Rung thất hay rung tâm thất là một dạng rối loạn nhịp tim nghiêm trọng cần được can thiệp y tế khẩn cấp. Bởi đây là một trong những dạng rối loạn nhịp tim nguy hiểm, có thể gây tử vong trong thời gian ngắn. 

​​Rung thất là bệnh cần can thiệp y tế khẩn cấp để tránh nguy cơ tử vong

Rung thất là bệnh cần can thiệp y tế khẩn cấp để tránh nguy cơ tử vong

Rung thất là bệnh gì?

Rung thất (Ventricular fibrillation) là một dạng rối loạn nhịp tim nguy hiểm bắt nguồn từ tâm thất. Trong quá trình rung tâm thất, các rối loạn xung điện tim làm cho tâm thất rung lên liên tục, khiến cho tim không thể bơm máu như bình thường. Kết quả là các phần còn lại của cơ thể không được cung cấp đủ máu, dẫn đến nguy cơ tử vong cho người mắc phải.

Đôi khi rung thất bị nhầm với rung nhĩ, bởi cả hai bệnh đều liên quan đến nhịp tim không đều nhưng chúng ảnh hưởng đến các phần khác nhau của tim, chính vì vậy mà mức độ nghiêm trọng và các biến chứng cũng khác nhau.

nhip-tim-nguoi-mac-benh-rung-that-thuong-nhanh-nhung-bom-mau-kem-hieu-qua.jpg

Nhịp tim người mắc bệnh rung thất thường nhanh nhưng bơm máu kém hiệu quả

Nguyên nhân gây rung tâm thất

Nguyên nhân của rung thất không phải lúc nào cũng được tìm ra, nhưng đa số bắt nguồn từ nhịp nhanh thất và các vấn đề tại tim, ngoài tim khác..

Một số yếu tố nguy cơ có thể gây rung thất bao gồm:

  • Tổn thương tim do nhồi máu cơ tim hay nguyên nhân khác như bị sét đánh.Từng có tiền sử mắc cơn rung thất trước đó

  • Bị bệnh tim bẩm sinh

  • Các bệnh di truyền như hội chứng QT dài - ngắn, hội chứng Brugada hay bệnh cơ tim phì đại. Các hội chứng di truyền này có thể gây rung thất trên những bệnh nhân trước đó không có triệu chứng.

  • Sử dụng một số loại thuốc ảnh hưởng đến chức năng tim.

  • Dùng chất kích thích quá liều (ma túy, cocaine, thuốc lắc).

  • Rối loạn về điện giải, đặc biệt là kali, magie.

  • Nhiễm trùng huyết

Triệu chứng của rung thất là gì?

Các dấu hiệu rung thất phổ biến nhất là người bệnh đột ngột ngã quỵ hoặc ngất xỉu vì sự giảm đột ngột lượng máu từ tim bơm tới các cơ quan trong cơ thể, trong đó có não bộ. Khoảng 1 giờ trước khi xảy ra cơn rung thất, một số người bệnh thường xuất hiện các dấu hiệu như:

  • Đau tức ngực, 

  • Nhịp tim rất nhanh kèm đánh trống ngực

  • Chóng mặt,

  • Buồn nôn, 

  • Khó thở.

Đau tức ngực là một trong những triệu chứng của rung thất

Đau tức ngực là một trong những triệu chứng của rung thất

Rung thất có thể tiến triển rất nhanh và gây ra tình trạng ngừng tim, do đó người bệnh cần được chăm sóc y tế kịp thời. Một số dấu hiệu ngừng tim được liệt kê như sau:

  • Mất khả năng phản hồi (không có phản ứng khi vỗ vào vai).

  • Không thở hoặc hơi thở yếu, ngắt quãng.

Rung thất có nguy hiểm không?

Rung thất vô cùng nguy hiểm bởi nó có thể gây đột tử trong vòng vài phút nếu không được cấp cứu kịp thời. Căn bệnh này khiến tim ngừng bơm máu cho cơ thể, gây thiếu máu não và làm tổn thương đến các cơ quan quan trọng. Cùng với đó, huyết áp của người bệnh giảm nhanh và đột ngột khiến người bệnh choáng váng, xây xẩm.

Nguy cơ mắc các biến chứng khác phụ thuộc vào tốc độ và mức điều trị cho người bệnh.

Cách chẩn đoán rung tâm thất 

Chẩn đoán rung thất luôn được xảy ra trong tình trạng khẩn cấp, khi bệnh nhân đã bất tỉnh. Các bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm sau để xác nhận bệnh nhân bất tỉnh do rung thất:

  • Kiểm tra mạch (nhịp tim): Người bệnh rung thất sẽ không có mạch đập hoặc rất yếu.

  • Sử dụng máy theo dõi tim để xem xét nhịp tim người bệnh bình thường hay rối loạn.

Để tìm ra các nguyên nhân gây rung thất, các bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm:

  • Điện tâm đồ: Để theo dõi hoạt động của tim, các tổn thương cơ tim nếu có, nhịp tim bình thường hay bất thường. 

  • Đo men tim: Khi cơn đau tim xảy ra, một số men tim sẽ đi vào máu, làm gia tăng nồng độ trong máu như men troponin I hoặc troponin T và men CK. Xét nghiệm này giúp xác định mức độ tổn thương của tế bào cơ tim.

  • Chụp X-quang ngực: Để xem xét các bất thường trong mạch máu của tim và bóng tim có to hơn bình thường hay không.

  • Siêu âm tim: Siêu âm tim cho những hình ảnh động về tim, giúp bác sĩ xác định bệnh lý liên quan tới cấu trúc tim.

  • Chụp động mạch vành qua ống thông: Việc thông tim cho thấy các mạch máu và sự tuần hoàn bên trong trái tim khi tim đập, giúp bác sĩ phát hiện các vị trí tắc nghẽn của động mạch vành.

  • Chụp CT và Cộng hưởng từ (MRI): Các xét nghiệm hình ảnh này có thể đo phân suất tống máu cũng như các động mạch và van tim. Từ những hình ảnh này bác sĩ cũng có thể xác định xem bệnh nhân có bị đau tim hay không và phát hiện các nguyên nhân bất thường của chứng bệnh suy tim.

Cách xử trí khi gặp cơn rung thất

Trong điều trị rung thất khẩn cấp, trọng tâm chính là khôi phục lưu lượng máu đến các cơ quan càng nhanh càng tốt, bao gồm não. Khi nghi ngờ người thân đang gặp phải cơn rung thất. Người nhà bệnh nhân cần hết sức bình tĩnh, hãy gọi ngay đến cơ sở y tế gần nhất hoặc số 115 để được hỗ trợ khi người bệnh có các triệu chứng sau đây:

  • Ngất xỉu, 

  • Mất ý thức, 

  • Phản xạ kém, 

  • Khó thở hoặc ngưng thở, thở ngắt quãng. 

Tiến hành hô hấp nhân tạo cho người bệnh và sử dụng máy khử rung tim tự động (nếu có) theo hướng dẫn từ nhân viên y tế trong thời gian chờ xe cấp cứu hoặc những hướng dẫn y tế tiếp theo. 

Cách điều trị rung thất 

Sau khi người bệnh thoát khỏi cơn rung thất cấp tính nguy hiểm, các bước tiếp theo sẽ là lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp để ngăn ngừa nguy cơ tái phát rung thất. Các biện pháp điều trị rung thất bao gồm:

Điều trị khẩn cấp cắt cơn nhịp nhanh

  • Hồi sức tim phổi (CPR): Được tiến hành bằng cách dùng tay ép lồng ngực người bệnh với khoảng 100 lần mỗi phút. Sau khoảng hơn 30 lần thực hiện ép ngực, áp dụng thổi ngạt mở khí đạo cho đến khi có xe cấp cứu tới.. Phương pháp này tạo lực lên tim, để tim có thể bơm máu lên não, duy trì chỉ số sinh tồn của cơ thể.

  • Sử dụng máy khử rung tim: Máy khử rung tim có thể kết hợp sử dụng cùng CPR. Thiết bị tạo ra những cú sốc điện qua ngực của bệnh nhân để sốc tim trở lại trạng thái bình thường.

quy-trinh-hoi-suc-tim-phoi-cho-nguoi-bi-rung-that.jpgQuy trình Hồi sức tim phổi cho người bị rung thất

Phương pháp ngăn tái phát cơn rung thất

  • Sử dụng thuốc: Các bác sĩ có thể chỉ định cho bạn các loại thuốc ngay sau khi cấp cứu xong cơn rung thất cấp tính để giúp bạn kiểm soát và ngăn ngừa tái phát. Thuốc chẹn beta thường được sử dụng để ngăn ngừa ngưng tim đột ngột hoặc rung thất. Loại thuốc này giảm bớt khối lượng công việc của tim bằng cách làm cho tim đập chậm hơn và ít lực hơn, ổn định hoạt động điện của tim.

  • Cấy máy khử rung tim (ICD): Đây là thiết bị được đặt vào bên trong cơ thể. ICD giúp theo dõi, phát hiện ra những bất thường của nhịp tim sau đó tạo ra các cú sốc điện để nhịp tim trở về trạng thái bình thường.

  • Nong động mạch vành và đặt stent hoặc phẫu thuật bắc cầu mạch vành: Phương pháp chỉ định cho những người bị rung thất do nhồi máu cơ tim - tình trạng xảy ra khi cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch vành. Nhờ đó giúp khôi phục lưu lượng máu đến tim và giảm nguy cơ rung thất.

  • Đốt điện tim qua ống thông: Phương pháp này sử dụng năng lượng để phá hủy các vùng nhỏ trong tâm thất được xác định là nguyên nhân gây nên các tín hiệu điện bất thường, khiến tim đập nhanh khó kiểm soát.

Thảo dược Khổ sâm chống rối loạn nhịp tim và giảm hồi hộp, trống ngực hiệu quả

Thảo dược Khổ sâm chống rối loạn nhịp tim và giảm hồi hộp, trống ngực hiệu quả

Dùng thảo dược Khổ sâm

Hàng nghìn nghiên cứu trên thế giới cho thấy thảo dược Khổ sâm có tác dụng ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực và ngăn chặn sự các cơn nhịp nhanh đột ngột do rung thất nhờ cơ chế:

  • Giúp thư giãn mạch máu, ngăn chặn phóng thích hormon gây co mạch (tác động tương tự như cách thức nhóm chẹn beta làm giảm nhịp tim) trong các trường hợp căng thẳng, lo lắng quá mức (stress). Đặc biệt, Khổ sâm không gây co thắt phế quản hay hạ nhịp tim quá mức nên giảm thiểu những phản ứng bất lợi cho cơ thể.

  • Cân bằng nồng độ điện giải (ion canxi, natri, kali) tại tế bào cơ tim, 

  • Làm giảm tính kích thích cơ tim, ức chế cơ tâm nhĩ

Người bệnh có thể sử dụng chế phẩm chứa thảo dược Khổ sâm kết hợp cùng với thuốc điều trị để kiểm soát triệu chứng cuồng nhĩ và ngăn tái phát.

Máy khử rung tim ICD ngăn ngừa rung thất tái phát

Máy khử rung tim ICD ngăn ngừa rung thất tái phát

Phòng ngừa cơn rung thất tái phát

Tái khám theo đúng lịch hẹn, làm theo các yêu cầu từ bác sĩ điều trị sẽ giúp bạn kiểm soát và phòng ngừa cơn rung thất tái phát. Một chế độ sinh hoạt phù hợp cũng có thể giúp bệnh tránh xa nguy cơ tái phát căn bệnh này. Bao gồm

  • Sử dụng các loại thực phẩm tốt cho tim mạch như trái cây, ngũ cốc, các loại protein nạc, tránh xa các loại gia vị như muối, đường hay mỡ động vật.

  • Tập luyện thể thao một cách điều độ, thường xuyên mỗi ngày ít nhất 30 phút bằng cách đi bộ hoặc bài tập vừa sức khác.

  • Không sử dụng thuốc lá, đồ uống chứa cồn.

  • Kiểm soát tốt huyết áp và cholesterol bằng thuốc theo đơn của bác sĩ.

Xem thêm:

Rung thất vô cùng nguy hiểm vì có nguy cơ tử vong rất cao. Do đó, bạn nên hiểu rõ căn bệnh này cùng các triệu chứng để phát hiện và có các phương pháp xử trí kịp thời, đảm bảo sức khỏe cho chính bạn và người thân. Ninh Tâm Vương xin chúc bạn và người thân luôn có một trái tim khỏe mạnh, một sức khỏe cường tráng!

Nguồn tham khảo:

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/ventricular-fibrillation

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ventricular-fibrillation/symptoms-causes/syc-20364523