Nhịp nhanh kịch phát trên thất là tình trạng nguy hiểm, cấp tính. Vậy nguyên nhân gây nhịp nhanh kịch phát là gì, nguy hiểm như thế nào và có cách nào để chữa bệnh hay không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây!
Bệnh nhịp nhanh kịch phát trên thất là gì?
Nhịp nhanh kịch phát trên thất (hay còn gọi là tim nhanh trên thất) là 1 tên gọi rộng, bao hàm nhiều loại rối loạn nhịp nhanh từ bó His, buồng tim phía trên tâm thất trở lên xuất hiện và kết thúc đột ngột. Bình thường tim đập 60-100 nhịp/phút nhưng khi có cơn tim nhanh trên thất, nhịp tim có thể lên đến 140-250 nhịp/phút hoặc cao hơn.
Về lý thuyết, tim nhanh trên thất sẽ bao gồm nhiều loại rối loạn nhịp nhanh khác nhau như: rung nhĩ, cuồng nhĩ, tim nhanh nhĩ, nhịp nhanh trên thất có vòng vào lại ở nút nhĩ thất... Tuy nhiên trong thực tế, thuật ngữ cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất chỉ bao gồm những cơn tim nhanh bản chất trên thất và có vòng vào lại ở nút nhĩ thất hoặc vòng vào lại nhĩ thất qua đường dẫn truyền phụ.
Do tính chất xuất hiện đột ngột như: tim nhanh vào lại nút nhĩ thất, vòng vào lại đường dẫn truyền phụ nhĩ thất gây tim nhanh trên thất... hầu như tất cả những bệnh nhân mắc bệnh này luôn luôn sống trong cảm giác lo lắng, sợ hãi cơn nhịp nhanh sẽ tái phát bất cứ lúc nào.
Trước đây, tất cả các trường hợp xuất hiện đột ngột cơn tim nhanh với phức bộ QRS hẹp và đều đặn trên bệnh nhân không có bệnh nền được gọi là bệnh Bouveret. Tuy nhiên với sự phát triển của y học ngày nay, các thiết bị thăm dò điện sinh lý học đã giúp bác sĩ hiểu hơn cơ chế hình thành cơn nhịp nhanh. Nhờ vào đó, có thể phân loại được nhịp nhanh kịch phát trên thất và có phương pháp điều trị phù hợp.
Nhịp tim nhanh kịch phát sẽ rơi vào khoảng 140-250 nhịp/phút hoặc cao hơn
Dấu hiệu, triệu chứng nhận biết cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất
Khi cơn nhịp nhanh trên thất kịch phát “ập đến”, hầu hết người bệnh đều có triệu chứng cảnh báo như:
-
Tim đập nhanh và mạnh: nhịp tim tăng cao đột ngột đột ngột (chiếm 88%). Khó bắt mạch ở cổ tay vì quá nhanh, tần số 150 – 180 nhịp/phút hoặc hơn, nhịp nhanh nhưng đều đặn. Cơn có thể kéo dài vài giây, vài phút hay vài giờ, hiếm khi kéo dài hơn và kết thúc cũng đột ngột. Chỉ cần 1 cử động nhẹ cũng khiến tim đập nhanh hơn.
-
Bồn chồn, hồi hộp, trống ngực: gặp ở 95% bệnh nhân.
-
Các biểu hiện khác: gặp ở 93% người bệnh bao gồm chóng mặt, buồn nôn, khó thở, tức ngực, vã mồ hôi, mệt lả gần như sắp ngất và có khoảng 5% bệnh nhân sẽ bị ngất khi có cơn tim nhanh trên thất.
Tuy nhiên, cơn tim nhanh trên thất đến và đi đột ngột nên cũng có những lúc người bệnh không có biểu hiện rõ ràng. Trong trường hợp này, bạn có thể phải làm Holter điện tâm đồ 24 - 72 giờ mới xác định chính xác bệnh.
Nhịp tim tăng cao là dấu hiệu đặc trưng ở người bị nhịp nhanh kịch phát trên thất
Xem thêm:
-
Nhịp nhanh thất (VT) là gì? Điều trị nhịp nhanh thất hiệu quả
-
Nhịp tim nhanh trên thất (SVT) là gì? Nhận biết và điều trị bệnh
Nguyên nhân gây nhịp tim nhanh kịch phát
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nhịp tim nhanh kịch phát bao gồm cả bệnh lý tim mạch, bệnh ngoài tim hay do tác dụng phụ của một số thuốc như:
-
Bệnh tim mạch: Tim bị tổn thương sau một cơn nhồi máu cơ tim, khuyết tật tim bẩm sinh, bệnh cơ tim (cơ tim giãn, phì đại, bệnh cơ tim, viêm cơ tim,...)
-
Dùng các loại thuốc trợ tim như Digoxin, thuốc giãn cơ trơn phế quản như theophylline, Salbutamol.
-
Bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phổi, cường giáp, hạ đường huyết, huyết áp thấp...
-
Mắc hội chứng Wolff-Parkinson-White (WPW)
Bên cạnh đó, cũng có một số yếu tố nguy cơ gây bệnh nhịp tim nhanh kịch phát, bao gồm:
-
Uống nhiều rượu, sử dụng đồ uống có chứa caffeine như cà phê, trà đặc, hút thuốc...
-
Sử dụng một số loại thuốc như thuốc dị ứng hay thuốc ho.
Lạm dụng một số loại thuốc trợ tim cũng có thể là nguyên nhân gây nhịp tim nhanh kịch phát
Phát hiện bệnh nhịp nhanh kịch phát trên thất như thế nào?
Thông thường, bác sĩ có thể dựa vào số liệu trên điện tâm đồ để chẩn đoán chính xác bệnh nhịp nhanh kịch phát trên thất. Tuy nhiên, có một số trường hợp nhịp tim nhanh chóng trở lại bình thường nên điện tâm đồ không có dấu hiệu bất thường, lúc này bệnh nhân sẽ được yêu cầu theo dõi bằng phương pháp Holter trong 24 - 72 giờ tại nhà hoặc tiến hành đo điện sinh tim.
Điều trị nhịp nhanh kịch phát trên thất
Bạn cần khám bác sĩ nếu bị nhịp nhanh thường xuyên
Nếu nhịp nhanh kịch phát trên thất chỉ xuất hiện 1 lần, không có triệu chứng rõ ràng mà tình cờ phát hiện khi đi khám rồi biến mất thì bạn có thể không cần điều trị. Nhưng nếu bạn bị nhịp nhanh thường xuyên, thì ngay khi nghi ngờ cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất xảy ra, bạn cần nhập viện để được bác sĩ điều trị. Sau đó, khi ra viện mục tiêu bạn cần hướng tới sẽ là: điều hòa nhịp tim và ngăn ngừa các cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất tái phát. Và để làm được điều này, bạn cần kết hợp các biện pháp dưới đây:
Điều trị nhịp nhanh kịch phát bằng cách cắt cơn
Khi xuất hiện cơn nhịp nhanh đột ngột thì cần thực hiện các biện pháp cường phế vị để cắt cơn nhịp nhanh kịch phát thất cho người bệnh:
-
Hỗ trợ bệnh nhân hít thở sâu và đều, khi thở ra phải đóng chặt thanh môn (tương tự như khi cố gắng rặn).
-
Xoa xoang cảnh: Xoang cảnh nằm ngang với sụn giáp của cơ thể. Khi bắt đầu xoa sụn giáp, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân nằm nghiêng phần đầu sang một bên. Sau đó dùng ngón tay ấn vào xoang cảnh và day vừa phải. Thực hiện xoa xoang cảnh lần lượt mỗi bên. Lưu ý rằng trước khi xoa xoang cảnh, bác sĩ phải nghe xem động mạch cảnh của bệnh nhân có hẹp không.
-
Ấn nhãn cầu: Đây được xem là biện pháp cắt cơn nhịp nhanh kịch phát hiệu quả. Bác sĩ sẽ yêu cầu nhắm 2 mắt lại và dùng 2 ngón tay cái để lên hốc mắt bệnh nhân. Tiếp đó, tiến hành ấn vào nhẹ nhàng và tăng dần độ mạnh, đồng thời theo dõi nhịp tim. Nếu thấy cơn nhịp nhanh đã ngừng thì dừng ấn lại ngay lập tức.. Lưu ý rằng phương pháp này không thích hợp cho người có tiền sử bị tăng nhãn áp, bệnh võng mạc,... do có nguy cơ gây bong võng mạc nếu thực hiện sai kỹ thuật.
Gọi cấp cứu 115 khi tim đập nhanh đột ngột
Sử dụng thuốc để điều trị nhịp nhanh kịch phát trên thất
Hiện nay để điều trị các nhịp nhanh xuất hiện đột ngột trên thất, các bác sĩ khuyên dùng các loại thuốc điều trị nhịp nhanh kịch phát trên thất sau:
-
Adenosine dạng ống tiêm 6mg: loại thuốc này được tiêm vào tĩnh mạch nền. Khi bơm phải thực hiện nhanh vì thuốc này bán huỷ rất nhanh. Ban đầu chỉ nên tiêm Adenosine 6mg 1 lần, nếu không hiệu quả thì tiêm nhắc lại Adenosine 6mg. Sau đó nếu vẫn không có tác dụng thì dùng 2 ống (12mg Adenosine).
-
Thuốc chẹn Canxi, thuốc chẹn Beta: chỉ dùng khi thuốc Adenosine không đem lại hiệu quả. Khi khám lâm sàng thực tế thì các bác sĩ thường dùng Verapamil (thuốc chẹn kênh Canxi) tiêm vào tĩnh mạch với liều lượng 5-10mg trong 2-3 phút. Còn đối với thuốc chẹn Bêta giao cảm thường là Propranolol hoặc Esmolol dạng tiêm vào tĩnh mạch. Đối với Propranolol thì dùng liều 0,15mg/kg với tốc độ 1mg/phút. Khi sử dụng thuốc chẹn Bêta và thuốc chẹn Canxi thì cần lưu ý kỹ tác dụng phụ cũng như chỉ định của thuốc.
-
Digitalis: khi sử dụng thuốc Digitalis để điều trị nhịp nhanh kịch phát thất có thể khiến xoang cảnh nhạy cảm hơn. Vậy nên trước khi dùng cần hỏi bác sĩ xem có ý định xoa xoang cảnh hay không. Ngoài ra, nên thận trọng khi dùng Digitalis cho người mắc Hội chứng Wolff-Parkinson-White.
-
Amiodarone: nên sử dụng loại thuốc này nếu các thuốc điều trị trên không có tác dụng.
Sau đó, người bệnh có thể được sử dụng các thuốc chẹn bêta giao cảm, Digitalis, hoặc Verapamil... đường uống để dự phòng cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất thái phát. Trong quá trình dùng thuốc, bạn lưu ý theo dõi và thăm khám định kỳ vì việc dùng các thuốc này lâu dài có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.
Dùng sản phẩm chứa thảo dược Khổ sâm để ổn định nhịp tim
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng thảo dược Khổ sâm có tác dụng chống rối loạn nhịp tim thông qua ức chế sự kích thích quá mức của cơ tâm nhĩ, cân bằng nồng độ điện giải tại tế bào cơ tim, thư giãn mạch máu, ổn định hệ thần kinh tim. Chính vì vậy, Khổ sâm giúp làm giảm và ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực, lo âu, bồn chồn hiệu quả cho hầu hết những người đang gặp vấn đề về nhịp tim. Hiện nay tại Việt Nam, Khổ sâm được kết hợp với nhiều thảo dược quý khác như Đan sâm, Hoàng đằng trong sản phẩm viên uống thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Nếu bạn bị nhịp nhanh kịch phát trên thất, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ có chứa thảo dược này để ổn định nhịp tim và giúp phòng ngừa cơn nhịp nhanh tái phát.
Khổ sâm giúp giảm và ổn định nhịp tim do nhịp tim nhanh kịch phát
Can thiệp sốc điện và đốt điện tim
Những trường hợp không thể cắt cơn hoặc ngăn ngừa cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất tái phát bằng thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng phương pháp sốc điện hoặc đốt điện tim:
-
Sốc điện cắt cơn: phương pháp này được thực hiện để cắt cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến huyết động và dẫn đến nguy cơ suy tim, tụt huyết áp. Đây là biện pháp cuối cùng nếu không cắt được cơn nhịp nhanh bằng các loại thuốc trên. Khi sốc điện để cắt cơn thì chỉ cần sử dụng khoảng 50J và đồng bộ.
-
Đốt điện tim bằng sóng năng lượng tần số radio: Đây là phương pháp khá tốn kém, chi phí dao động từ 30-50 triệu/1 lần đốt. Tuy nhiên, phương pháp này lại có hiệu quả khá cao với những người thường xuyên tái phát nhịp nhanh kịch phát trên thất hoặc sử dụng thuốc điều trị nhưng không cải thiện nhiều. Rất may mắn, hiện nay bảo hiểm y tế đã chi trả cho phương pháp này nên chi phí thực tế mà người bệnh phải bỏ ra sẽ thấp hơn nhiều.
Ngoài các cách chữa nhịp nhanh kịch phát trên thất kể trên, người bệnh nên duy trì chế độ ăn, lối sống lành mạnh theo lời khuyên của chuyên gia trong video sau. Những lời khuyên này sẽ giúp tim khỏe hơn, giảm nguy cơ gặp các biến chứng do tim đập quá nhanh gây ra.
Video: Cách chữa nhịp nhanh trên thất hiệu quả từ chuyên gia
Xem thêm:
-
Rung thất là gì? Triệu chứng, nguyên & nhân cách điều trị
-
Hội chứng QT dài: nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh nhịp nhanh kịch phát trên thất có thể coi là bệnh “cấp tính”. Vì thế hãy chủ động trang bị cho bản thân kiến thức về bệnh, cũng như dấu hiệu cảnh báo xuất hiện để kiểm soát nhịp tim, tự tin sống vui khỏe với bệnh này nhé!
Theo nguồn:
-
ncbimedlineplus.gov
-
ncbi.nlm.nih.gov
-
msdmanuals.com
- pkductin.vn