Cũng giống như các thuốc điều trị rối loạn nhịp tim khác, bên cạnh lợi ích, sử dụng atenolol vẫn đi kèm với những tác dụng không mong muốn. Để dùng thuốc hiệu quả và an toàn, người bệnh không nên bỏ qua các thông tin quan trọng về Atenolol dưới đây.
Atenolol là thuốc gì?
Atenolol là thuốc thuộc nhóm chẹn beta được sử dụng để điều trị các bệnh lý tim mạch như: rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực, tăng huyết áp...
Các thuốc chẹn beta hoạt động với cơ chế là chẹn thụ thể beta 1 (β1) và beta 2 (β2), từ đó ức chế hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh adrenaline và noradrenaline. Đây là các hormon gây co mạch, tăng nhịp tim. Do đó khi sử dụng thuốc chẹn beta, mạch máu sẽ được thư giãn, tim đập chậm hơn và tiêu tốn ít năng lượng hơn.
Thuốc Atenolol giá bao nhiêu?
Atenolol có nhiều hàm lượng atenolol 10mg, antenolol 25mg, atenolol 50mg, atenolol 100mg. Tuy nhiên ở thị trường Việt Nam chủ yếu chỉ sử dụng hàm lượng 50mg với các biệt dược như: Atenolol stada 50mg, Stadnolol 50. Quy cách đóng gói của các biệt dược này đều là hộp 10 vỉ x 10 viên nén với giá trung bình khoảng 9.000 đồng/vỉ.
Thuốc Atenolol là gì? Cách dùng ra sao?
Công dụng chính của Atenolol
Atenolol có 3 công dụng chính:
- Giảm huyết áp
- Làm giảm nhịp tim và ngăn ngừa nhịp tim nhanh bất thường
- Giảm đau thắt ngực
Vì vậy thuốc được sử dụng cho rất nhiều dạng bệnh tim mạch khác nhau.
Rất nhiều người bệnh tim mạch được kê đơn thuốc Atenolol 50mg
Đối tượng sử dụng Atenolol?
Cũng giống như các thuốc khác, không phải ai cũng phù hợp để dùng Atenolol. Nắm rõ đối tượng sử dụng thuốc và đối tượng chống chỉ định dùng thuốc, bạn có thể cung cấp thêm nhiều thông tin, từ đó giúp bác sĩ đưa ra chỉ định chính xác.
Đối tượng sử dụng thuốc atenolol
-
Người bị tăng huyết áp
-
Bệnh nhân có cơn đau thắt ngực
-
Rối loạn nhịp tim
-
Nhồi máu cơ tim (can thiệp sớm trong giai đoạn cấp tính) hoặc có nguy cơ nhồi máu cơ tim
-
Ngoài ra, atenolol được dùng để dự phòng chứng đau nửa đầu.
Người không nên dùng thuốc atenolol
-
Người từng bị dị ứng với atenolol hoặc bất kỳ loại thuốc chẹn beta khác
-
Huyết áp thấp hoặc nhịp tim chậm không nên dùng atenolol
-
Có các vấn đề về tuần hoàn máu nghiêm trọng ở tay chân của bạn (chẳng hạn như hiện tượng Raynaud), có thể làm cho ngón tay và ngón chân của bạn ngứa ran hoặc chuyển sang màu tái nhợt hoặc xanh lam
-
Nhiễm toan chuyển hóa - khi có quá nhiều axit trong máu của bạn
-
Mắc bệnh phổi hoặc hen suyễn
-
Thận trọng ở phụ nữ mang thai và cho con bú
Hướng dẫn sử dụng thuốc Atenolol
Hướng dẫn cách dùng thuốc Atenolol an toàn, hiệu quả
Việc tuân thủ liều dùng, những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc từ bác sĩ điều trị sẽ giúp nâng cao hiệu quả mà atenolol mang lại, đồng thời tránh gặp phải những tác dụng không mong muốn. Vì vậy, đừng bỏ qua các thông tin dưới đây nhé.
Liều dùng của thuốc Atenolol
Ở người lớn, liều dùng của Atenolol được bác sĩ chỉ định tùy theo bệnh lý mắc phải. Đối với trẻ nhỏ phải dùng thuốc, bác sĩ sẽ tính đúng liều lượng so với cân nặng và độ tuổi của trẻ. Dưới đây là liều dùng thông thường ở người lớn theo từng bệnh lý:
-
Liều phòng ngừa đau thắt ngực: Khởi đầu là 50 mg uống mỗi ngày một lần trong vòng 1 tuần đầu tiên. Sau đó nếu không thấy cải thiện, người bệnh được chỉ định tăng liều lượng lên đến 100 mg mỗi ngày một lần. Một số bệnh nhân có thể cần liều 200mg mỗi ngày một lần để có hiệu quả tối ưu.
-
Liều điều trị đau thắt ngực: Khởi đầu là 50mg uống mỗi ngày một lần. Nếu điều trị không đạt được phản ứng tối ưu trong vòng 1 tuần, tăng liều lượng lên đến 100 mg uống mỗi ngày một lần.
-
Liều điều trị tăng huyết áp: 50 mg uống một lần một ngày. Rất ít khi người bệnh tăng huyết áp phải tăng liều lên 100mg/ngày.
-
Liều điều trị loạn nhịp nhanh trên thất: Khởi đầu là 50 mg/ngày, uống một lần. Nếu cần có thể uống 100 mg/ngày, chia 2 lần, mỗi lần uống 50 mg hoặc uống 100 mg một lần.
-
Liều điều trị lo âu, dự phòng giãn tĩnh mạch thực quản, đau nửa đầu: 50 mg uống mỗi ngày một lần trong liên tục 2-3 tháng.
Hãy dùng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp Atenolol đúng liều bác sĩ kê
Cách dùng Atenolol và lưu ý khi sử dụng
Thuốc atenolol cần được sử dụng đúng theo chỉ định của bác sỹ và thực hiện đúng theo tờ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Bạn cần lưu ý một số hướng dẫn sau đây:
-
Atenolol thường không gây khó chịu cho dạ dày của bạn, vì vậy bạn có thể dùng nó cùng với thức ăn hoặc uống sau bữa ăn. Thuốc atenolol nên được uống với một ly nước đầy và uống cố định tại một thời điểm mỗi ngày.
-
Nuốt cả viên, không nhai, ngậm, nghiền nát,...đối với dạng viên nén.
-
Nếu bạn đang dùng atenolol dưới dạng chất lỏng, nó sẽ có một ống tiêm hoặc thìa nhựa để giúp bạn đo lường chính xác liều lượng phù hợp, tránh quá liều.
-
Không tự ý bỏ thuốc, ngừng thuốc đột ngột khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Trong quá trình sử dụng, bạn cần được kiểm tra huyết áp thường xuyên để đánh giá hiệu quả và kiểm soát tác dụng phụ.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều Atenolol
Nếu quên một liều thuốc, hãy uống bù ngay khi nhớ ra. Nếu bạn quên đã quá 8 tiếng, hoặc sang ngày hôm sau bạn có thể bỏ hẳn liều đó và dùng liều tiếp theo, không uống bù gấp đôi liều.
Với tình huống vô tình uống quá liều, đến ngay các cơ sở y tế nếu bạn có các triệu chứng quá liều thuốc atenolol, bao gồm: Tim đập không đều, hơi thở ngắn, móng tay xanh nhạt màu, yếu, ngất xỉu hoặc co giật.
Tác dụng phụ của thuốc Atenolol cần lưu ý
Hãy liên hệ với bác sĩ điều trị nếu bạn sử dụng atenolol gặp các phản ứng phụ nghiêm trọng sau:
-
Tim đập nhanh hoặc không đều, rối loạn nhịp tim
-
Hồi hộp, choáng váng, ngất xỉu, tăng huyết áp đột ngột
-
Cảm thấy khó thở, kể cả khi ít gắng sức, hoặc nghỉ ngơi
-
Sưng mắt cá chân hoặc cả bàn chân
-
Buồn nôn, đau bụng, chán ăn kèm theo sốt nhẹ
-
Nước tiểu đậm màu, phân có màu đất sét
-
Vàng da hoặc tròng trắng mắt
-
Trầm cảm
-
Lạnh ở bàn tay, bàn chân
Ngoài ra, Atenolol còn gây ra một số tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn nhưng bạn cũng không được chủ quan. Điển hình như:
-
Giảm ham muốn tình dục, liệt dương hoặc khó đạt cực khoái khi quan hệ
-
Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, ngủ không ngon giấc
-
Mệt mỏi, lo âu, căng thẳng.
Nếu có dấu hiệu bất thường khi dùng Atenolol, hãy báo cho bác sĩ
Các thuốc có thể tương tác xấu với thuốc Atenolol
Một số loại thuốc có tương tác xấu (giảm tác dụng, tăng tác dụng phụ) khi sử dụng chung với Atenolol. Bạn cần báo cho bác sĩ biết nếu đang hoặc chuẩn bị sử dụng các thuốc này:
-
Thuốc điều trị dị ứng: nhóm kháng histamin H1, H2
-
Thuốc điều trị nhịp tim nhanh khác như: Amiodarone (Cordarone); Clonidine (Catapres);
-
Thuốc điều trị suy tim: Digoxin (Lanoxin);
-
Thuốc điều trị đái tháo đường như: insulin, glyburide, glipizide (Glucotrol), chlorpropamide (Diabinese), hoặc metformin (Glucophage)...
-
Thuốc tim mạch và điều hòa huyết áp như: nifedipine (Adalat), verapamil (Isoptin), diltiazem (Cardizem);
-
Thuốc cho bệnh hen suyễn hoặc rối loạn hô hấp khác như albuterol (Ventolin, Proventil), metaproterenol (Alupent), pirbuterol (Maxair), terbutaline (Bricanyl) và theophylline;
-
Thuốc có tác dụng kích thích giao cảm.
Giải đáp một số câu hỏi thường gặp khi sử dụng Atenolol
Người bệnh thường có những câu hỏi cần giải đáp trong quá trình sử dụng thuốc mà đôi khi chưa kịp hỏi bác sĩ trong quá trình thăm khám. Dưới đây là một số thắc mắc về Atenolol đã được chuyên gia tim mạch giải đáp:
Dùng thuốc Atenolol có gây tăng đường huyết không?
Tăng huyết áp (THA) và đái tháo đường (ĐTĐ) là hai bệnh lý thường có liên quan đến nhau. THA là yếu tố làm tăng biến chứng của ĐTĐ và ngược lại ĐTĐ cũng làm cho THA khó kiểm soát hơn.
Nhóm thuốc chẹn beta như atenolol hay propranolol, labetalol, acebutolol... dùng điều trị THA, suy tim, nhịp tim nhanh cũng gây tăng đường huyết nhẹ. Vì thế cần kiểm tra đường huyết thường xuyên khi sử dụng atenolol.
Bảo quản atenolol thế nào là đúng cách?
Đối với dạng bào chế viên nén, Atenolol cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng từ 20 – 25*C, đựng trong những bao bì kín, tránh ánh sáng. Trường hợp Atenolol dạng tiêm tĩnh mạch, bạn nên bảo quản tránh ánh sáng, giữ ống thuốc tiêm trong bao gói cho đến khi sử dụng, ở nhiệt độ phòng 20 – 25*C.
Dùng Atenolol có cần chú ý ăn uống, lối sống không?
Atenolol ít tương tác xấu với thức ăn. Tuy nhiên khi có vấn đề tim mạch, rối loạn nhịp tim bạn vẫn cần chú ý ăn uống khoa học và có lối sống lành mạnh.
Bạn nên tránh các thực phẩm dễ gây tăng nhịp tim như rượu bia thuốc lá, cà phê, trà đặc, các đồ muối chua lên men. Nếu bị tăng huyết áp, hãy ăn giảm muối, hạn chế thực phẩm nhiều muối như dưa muối, đồ đóng hộp, chế biến sẵn, đồ muối khô… Việc ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng stress, tập thể dục thể thao đều đặn cũng giúp cho trái tim của bạn hoạt động hiệu quả hơn.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu tại Đại học Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc cho thấy, các hoạt chất sinh học trong thảo dược Khổ sâm có thể hỗ trợ ổn định nhịp tim hiệu quả. Kết hợp thảo dược này cùng các thuốc điều trị rối loạn nhịp tim như Atenolol sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị và giảm tác dụng phụ của các thuốc Tây. Thông tin cụ thể về Khổ sâm, bạn có thể tham khảo trong bài viết: Khổ sâm - cây thuốc “khắc tinh” của rối loạn nhịp tim
Trên đây là tất cả những thông tin cần thiết về thuốc atenolol để người bệnh có thể sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả. Nếu còn băn khoăn trong quá trình dùng thuốc, đừng quên kết nối với chúng tôi theo số 0981 238 219 để được giải đáp.
Tham khảo: nhs.uk, drugs.com