Rất nhiều đơn thuốc của người bệnh tim mạch, rối loạn nhịp tim có sự xuất hiện của thuốc Aspirin. Vậy loại thuốc này có lợi ích gì mà được ưu ái như vậy? Tác dụng phụ, cách dùng và những điều cần lưu ý khi sử dụng ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Ngoài giảm đau, Aspirin còn có tác dụng chống đông, bảo vệ tim mạch
Ngoài giảm đau, Aspirin còn có tác dụng chống đông, bảo vệ tim mạch
Thông tin chung về Aspirin
Aspirin là thuốc gì?
Aspirin (acetylsalicylic acid) là thuốc chống viêm non-steroid có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm, chống kết tập tiểu cầu, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông và phòng ngừa cơn đau tim.
Thông tin cụ thể về thuốc như sau:
-
Tên thuốc: Aspirin (acetylsalicylic acid)
-
Thuốc có chứa hoạt chất tương tự: Aspegic; Aspilets EC; Ascard-75; Aspirin; Opeasprin; Aspirin MKP 81; Aspirin pH8
Cấu trúc phân tử của Aspirin
Aspirin có những loại nào?
Aspirin thường được bào chế dưới dạng viên nén. Tuy nhiên để phù hợp với từng thể trạng và tình trạng bệnh của bệnh nhân, thuốc được chia thành nhiều dạng với hàm lượng khác nhau 3 loại Aspirin:
-
Viên caplet, dạng uống: Aspirin 325 mg, Aspirin 500 mg.
-
Viên caplet, dạng tan trong ruột, uống: Aspirin 325 mg.
-
Viên kẹo cao su, dạng nhai: Aspirin 325 mg.
-
Viên đặt trực tràng, dạng đạn: Aspirin 300 mg, Aspirin 600 mg.
-
Viên nén, dạng uống: Aspirin 325 mg.
-
Viên nén, dạng nhai: Aspirin 81 mg.
-
Viên nén, dạng tan trong ruột: Aspirin 81 mg, Aspirin 325 mg, Aspirin 650 mg.
Aspirin có tác dụng gì?
Thuốc Aspirin hay acid acetylsalicylic thuộc nhóm kháng viêm không steroid (NSAIDs) có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm trong các trường hợp đau cơ, đau răng, cảm lạnh thông thường và nhức đầu, viêm khớp. Đặc biệt khi sử dụng với liều lượng thấp, Aspirin giúp làm loãng máu, ngăn ngừa huyết khối ở những người có nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, người có bệnh tim mạch, từng can thiệp đặt stent hoặc phẫu thuật mạch vành. Cơ chế tác động của Aspirin lên cơ thể
Cơ chế tác động của Aspirin lên cơ thể
Trường hợp chỉ định và chống chỉ định với Aspirin
Đối tượng nào có thể dùng Aspirin (chỉ định)
Thuốc Aspirin được chỉ định trong những trường hợp sau:
-
Dùng trong giảm đau, kháng viêm, hạ sốt
-
Dự phòng nhồi máu cơ tim, đột quỵ do nhồi máu não
-
Bệnh nhân đã thay van tim cơ học (chỉ định này cần phối hợp với thuốc chống đông)
-
Bệnh sau khi thực hiện bắc cầu chủ vành
Phần lớn người bệnh tim mạch đều có thể sử dụng Aspirin chống đột quỵ
Đối tượng nào KHÔNG được dùng Aspirin (chống chỉ định)
Aspirin chống chỉ định với các trường hợp sau:
- Bệnh nhân dị ứng với Aspirin hoặc mẫn cảm với bất cứ thành phần nào có trong thuốc.
- Bệnh nhân bị viêm mũi, hen phế quản hoặc nổi mày đay sau khi sử dụng Aspirin hoặc các thuốc chống viêm không steroid khác trước đây.
- Bệnh nhân từng mắc hen phế quản. Khi sử dụng Aspirin sẽ tăng nguy cơ làm xuất hiện cơn hen.
- Người mắc bệnh ưa chảy máu hoặc giảm tiểu cầu. Bệnh lý loét dạ dày, tá tràng hoạt động.
- Người bệnh tim mắc độ từ vừa đến nặng, bệnh nhân suy gan/thận.
Các loại thuốc chứa Aspirin giá bao nhiêu?
Thuốc Aspirin 81mg có giá 500 đồng/viên. Giá các loại Aspirin khác như 100mg - 500mg sẽ dao động khoảng 600 đồng/viên tùy hàm lượng và nơi sản xuất, cụ thể:
Tên thuốc | Loại thuốc | Định lượng Aspirin | Mức giá tham khảo |
Aspirin 100 mg | Viên nén | 100mg | 600 đồng/viên |
Aspirin Stella 81mg | Viên nén | 81mg | 500 đồng/viên |
Aspirin pH8 500mg | Viên nén | 500mg | 600 đồng/viên |
Cách dùng thuốc Aspirin hiệu quả cao và an toàn
. Liều dùng thuốc Aspirin
Liều sử dụng thuốc chống đông máu aspirin 81 là điều trị trong thời gian dài với liều lượng 1-2 viên x 1 lần/ngày. Một số trường hợp nếu điều trị ngắn hạn hoặc thích hợp với liều cao hơn thì có thể tăng liều, sử dụng 4 viên/ngày nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ.
. Thời điểm dùng thuốc Aspirin
Aspirin có thể làm tổn hại niêm mạc dạ dày. Do đó bạn nên uống thuốc vào lúc bụng no, tức là uống ngay sau khi ăn để nhờ thức ăn làm chất độn ngăn không cho aspirin với bản chất acid tiếp xúc trực tiếp với dạ dày. Ngoài ra, không uống aspirin với rượu hoặc nước trái cây vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu dạ dày.
. Cách sử dụng thuốc Aspirin
Mỗi dạng bào chế của aspirin sẽ có cách uống khác nhau. Với dạng viên nén giải phóng kéo dài không được bẻ vỡ, nghiền nát, hoặc nhai, mà cần nuốt cả viên thuốc nguyên vẹn. Với viên aspirin nhai, viên nén thông thường có thể được nhai, nghiền hoặc hòa tan trong nước. Trường hợp bạn quên uống thuốc, hãy uống ngay khi nhớ ra, trừ khi thời điểm nhớ ra đã là ngày hôm sau và gần với liều kế tiếp. Đừng uống gấp đôi liều để bù liều đã quên. Mặc dù việc vô tình uống thêm 1 - 2 viên aspirin không gây hại ngay. Nhưng về lâu dài việc uống quá liều sẽ làm gia tăng nguy cơ tác dụng phụ.
Hãy đặt báo thức để uống thuốc Aspirin đúng giờ, đúng liều
Các tác dụng phụ cần lưu ý khi sử dụng Aspirin
Khi sử dụng thuốc Aspirin chống đông máu, bạn có thể bắt gặp một số tác dụng phụ dưới đây: Tác dụng phụ thường gặp:
-
Trên hệ tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, khó tiêu, xuất hiện cảm giác khó chịu ở thượng vị, thường xuyên ợ nóng, đau dạ dày và loét dạ dày.
-
Trên hệ thần kinh trung ương: Cảm thấy mệt mỏi
-
Trên da: Xuất hiện ban đỏ, mày đay
-
Liên quan đến máu: Thiếu máu tan máu
-
Trên hệ thần kinh cơ và xương: Yếu cơ
-
Trên hệ hô hấp: Khó thở
-
Một số tác dụng khác có thể gặp như sốc phản vệ…
Tác dụng phụ ít gặp:
-
Trên hệ thần kinh trung ương: Mất ngủ, hay cáu gắt và cảm thấy bồn chồn
-
Liên quan đến nội tiết và chuyển hóa: Thiếu sắt
-
Liên quan đến huyết học: Chảy máu bên trong, thời gian đông máu kéo dài, giảm tiểu cầu và bạch cầu, thiếu máu
-
Trên gan: Gây độc cho gan
-
Trên thận: Suy giảm chức năng của thận
-
Trên hệ hô hấp: Co thắt phế quản
Các tương tác của Aspirin
Dược lực học của Aspirin (cơ chế tác động)
Cơ chế tác động của thuốc Aspirin 81mg là ức chế không thuận nghịch enzyme cyclooxygenase (COX), từ đó giảm tổng hợp prostaglandin. Sau khi nồng độ acid salicylic giảm, các tế bào có khả năng tổng hợp enzym COX sẽ tiếp tục tổng hợp prostaglandin. Tiểu cầu không có khả năng tổng hợp ra COX mới, do đó COX sẽ bị ức chế không thuận nghịch cho đến khi lớp tiểu cầu mới được hình thành. Ngoài ra, Aspirin còn ức chế prostaglandin ở thận. Sự sản sinh prostaglandin trên thận không có quá nhiều ý nghĩa về mặt sinh lý đối với người bình thường, tuy nhiên lại có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì lưu thông máu ở người bị suy thận mạn tính, suy tim, suy gan hoặc có rối loạn về huyết tương. Ở những bệnh nhân này, việc ức chế tổng hợp prostaglandin của Aspirin có thể dẫn đến một số biến chứng như giữ nước, suy thận và suy tim cấp tính.
Dược động học Aspirin (Phản ứng của cơ thể với thuốc)
-
Hấp thu: Aspirin hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, sau đó được phân hủy thành Acid salicylic có tác dụng tương tự về dược lý. Tính sinh khả dụng đường uống khoảng 68%.
-
Phân bố: Khả năng gắn với protein huyết tương đạt 49%, thể tích phân bố khoảng 0.15 lít/kg. Tăng ure máu sẽ làm thuốc giảm gắn với protein huyết tương.
-
Chuyển hóa và thải trừ: Độ thanh thải của thuốc đạt 9.3 ml/phút/kg và con số này có thể thay đổi ở người xơ gan và người cao tuổi. Thời gian bán hủy khoảng 0.25 giờ, và có thay đổi ở những người bệnh viêm gan. Thuốc được đào thải qua thận dưới dạng các chất chuyển hóa liên hợp và acid salicylic tự do.
Aspirin pH8 hay Aspirin 81 đều có cơ chế tác động, dược động học giống nhau
Tương tác giữa Aspirin với thuốc khác
-
Sử dụng Aspirin cùng với Warfarin làm tăng nguy cơ chảy máu
-
Probenecid và sulphinpyrazol làm giảm tác dụng của Aspirin
-
Indomethacin, naproxen, và fenoprofen tác dụng làm giảm nồng độ của Aspirin khi sử dụng kết hợp
-
Methotrexate, phenytoin, acid valproic và thuốc hạ đường huyết nhóm sulfonylurea có nguy cơ làm tăng độc tính của Aspirin và làm tăng nồng độ thuốc trong huyết tương.
-
Acetazolamide, cho một vấn đề về mắt được gọi là bệnh tăng nhãn áp
-
Digoxin , một loại thuốc cho các vấn đề về tim
-
Lithium , một loại thuốc cho các vấn đề sức khỏe tâm thần
Tương tác giữa Aspirin với thực phẩm
Uống rượu khi đang sử dụng Aspirin có thể làm tăng nguy cơ chảy máu đường tiêu hóa.
Cần lưu ý điều gì khi sử dụng Aspirin ?
Một số lưu ý cần biết khi sử dụng thuốc chống đông máu Aspirin là:
-
Khi điều trị cho bệnh nhân bị suy tim nhẹ, mắc bệnh thận hoặc bệnh gan, đặc biệt là khi dùng đồng thời với thuốc lợi tiểu, cần đánh giá kỹ càng về rủi ro giữ nước và làm giảm chức năng thận.
-
Đối với trẻ em: Một số trẻ em khi dùng aspirin 81mg màu vàng có thể xuất hiện hội chứng Raynaud. Do đó, không nên chỉ định Aspirin cho trẻ em dưới 16 tuổi, trừ một số trường hợp cần thiết như bệnh Kawasaki hay viêm khớp dạng thấp ở thiếu niên, bệnh Still.
-
Đối với người cao tuổi: Những người suy giảm chức năng thận rất dễ nhiễm độc Aspirin. Do đó, cần sử dụng với liều thấp hơn so với liều điều trị thông thường dành cho người lớn.
-
Nên thận trọng khi sử dụng Aspirin với các loại thuốc chống đông máu khác, vì có thể tăng nguy cơ chảy máu. Ngoài ra, cũng nên cẩn thận khi kết hợp với thuốc kháng viêm không steroid, nếu không rất có thể sẽ gây ra loét đường tiêu hóa.
Hãy báo cho bác sĩ tất cả các thuốc bạn đang hoặc sẽ chuẩn bị dùng cùng Aspirin
Xử lý các trường hợp thường gặp khi dùng Aspirin ?
Làm gì nếu uống Aspirin gặp tác dụng phụ?
Giống như các thuốc tây y khác, aspirin cũng có một số tác dụng phụ. Tác dụng phụ phổ biến của aspirin gây khó tiêu, ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và khiến bạn dễ chảy máu hơn bình thường. Vì thế khi sử dụng aspirin bạn nên cẩn thận không để bị đứt tay, hay chảy máu cam… Các tác dụng phụ của Aspirin nghiêm trọng hơn là:
-
Da đỏ, phồng rộp và bong tróc
-
Ho ra máu hoặc có máu trong nước tiểu, phân hoặc nôn mửa
-
Da vàng hoặc lòng trắng của mắt bạn chuyển sang màu vàng
-
Đau khớp bàn tay và bàn chân
-
Bàn tay hoặc bàn chân bị sưng
-
Phát ban, ngứa hoặc sưng (đặc biệt ở mặt, lưỡi, họng), chóng mặt, khó thở.
Khi có các biểu hiện trên, bạn cần thông báo ngay với bác sĩ điều trị để được xử lý kịp thời. Bác sĩ có thể kê thêm một số thuốc để bảo vệ dạ dày hoặc thay thế sang thuốc khác cho bạn.
Quên liều Aspirin liều phải làm sao?
Trường hợp bạn quên uống thuốc, hãy uống ngay khi nhớ ra. Trừ trường hợp thời điểm nhớ ra đã là ngày hôm sau và gần với liều kế tiếp thì bạn có thể bỏ qua liều đã quên.
Dùng quá liều Aspirin cần làm gì?
Sử dụng quá liều thuốc chống đông máu aspirin 81 và các loại aspirin khác có thể gây ra 1 số vấn đề như:
-
Xuất hiện cơn đau rát họng hoặc đau dạ dày
-
Buồn nôn, nôn
-
Tiểu tiện ít hơn
-
Sốt, bồn chồn
-
Dễ bị kích ứng
-
Nói chuyện nhiều nhưng nói lan man những điều vô nghĩa
-
Sợ hãi và cảm thấy căng thẳng
-
Mờ mắt, chóng mặt
-
Run rẩy không thể kiểm soát
-
Xuất hiện sự lú lẫn
-
Tâm trạng trở nên phấn khích bất thường
Nếu vô tình uống aspirin quá liều so với chỉ định của bác sĩ mà gặp các triệu chứng trên, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay.
Nếu có dấu hiệu uống quá liều aspirin bạn cần báo cho bác sĩ
Có nên uống bia, rượu khi đang dùng Aspirin không?
Có những loại thuốc không được phép sử dụng trong bữa ăn hoặc dùng chung với những thực phẩm nhất định vì có thể tương tác dẫn đến nhiều rủi ro. Rượu và thuốc lá cũng không ngoại lệ. Do đó, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để biết có nên uống rượu bia khi đang dùng Aspirin chống đông máu hay không.
Có nên dùng Aspirin cho phụ nữ có thai/ cho con bú?
- Đối với phụ nữ mang thai: Không được sử dụng thuốc Aspirin khi đang mang thai 3 tháng cuối.
- Đối với phụ nữ đang cho con bú: Dùng thuốc bình thường vì liều điều trị của Aspirin thường không gây hại cho mẹ và bé.
Bảo quản Aspirin thế nào?
Thuốc chống đông máu Aspirin nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng, dưới 30 độ C, tránh môi trường có độ ẩm quá cao hay ánh sáng trực tiếp. Không nên để thuốc vào trong ngăn đá. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trước khi sử dụng hoặc tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ. Để thuốc ở nơi tránh xa tầm với của trẻ em và vật nuôi. Nhìn chung Aspirin là một loại thuốc chống đột quỵ và giảm rủi ro tim mạch tốt nếu được dùng đúng cách. Nếu còn băn khoăn trong quá trình dùng thuốc Aspirin, hãy gọi cho chúng tôi theo số 0981 238 219 để được giải đáp.
Thông tin về thuốc Aspirin 81mg:
Tài liệu tham khảo:
-
https://www.drugs.com/aspirin.html
-
https://medlineplus.gov/druginfo/meds/a682878.html
-
https://www.medicalnewstoday.com/articles/161255
-
https://www.medilib.ir/uptodate/show/7978
-
https://medlineplus.gov/druginfo/meds/a682878.html
-
https://www.uptodate.com/contents/nsaids-including-aspirin-pathogenesis-and-risk-factors-for-gastroduodenal-toxicity
-
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/kawasaki-disease/diagnosis-treatment/drc-20354603
Bạn có thể sử dụng thuốc để hỗ trợ, tuy nhiên chỉ dùng theo chỉ định của bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Không tự ý dùng hoặc lạm dụng để tránh tác dụng phụ của thuốc.
Thân mến,