bao nhiêu? 

Máy khử rung tim giá bao nhiêu? Bảo hiểm có hỗ trợ chi trả chi phí máy khử rung không? Đây chắc hẳn là vấn đề mà hầu hết bệnh nhân đều quan tâm. Với mỗi ca phẫu thuật đặt máy khử rung tim, người bệnh sẽ trả chi phí tổng khoảng 300.000.000 - 500.000.000  VNĐ bao gồm loại máy, tiền dụng cụ phẫu thuật, thuốc men, chi phí nằm viện...

Đây là con số ước tính, vì thực thế có thể dao động tùy thuộc vào cách tính của mỗi bệnh viện, bảo hiểm đúng tuyến hay trái tiến và phần trăm hưởng bảo hiểm... Số tiền tối đa bảo hiểm y tế chi cho người bệnh đặt máy khử rung tim là = 45 x mức lương cơ sở (1.600.000VNĐ) = 72.000.000 VNĐ

Mặc dù chi phí để thực hiện khá đắt và vẫn có khả năng gặp rủi ro, tuy nhiên những lợi ích của việc cấy máy rung tim mang lại vẫn lớn hơn.

Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã thực hiện cấy ghép máy khử rung tim lên 3120 bệnh nhân với phân suất tống máu 30-35% và so sánh với những trường hợp không được cấy ghép. Theo đó, kết quả cho thấy một tín hiệu khả quan đối với những bệnh nhân được thực hiện cấy ghép với tỷ lệ tử vong từ 55% giảm xuống còn 51,4%.

Tuổi thọ trung bình của máy khử rung tim là bao lâu?

Tuổi thọ trung bình của một chiếc máy khử rung tim khoảng 5-7 năm tuỳ vào số lần máy thực hiện việc tái tạo nhịp tim bình thường và cứu sống những bệnh nhân khi xảy ra vấn đề ở nhịp tim. Đối với những bệnh nhân có nhịp tim hoạt động ổn định hơn, trong thời gian dài sử dụng tần suất làm việc ít thì máy sẽ bền và có thể sử dụng lâu hơn và ngược lại. 

Tuổi thọ trung bình của một thiết bị ICD sẽ là 5-7 năm

Tuổi thọ trung bình của một thiết bị ICD sẽ là 5-7 năm

Những rủi ro gì có thể xảy ra khi cấy máy ICD?

Cấy máy khử rung tim là một cuộc phẫu thuật thực hiện nhanh, an toàn và không đáng quan ngại. Sau khi thực hiện, bệnh nhân có thể sẽ cảm thấy đau xung quanh vùng được cấy ghép nhưng không kéo dài quá lâu. Bên cạnh đó còn có thể xuất hiện một số tình trạng khác như

  • Nhiễm trùng vết thương hoặc sưng

  • Chảy máu tại vị trí phẫu thuật

  • Tổn thương tĩnh mạch dẫn ICD

  • Xẹp phổi… với tỷ lệ gặp phải rất thấp, chỉ dưới 1%. 

Do đó, bệnh nhân cần được theo dõi và nghỉ ngơi kỹ lưỡng sau khi thực hiện cấy ghép. Nếu xuất hiện bất kỳ vấn đề nào tại vị trí cấy ghép, hãy báo ngay với bác sĩ phụ trách để có thể xử lý kịp thời. Sau khoảng 3 tuần, thể trạng bệnh nhân đã có thể phục hồi hoàn toàn và sinh hoạt bình thường.

Bệnh nhân sau khi cấy ghép máy khử rung tim có thể gặp một số vấn đề tại vị trí phẫu thuật

Bệnh nhân sau khi cấy ghép máy khử rung tim có thể gặp một số vấn đề tại vị trí phẫu thuật

Nên chăm sóc người bệnh sau khi cấy máy khử rung như thế nào?

Sau thời gian nghỉ ngơi và phục hồi sau phẫu thuật cấy máy khử rung tim, bệnh nhân sẽ có thể nhanh chóng quay trở lại sinh hoạt như bình thường, làm việc chơi thể thao, quan hệ tình dục và làm việc… Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên chú ý làm thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ và hạn chế những hoạt động sau:

  • Chơi những môn thể thao có tính tương tác cao, va chạm mạnh.

  • Nên chọn những môn thể thao nhẹ nhàng, vừa sức, tránh các bài tập với cường độ cao như bơi lội, tennis, đạp xe, golf…

  • Không nên nâng bất cứ thứ gì nặng trên 2.2kg.

  • Tránh những cử động di chuyển cánh tay ra xa cơ thể một cách đột ngột.

Bên cạnh đó, để giúp nhịp tim ổn định vững vàng, góp phần làm gia tăng tuổi thọ của máy khử rung tim, người bệnh nên kết hợp thêm với giải pháp hỗ trợ từ thảo dược, tiêu biểu như thảo dược Khổ sâm.

Trong y học cổ truyền, Khổ sâm đứng đầu với tác dụng hỗ trợ ổn định nhịp tim, khắc phục rối loạn nhịp do mọi nguyên nhân.

Khổ sâm - Thảo dược vàng giúp ổn định nhịp tim

Người bệnh có thể tìm kiếm Khổ sâm trong thành phần của các sản phẩm thảo dược hỗ trợ ổn định nhịp tim để góp phần mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

Để tìm hiểu chi tiết về giải pháp ổn định nhịp tim hiệu quả sau khi đặt máy khử rung tim, bạn đừng ngần ngại liên hệ chuyên gia theo số

Cần lưu ý gì sau khi đặt máy khử rung tim?

Thêm một vấn đề mà tất cả các bệnh nhân cấy ghép máy khử rung tim đều cần phải lưu ý đó chính là sự cố nhiễu điện của máy. Mặc dù trường hợp xảy ra rất hiếm, tuy nhiên người bệnh vẫn cần lưu ý:

  • Không nên đứng gần những thiết bị có từ trường và cường độ dòng điện lớn vì có thể gây ảnh hưởng đến máy ICD như máy hàn, máy cảnh báo trộm ở siêu thị, một số thiết bị di động, … 

  • Đối với điện thoại di động, bạn vẫn có thể sử dụng bình thường nhưng cần phải đặt cách xa 15cm so với vị trí cấy ghép máy ICD. Mặc dù khả năng bị ảnh hưởng thấp nhưng máy vẫn có thể nhầm lẫn nhịp tim với tín hiệu của điện thoại di động, dẫn đến tình trạng chậm nhịp và khiến người bệnh đột ngột cảm thấy mệt mỏi.

Không nên vận động mạnh hoặc tập luyện quá sức sau khi thực hiện cấy ghép máy ICD

Không nên vận động mạnh hoặc tập luyện quá sức sau khi thực hiện cấy ghép máy ICD

  • Khi thực hiện một số thủ thuật y tế như chụp cộng hưởng từ (MRI), khám răng hay chụp MRA (mạch cộng hưởng từ), bệnh nhân cần thông báo trước với bác sĩ hoặc nhân viên y tế.

  • Chú ý các thiết bị điện có thể gây nhiễu nhịp tim nhưng rủi ro không cao như: Tivi, vật dụng điều khiển từ xa, radio, lò vi sóng, máy in, thiết bị GPS, máy tính, máy cạo râu điện, máy khoan… Đối với tai nghe MP3, nên giữ khoảng cách 15cm từ máy ICD đến thiết bị.

  • Nếu tính chất công việc của người bệnh phải làm việc tại khu vực có đặt máy phát điện, máy biến áp cao, hệ thống máy phát động cơ hoặc máy hàn.... Người bệnh nên đứng cách thiết bị tối thiểu 60cm hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ rằng điều kiện làm việc như vậy có ảnh hưởng đến việc cấy ghép máy khử rung tim hay không.

  • Nam châm cũng là một yếu tố có thể tác động đến quá trình hoạt động của máy ICD. Do đó, người bệnh cần giữ khoảng cách từ vị trí cấy máy với các thiết bị chứa nam châm một khoảng cách tối thiểu 15cm.

  • Thiết bị ICD của bạn có thể kích hoạt hệ thống kiểm tra an ninh ở sân bay. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được phát một chiếc thẻ nhận biết rằng bạn được cấy máy khử rung tim. Khi đi di chuyển bằng đường hàng không, bạn hãy đưa thẻ cho nhân viên ở sân bay để tránh gặp rắc rối.

  • Bệnh nhân cấy ghép máy khử rung tim cần hạn chế lái xe. Các chuyên gia không khuyến khích bệnh nhân sử dụng máy ICD lái xe, đặc biệt là không nên lái trong 6 tháng đầu sau khi phẫu thuật. Bệnh nhân cũng sẽ không thể thi bằng lái xe thương mại sau khi đã cấy máy ICD.

Ngoài máy khử rung tim cấy ghép ICD vào người bệnh, ở nơi công cộng của các nước phương Tây còn sử dụng một thiết bị gọi là máy khử rung tim tự động bên ngoài AED (automated external defibrillator) để cấp cứu cho những bệnh nhân bị ngưng tim, ngưng tuần hoàn đột ngột, kể cả những người không có kiến thức y tế hay chuyên khoa vẫn có thể sử dụng để tăng tỷ lệ sống sót cho bệnh nhân.  

Tại một số quốc gia tiên tiến, máy khử rung tim AED được đặt tại những khu vực công cộng

Tại một số quốc gia tiên tiến, máy khử rung tim AED được đặt tại những khu vực công cộng

Trên đây là một số thông tin cần thiết về máy khử rung tim mà bất kỳ bệnh nhân tim mạch nào cũng nên lưu ý. Theo Giám đốc của trung tâm máy tạo nhịp tim loạn nhịp thuộc Bệnh viện đại học Mineola, Winthrop New York, Tiến sĩ Todd Cohen “ Đã có nghiên cứu cho thấy tác dụng kéo dài sự sống ở những bệnh nhân có phân suất tống máu dưới 35%, bị suy tim nhẹ. Kết quả khả quan của nghiên cứu này sẽ giúp thúc đẩy ngành y tế sử dụng và cấp phát máy khử rung tim trong quá trình điều trị căn bệnh suy tim".

Xem thêm Sắp có máy điều hoà nhịp tim không dùng pin

Video: Tìm hiểu về máy khử rung tim ICD

Nguồn tham khảo: 

  • https://www.nhlbi.nih.gov/health-topics/defibrillators 
  • https://bvag.com.vn/may-khu-rung-tim-icd/