Nhịp tim nhanh trên thất là một trong những nguyên nhân làm tim đập nhanh bất thường, có thể lên tới trên 200 lần/phút thay vì đập 60-100 nhịp/phút như vốn có, kèm theo hồi hộp, trống ngực, mệt mỏi. Nhưng nếu biết cách điều trị thì bạn vẫn có thể ổn định được nhịp tim!
Những người bệnh nhịp tim nhanh trên thất nhịp tim có thể lên đến 200 lần/ phút
Nhịp nhanh trên thất là gì?
Bệnh nhịp nhanh trên thất (Supraventricular Tachycardia - SVT) là một trong các loại rối loạn nhịp tim thường gặp khiến tim đập nhanh bất thường.
Nhịp nhanh trên thất bao gồm nhiều dạng rối loạn nhịp tim khác nhau như:
-
Rung nhĩ.
-
Nhịp nhanh nhĩ.
-
Cuồng nhĩ.
-
Nhịp nhanh trên thất có vòng vào lại ở nút nhĩ thất hay qua đường dẫn truyền phụ.
Nhịp tim nhanh trên thất (supraventricular tachycardia - SVT) là một loại rối loạn nhịp tim thường gặp, nó gây nên tình trạng nhịp tim nhanh bất thường.
Các triệu chứng của nhịp nhanh trên thất
Ở người bệnh, triệu chứng sẽ được biểu hiện cho đến khi cơn nhịp nhanh trên thất này kết thúc. Thời gian mà các triệu chứng xảy ra có thể chỉ kéo dài vài giây tới vài giờ hoặc dài hơn nữa (hiếm khi >12 giờ). Triệu chứng người bệnh nhịp nhanh trên thất (SVT) có thể gặp như:
-
Nhịp tim tăng nhanh hơn so với mức bình thường.
-
Cảm thấy khó thở.
-
Cảm giác rung trong lồng ngực, đánh trống ngực.
-
Cảm giác tim đập mạnh.
-
Đầu óc quay cuồng hay chóng mặt, ngất xỉu hoặc cảm giác mệt muốn ngất đi.
Ở trẻ em thì các dấu hiệu, triệu chứng nhịp nhanh trên thất khó xác định. Nhưng nếu trẻ thường hay đổ mồ hôi, ăn kém, da nhợt nhạt, kèm nhịp tim trên 200 lần/phút thì có thể bị nhịp nhanh trên thất.
Nhịp nhanh trên thất làm tim đập nhanh trên 200 lần/phút
Xem thêm:
-
Nhịp nhanh thất (VT) - Cách điều trị nhịp nhanh thất
-
Nhịp nhanh nhĩ là bệnh gì? Có gây nguy hiểm không?
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhịp nhanh trên thất ở tim?
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây kích thích và khởi phát bệnh nhịp tim nhanh trên thất phổ biến như:
-
Căng thẳng, lo âu hoặc người gặp những tổn thương tâm lý và gây cảm xúc tiêu cực.
-
Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị chẹn beta, hen suyễn, thuốc điều trị cảm lạnh…
-
Sử dụng nhiều thuốc lá
-
Sử dụng nhiều các loại thức uống có cồn hoặc caffeine như rượu, bia, cà phê, trà đặc...
-
Phụ nữ bị rối loạn nội tiết tố, đặc biệt là trong giai đoạn mãn kinh hoặc tiền mãn kinh.
-
Người mắc một số bệnh liệu quá đến rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, cường giáp…
Hút thuốc dưới bất kỳ hình thức nào cũng đều có nguy cơ ảnh hưởng đến hệ tim mạch
Nhịp tim nhanh được xem là triệu chứng liên quan đến nhiều chứng bệnh ngoài tim mạch và tim mạch như bệnh van tim, nhồi máu cơ tim, suy tim giai đoạn sớm, bệnh mạch vành… Do đó, tránh những được những yếu tố nguy cơ không chỉ giúp giảm thiểu tần suất xuất hiện của những cơn rối loạn nhịp tim nhanh trên thất mà còn bảo vệ sức khỏe tim mạch cho chính bạn.
Nhịp nhanh trên thất có nguy hiểm không?
Chỉ có những người bị nhịp nhanh trên thất không có triệu chứng gì và xảy ra với tần suất thấp thì không nguy hiểm. Nhưng thực tế số lượng này rất ít. Theo thời gian, các cơn nhịp nhanh không được điều trị cứ kéo dài thường xuyên sẽ làm tim suy yếu, dẫn đến suy tim.
Biến chứng này sẽ tiến triển nhanh hơn nếu bạn bị kèm theo những bệnh tim khác. Trường hợp xấu nhất có thể xảy ra là bất tỉnh hoặc ngừng tim, nên bạn hãy chủ động điều trị theo hướng dẫn.
Bạn nên làm gì bị khi nhịp tim nhanh trên thất?
Nếu bạn đã được chẩn đoán bệnh nhịp tim nhanh trên thất, hãy thảo luận với bác sĩ điều trị các bước mà bạn nên thực hiện để ngăn chặn, xử lý khi có cơn nhịp nhanh xuất hiện đột ngột. Ví dụ, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn thực hiện mẹo như úp mặt vào chậu nước đá, ho mạnh hay làm nghiệm pháp Valsalva, xoa xoang động mạch cảnh để ổn định nhịp tim khi nhịp tim tăng cao kèm biểu hiện khó thở, đau ngực…
Tuy nhiên, những phương pháp này không nên dùng ở người bệnh mạch vành, có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim. Xoa xoang cảnh không áp dụng cho các trường hợp bị đột quỵ trong vòng 3 tháng, tiền sử loạn nhịp thất nghiêm trọng, nên bạn phải hỏi ý kiến bác sĩ thật kỹ càng.
Bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ về những điều cần làm khi bị nhịp nhanh trên thất
Nếu bạn gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng bao gồm chóng mặt, choáng, đau ngực và cảm giác sắp ngất, hãy nằm xuống và gọi cấp cứu ngay để được đưa đến bệnh viện kịp thời. Tại đó, bạn sẽ được đánh giá tình trạng trên điện tâm đồ và quyết định điều trị bằng một trong nhiều phương pháp sau đây.
Lời khuyên về điều trị nhịp nhanh trên thất từ chuyên gia
Xem thêm:
-
Nhịp nhanh kịch phát trên thất: nguyên nhân và cách điều trị bệnh
-
Nhịp nhanh nhĩ đa ổ: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Cách điều trị nhịp tim nhanh trên thất
Thuốc điều trị nhịp nhanh trên thất
Trong điều trị nhịp nhanh trên thất, thuốc giúp giảm triệu chứng bệnh được bác sỹ kê cho bạn sử dụng ở nhà thường là thuốc chẹn beta giao cảm (Betaloc, Betaloc Zok, Nebilet, Concor…), thuốc chẹn kênh canxi… Khi sử dụng thuốc này, bạn cần uống đúng liều, đúng giờ, đúng hướng dẫn vì nếu dùng sai sẽ rất nguy hiểm, chẳng những bệnh không giảm và còn nặng hơn.
Dùng thuốc đúng hướng dẫn để giảm nhịp tim
Đốt điện tim
Đốt điện tim là phương pháp điều trị nhịp nhanh trên thất bằng các sóng điện. Các sóng này sẽ đốt các ổ nhịp bệnh lý để phòng ngừa, điều trị bệnh nhịp tim nhanh trên thất. Chi phí 1 lần đốt khoảng 40-50 triệu. Nhưng sẽ được bảo hiểm y tế thanh toán 1 phần rất lớn. Ví dụ những người được thanh toán 100% thì chi phí phải trả chỉ còn khoảng 2-3 triệu đồng.
Nghiên cứu chỉ ra rằng phương pháp triệt đốt này có cơ hội điều trị bệnh nhịp nhanh trên thất thành công với tỉ lệ từ 80%, thể hiện ở việc các cơn nhịp nhanh không tái diễn hoặc người bệnh không cần dùng thuốc. Nhưng vẫn có khoảng 10-20% nguy cơ tái phát cơn nhịp nhanh trên thất trong vòng 1-2 tháng đầu tiên.
Dùng thảo dược Khổ sâm
Ngoài việc điều trị bằng thuốc, sử dụng kết hợp thực phẩm hỗ trợ điều trị nhịp nhanh trên thất cũng là cách giúp người bệnh sớm khỏi bệnh. Nếu muốn nhịp tim ổn định thì hãy dùng cả dùng thuốc với thực phẩm chức năng (TPCN) có thành phần chính là thảo dược Khổ sâm để tránh các cơn nhịp tim nhanh tái phát. Kiên trì sử dụng Khổ sâm lâu dài không chỉ giúp ổn định nhịp tim mà các triệu chứng như đau ngực, khó thở, tim đập nhanh, mạnh... cũng sẽ giảm theo.
Khổ sâm hiện nay đã được ứng dụng bào chế trong TPCN Ninh Tâm Vương - tự hào là sản phẩm độc đáo từ thiên nhiên, an toàn và hiệu quả cho người rối loạn nhịp tim nhanh như nhịp nhanh nhĩ, nhịp nhanh trên thất, rối loạn thần kinh tim.
TPCN cho người rối loạn nhịp tim từ thảo dược an toàn, hiệu quả
Xem thêm:
-
TPBVSK Ninh Tâm Vương: thành phần, công dụng & cách dùng hiệu quả
-
Top thực phẩm người rối loạn nhịp tim nên ăn gì? để ổn định nhịp tim
Lối sống tích cực, khoa học
Duy trì lối sống lành mạnh, tích cực để giảm thiểu bệnh tim mạch
Khi điều trị nhịp nhanh trên thất, ngoài sử dụng thuốc và điều trị theo đúng liệu trình của bác sĩ thì chế độ sinh hoạt cũng rất quan trọng. Một số dạng nhịp nhanh trên thất sẽ xuất hiện nếu bạn dùng chất kích thích (rượu và cafein), do đó người bệnh tim mạch nói chung và người rối loạn nhịp tim nói riêng phải hạn chế sử dụng cà phê, rượu, thuốc lá.
Ăn uống điều độ, nhiều rau xanh, cá, trái cây tươi, hạn chế dầu mỡ, muối; và tăng cường luyện tập bằng các môn thể dục thể thao vừa sức. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo 1 số liệu pháp thay thế và bổ sung để giảm bớt căng thẳng, điều hòa cơ thể như thiền định, yoga, các kỹ thuật thư giãn. Hãy thay đổi những thói quen không có lợi ngay từ hôm nay để bảo vệ trái tim.
Xem thêm:
-
Nhịp nhanh thất (VT) là gì? Điều trị nhịp nhanh thất hiệu quả
-
Nhịp nhanh kịch phát trên thất: Nhận biết triệu chứng và điều trị
-
Rung thất là gì? Triệu chứng, nguyên & nhân cách điều trị
-
Hội chứng QT dài: nguyên nhân và cách điều trị
Trên đây là thông tin về bệnh nhịp nhanh trên thất và các phương pháp điều trị hiệu quả. Tuy nhiên mỗi 1 người tình trạng bệnh sẽ khác nhau đôi chút. Vì thế, nếu còn điều gì băn khoăn chưa được giải đáp hết thì bạn hãy liên hệ với đội ngũ chuyên gia bằng cách bình luận ngay phía dưới bài viết để được giải đáp một cách nhanh nhất.