Nhịp tim của con người có thể thay đổi do nhiều yếu tố khác nhau, trong đó tuổi tác là một trong những yếu tố quan trọng. Đối với những người lớn tuổi nhịp tim dễ thay đổi hơn ở những người trẻ. Vậy nhịp tim bình thường của người già bao nhiêu? Cách xử lý rối loạn nhịp tim ở người già như thế nào? Hãy cùng Ninh Tâm Vương tìm hiểu bài viết sau đây nhé!

nhip-tim-thap-o-nguoi-gia-bat-nguon-tu-nhieu-nguyen-nhan-khac-nhau.jpg

Nhịp tim bình thường của người già là bao nhiêu?

Nhịp tim bình thường theo độ tuổi của người già

Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, nhịp tim bình thường của người già là từ 60 đến 80 nhịp/phút. Dưới đây là bảng nhịp tim trung bình khi nghỉ ngơi theo độ tuổi của nam giới và nữ giới.

Tuổi (Năm)

46-55

56-65

Trên 65

Nữ giới (Nhịp/phút)

74-77

74-77

73-76

Nam giới (Nhịp/phút)

72-76

72-75

70-73

Tuy nhiên, nhịp tim của người lớn tuổi khi nghỉ ngơi có thể sẽ khác so với nhịp tim khi họ vận động. Để xác định nhịp tim mục tiêu khi vận động của người cao tuổi, bạn có thể áp dụng phép tính nhanh: 220 - số tuổi của bạn và chỉ lấy từ 50% - 85% con số đó. Nhịp tim bình thường của người lớn tuổi nên được duy trì ở mức ổn định, không nên để quá cao hay quá thấp đều có thể dẫn đến nguy hiểm.

ninh-tam-vuong-la-tpbvsk-duoc-chiet-xuat-tu-tinh-chat-kho-sam-giup-ho-tro-cho-nguoi-bi-roi-loan-nhip-tim.jpg

Nhịp tim bình thường ở người già có thể thay đổi theo từng độ tuổi khác nhau.

Nhịp tim mục tiêu ước tính và nhịp tim tối đa (nhịp tim cao nhất khi tập thể dục mà tim còn chịu đựng được) của người già có độ tuổi từ 45 - 70 như sau:

Độ tuổi (Năm)

Nhịp tim mục tiêu (Nhịp/phút)

 (50-85% nhịp tim tối đa)

Nhịp tim tối đa (Nhịp/phút)

45

88 - 149

175

50

85 - 145

170

55

83 - 140

165

60

80 - 136

160

65

78 - 132

155

70

75 - 128

150

 

Xem thêm: Nhịp tim bình thường là bao nhiêu? Yếu tố nào tác động đến nhịp tim

Hướng dẫn người cao tuổi cách đo nhịp tim 

Có nhiều cách khác nhau để đo nhịp tim của cơ thể, tiện lợi nhất là sử dụng những thiết bị đo nhịp tim hiện nay với độ chính xác cao và nhanh chóng. 

Tuy nhiên, nếu không có thiết bị đo tại nhà, bạn cũng có thể tiến hành đo nhịp tim của người già thủ công bằng những thao tác đơn giản như sau:

  • Dùng 2 ngón tay phải (ngón tay giữa và ngón trỏ) đặt vào cổ tay bên trái, vị trí bên trong cổ tay và ⅓ phía bên ngoài, sau đó bắt đầu đếm số nhịp tim đập trong 10 giây rồi nhân cho 6 hoặc đếm trong 30 giây nhân 2. Bạn cũng có thể thực hiện đo nhịp tim ở một số vị trí khác như: bẹn, ngực, cổ,...

nhip-tim-binh-thuong-o-nguoi-gia-co-the-thay-doi-theo-tung-do-tuoi-khac-nha.jpg

Thời điểm thích hợp nhất để tiến hành đo nhịp tim là khi vừa thức dậy sau một giấc ngủ dài.

Nguyên nhân và cách xử trí rối loạn nhịp tim ở người già

Khi nhịp tim của người cao tuổi nằm ngoài giới hạn bình thường, bác sĩ sẽ cần hỏi thật kỹ về tiền sử bệnh tật và chỉ định làm các xét nghiệm lâm sàng và căn cứ vào từng dạng rối loạn nhịp tim là nhanh hay chậm trước khi quyết định hướng điều trị.

Nhịp tim thấp ở người già

Nhịp tim thấp hay nhịp tim chậm có thể gây tác động nghiêm trọng đến sức khỏe của người cao tuổi như: ngất xỉu, mệt mỏi, chóng mặt, đau ngực và ảnh hưởng trí nhớ. Trước khi điều trị bạn nên xác định được nguyên nhân gây bệnh là gì? Một số nguyên nhân thường gặp gây nhịp tim thấp ở người lớn tuổi:

  • Bệnh rối loạn nhịp tim.

  • Tổn thương ở nút nhĩ thất - AV

  • Bệnh cơ tim giãn

  • Đau tim.

  • Biến chứng sau phẫu thuật tim.

  • Suy giáp.

  • Bệnh lý do viêm mạn tính: gan nhiễm mỡ, đái tháo đường, hen suyễn, viêm khớp dạng thấp, béo phì, bệnh Alzheimer và Parkinson...

  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc chữa bệnh đang sử dụng.

  • Đột quỵ.

  • Hội chứng suy nút xoang.

  • Mất cân bằng hóa học trong cơ thể như canxi, chất điện giải và kali.

Để điều trị bệnh nhịp tim chậm ở người lớn tuổi bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau đây: 

  • Thường xuyên vận động nhẹ nhàng, tập thể dục.

  • Kiểm tra định kỳ huyết áp và lượng cholesterol trong cơ thể.

  • Giữ cho tình thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng.

  • Hạn chế hút thuốc và sử dụng rượu bia.

  • Nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn dùng thuốc  phù hợp nhất cho tình trạng bệnh.

roi-loan-nhip-tim-o-nguoi-lon-tuoi-neu-khong-duoc-kiem-soat-kip-thoi-co-the-dan-den-tu-vong.jpg

Nhịp tim thấp ở người già bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Nhịp tim nhanh ở người già

Khi tham gia hoạt động thể thao vận động nhiều nhịp tim đập nhanh hơn là điều rất bình thường nhưng nếu nhịp tim cao hơn 100 nhịp/ phút ngay khi bạn đang nghỉ ngơi thì đó là một trong những biểu hiện của bệnh nhịp tim nhanh. Đây là căn bệnh nguy hiểm và nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi như: nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tim có thể sẽ ngừng đột ngột và dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện.

Nếu bạn đang cảm thấy tim đập nhanh, chậm bất thường hoặc bỏ nhịp, hồi hộp, trống ngực, lo âu, bồn chồn, hãy gọi ngay tới số 0981.238.219 để được hướng dẫn cách ổn định nhịp tim hiệu quả.

Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh nhịp tim nhanh ở người lớn tuổi không quá rõ ràng nhưng dưới đây là một trong những yếu tố nguy cơ thường gặp nhất:

  • Bị thiếu máu,

  • Rối loạn thần kinh tim, rối loạn thần kinh thực vật

  • Huyết áp cao hay thấp, 

  • Bệnh cường giáp, 

  • Mất cân bằng điện giải, 

  • Sốt cao, 

  • Thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn hay caffein và chất kích thích khác.

  • Tác dụng phụ của thuốc như thuốc điều trị hen, điều trị suy giáp, thuốc chống loạn nhịp

  • Tinh thần không ổn định, thường xuyên căng thẳng và sợ hãi,

  • Luyện tập quá sức.

  • Mắc bệnh tim mạch như thiếu máu cơ tim, hở van tim

  • Từng phẫu thuật tim

Bệnh nhịp tim nhanh ở người lớn tuổi thường được điều trị bằng các loại thuốc để kiểm soát những bệnh lý nền, thuốc giảm nhịp tim hoặc can thiệp, phẫu thuật, cấy máy trợ tim hay đặt máy tạo nhịp tim. 

nhip-tim-binh-thuong-cua-nguoi-gia-la-bao-nhieu.jpg

Người già bị nhịp tim nhanh nên được thăm khám và điều trị sớm

Rối loạn nhịp tim ở người cao tuổi nguy hiểm không?

Nhịp tim bất thường ở người cao tuổi có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm không thể xem thường như: bệnh tim bẩm sinh, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, bệnh mạch vành, cơ tim phì đại, huyết áp thấp, cường giáp, bệnh phổi, tiểu đường,...

Ngoài ra, rối loạn nhịp tim ở người già cũng gây ra nhiều ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe, sinh hoạt hằng ngày và nguy hiểm hơn là tính mạng người bệnh. Một số biến chứng thường gặp của chứng rối loạn nhịp tim ở người cao tuổi bao gồm:

  • Ngất xỉu: hiện tượng nhịp tim đập nhanh kéo dài khiến huyết áp giảm và dẫn đến ngất xỉu. Điều này có thể làm cho người bệnh bị va đập, té ngã và chấn thương nguy hiểm.

  • Tim ngừng đập: đây là biến chứng hiếm gặp nhưng nếu xảy ra thì có nguy cơ dẫn đến tử vong rất cao.

  • Đột quỵ: là biến chứng nguy hiểm nhất của những bệnh liên quan đến tim mạch, bắt đầu là sự xuất hiện của những cơn rung nhĩ, từ đó những cục máu đông sẽ được hình thành dẫn đến tắc mạch máu não, gây yếu, liệt nửa người hoặc toàn thân, nặng hơn có thể khiến bệnh nhân tử vong ngay lập tức.

thoi-diem-thich-hop-nhat-de-tien-hanh-do-nhip-tim-la-khi-vua-thuc-day-sau-mot-giac-ngu-dai.jpg

Rối loạn nhịp tim ở người lớn tuổi nếu không được kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến tử vong

Một số biện pháp kiểm soát nhịp tim ổn định ở người cao tuổi 

Để kiểm soát và ổn định nhịp tim bình thường của người già thì ngoài việc thường xuyên kiểm tra nhịp tim và thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tại những địa chỉ uy tín. Thì bạn có thể kết hợp một số biện pháp sau đây để tăng hiệu quả:

  • Xây dựng chế độ ăn khoa học với đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Tăng cường sử dụng những thực phẩm hỗ trợ tốt cho tim mạch như: rau xanh, trái cây, cá hồi hay các loại hạt.

  • Hạn chế những loại thức ăn chế biến sẵn, đồ đóng hộp.

  • Nên tránh các loại thực phẩm chứa quá nhiều dầu mỡ động vật, sữa béo hay trứng,...

  • Rèn luyện thể thao điều độ, ưu tiên những bài tập nhẹ nhàng phù hợp với người lớn tuổi như đi bộ, chạy bộ, yoga,... Mỗi ngày chỉ nên tập khoảng 30 phút, tránh tập với cường độ cao có thể gây tác dụng ngược lại.

  • Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Giữ cho tinh thần luôn thoải mái vui vẻ, không tạo quá nhiều áp lực cho bản thân.

  • Cân bằng điện giải trong cơ thể và nồng độ ổn định của các ion K+, Mg2+, Ca2+, Na+.

  • Uống đủ nước hằng ngày hoặc có thể uống thêm những loại nước ép từ hoa quả.

  • Thay đổi những thói quen xấu như: hút thuốc, uống rượu bia hay sử dụng các chất kích thích,...

  • Sử dụng những sản phẩm hỗ trợ cho người bị rối loạn nhịp tim chứa Khổ sâm - thảo dược đã được chứng minh có tác dụng ổn định tính dẫn truyền thần kinh tim, làm giảm tính kích thích cơ tim, cân bằng nồng độ điện giải tại tế bào tim, nhờ đó giúp ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực, lo âu, bồn chồn và duy trì mức nhịp tim bình thường cho người lớn tuổi.

nguoi-gia-bi-nhip-tim-nhanh-nen-duoc-tham-kham-va-dieu-tri-som.jpg

Ninh Tâm Vương là TPBVSK được chiết xuất từ tinh chất Khổ Sâm giúp hỗ trợ cho người bị rối loạn nhịp tim

Tìm hiểu chính xác nhịp tim bình thường của người già là điều rất cần thiết và quan trọng. Việc này giúp bạn có thể kiểm soát, khắc phục và phòng tránh kịp thời những vấn đề về tim mạch của người lớn tuổi, đồng thời ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Nếu bạn còn băn khoăn về cách khắc phục rối loạn nhịp tim ở người cao tuổi, liên hệ ngay chuyên gia theo số điện thoại dưới đây:

Nguồn tham khảo:

  • https://www.griswoldhomecare.com/blog/2021/september/normal-heart-rate-for-elderly-adults/.
  • https://jamanetwork.com/journals/jamainternalmedicine/fullarticle/484980.
  • https://www.livestrong.com/article/329264-slow-heart-rate-in-mother-during-pregnancy/.
  • https://www.onhealth.com/content/1/normal_healthy_heart_rate_charts_health_heart