Nhịp nhanh nhĩ là một loại nhịp tim nhanh bất thường hay rối loạn nhịp tim. Bệnh xảy ra khi xung điện điều khiển nhịp tim bắt nguồn từ trong tâm nhĩ (buồng tim phía trên) và nhanh chóng lặp lại khiến tâm nhĩ đập quá nhanh. Để hiểu rõ hơn về bệnh nhịp nhanh nhĩ cũng như mức độ ảnh hưởng đối với sức khỏe, hãy cùng Ninh Tâm Vương tìm hiểu qua bài viết sau.
Nhịp nhanh nhĩ là bệnh rối loạn nhịp tim thường gặp và dễ gây nguy hiểm tới sức khỏe
Nhịp nhanh nhĩ là gì?
Nhip nhanh nhĩ là tình trạng tim đập dồn dập bất thường, hỗn loạn làm cho nhịp tim lên tới 100 - 300 lần/phút, trong khi nhịp tim ở người trưởng thành bình thường từ 60 - 100 nhịp/phút.
Nhịp tim nhanh nhĩ xảy ra do rối loạn hệ thống dẫn truyền điện tim hoặc bất thường trong hoạt động của các buồng tim:
-
Tâm nhĩ gửi hàng loạt tín hiệu điện tim xuống tâm thất.
-
Tắc nghẽn dẫn truyền từ tâm nhĩ xuống tâm thất nhưng buồng tâm nhĩ vẫn tiếp tục phát ra tín hiệu điện tim để duy trì tuần hoàn.
Tất cả các rối loạn nhịp tim xảy ra ở buồng trên của tim được gọi là nhịp tim nhanh trên thất. Nhịp nhanh nhĩ được chia làm 2 loại chính:
-
Nhịp nhanh nhĩ kịch phát: khi cơn nhịp nhanh tự phát xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn và ngưng đột ngột.
-
Nhịp nhanh nhĩ dai dẳng: Cơn nhịp nhanh xảy ra liên tục, kéo dài
Điện tâm đồ EGG của nhịp nhanh nhĩ
Nguyên nhân của bệnh nhịp nhanh nhĩ
Nhịp nhanh nhĩ thường xuất hiện ở những trẻ mắc chứng rối loạn nhịp hay bệnh tim bẩm sinh, đặc biệt là các bé đã từng phẫu thuật tim. Tuy nhiên, trường hợp nhiễm trùng hoặc sử dụng các chất kích thích như rượu bia, ma tuý cũng có thể gây ra tình trạng này. Bên cạnh đó, một số phụ nữ mang thai hoặc khi tập thể thao cũng dễ gặp tình trạng nhịp nhanh nhĩ tăng lên. Đôi khi nhịp nhanh nhĩ cũng xảy ra ở người khỏe mạnh bởi các nguyên nhân sau:
-
Rối loạn điện giải do mất nước, nôn, tiêu chảy: giảm nồng độ kali, magie hoặc tăng nồng độ canxi.
-
Xuất hiện sau một cơn đau tim vừa xảy ra.
-
Sử dụng quá nhiều rượu bia, cocain hay các chất kích thích khác.
-
Gặp phải tác dụng phụ của thuốc trợ tim, thuốc điều trị ung thư...
-
Mắc các bệnh lý toàn thân như nhiễm trùng, bệnh cường giáp, phù phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
-
Sau can thiệp tim mạch: đốt điện tim, thay van tim, nong mạch vành
-
Thường xuyên sử dụng thuốc không kê đơn: thuốc cảm, thuốc dị ứng, thuốc hen, …
-
Người mắc hội chứng WPW (Wolff-Parkinson-White)
Nguyên nhân dẫn tới cơn nhịp nhanh nhĩ rất đa dạng
Triệu chứng thường gặp của bệnh nhịp nhanh nhĩ
Nhịp nhanh nhĩ là một bệnh lý hiếm gặp với những cơn nhịp nhanh có thể xuất hiện đột ngột hay kéo dài. Nó có thể không gây ra bất kỳ dấu hiệu báo trước nào hoặc xuất hiện một số triệu chứng sau ở người mắc:
-
Đánh trống ngực dồn dập, tim đập hỗn loạn
-
Ngất xỉu, choáng váng
-
Tức ngực, đau ngực
-
Khó thở
-
Mệt mỏi
-
Suy giảm khả năng bơm máu của tim gây đau đầu, mệt lả, đau thắt ngực, đi tiểu nhiều hơn
Đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ bị nhịp nhanh nhĩ thì rất khó để xác định triệu chứng vì chúng không có biểu hiện gì. Trẻ đồ mồ hôi, kén ăn, da nhợt nhạt, nhịp tim hơn 100 nhịp/phút là một trong những dấu hiệu để nhận biết cơn nhịp nhanh nhĩ.
Điện tim nhịp nhanh nhĩ thường không gây nguy hiểm hay gây tử vong. Nếu là bệnh nhân đang mắc các bệnh về tim khác thì nếu phát hiện các triệu chứng khó chịu thì nên thăm khám bác sĩ ngay. Các dấu hiệu nhỏ như khó thở, mệt mỏi, chóng mặt, ngất xỉu là cách nhận biết tình trạng sức khỏe đang gặp nguy hiểm. Nếu đột ngột hay thường xuyên gặp phải các triệu chứng trên thì nên tìm đến cơ sở y tế để kiểm tra khẩn cấp.
Triệu chứng bệnh nhịp nhanh nhĩ khó thở, đánh trống ngực
Tìm hiểu thêm:
-
Nhịp nhanh thất (VT) là gì? Điều trị nhịp nhanh thất hiệu quả
Các loại nhịp nhanh nhĩ
Hiện nay, người ta phân loại nhịp nhanh nhĩ ra thành 3 loại phổ biến là:
-
Nhịp tim nhĩ thất tái phát (AVNRT): là loại nhịp nhanh phổ biến nhất, xuất hiện ở cả các giới tính và mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nó diễn ra nhiều hơn ở phụ nữ trẻ.
-
Nhịp tim nhanh nhĩ thất (AVRT): những người trẻ tuổi sẽ dễ mắc loại nhịp tim nhanh nhĩ này hơn.
-
Nhịp tim nhanh nhĩ hay còn gọi là nhịp tim nhanh trên thất, có đối tượng thường mắc phải là những người đang mắc bệnh tim. Khác với 2 loại phía trên có liên quan đến nút AV thì nhịp nhanh nhĩ không có liên kết gì với nút AV.
-
Các loại nhịp tim nhanh khác như: nhịp tim nhanh xoang, nhịp nhanh xoang không phù hợp IST, nhịp tim nhanh đa ổ MAT, nhịp tim nhanh ngoài tử cung JET, nhịp tim nhanh không rối loạn nhịp tim NPJT.
Khi nhịp nhanh nhĩ xảy ra, nhịp tim tăng lên cao, lúc này trái tim không có đủ thời gian làm đầy trước cơn co tiếp theo. Trường hợp này có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm vì sẽ khiến các bộ phận trong cơ thể không nhận đủ máu và oxy từ tim.
Biến chứng nguy hiểm của nhịp nhanh nhĩ
Nhịp nhanh nhĩ kéo dài không ngừng có thể dẫn đến bệnh cơ tim hay suy tim. Loại bệnh lý này sẽ sớm hồi phục khi tình trạng loạn nhịp được kiểm soát. Đôi khi nhịp nhanh nhĩ còn dẫn đến một loại loạn nhịp khác và nghiêm trọng hơn có thể là rung nhĩ. Cùng với đó, người bệnh còn có nguy cơ cao hình thành cục máu đông trong lòng mạch, dễ gây đột quỵ và cơn nhồi máu cơ tim.
Phương pháp điều trị nhịp nhanh nhĩ
Hiện nay, điều trị nhịp nhanh nhĩ thì còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tình trạng bệnh lý nền hoặc những yếu tố kích thích cơn loạn nhịp. Các bác sĩ sẽ dựa vào đó để đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất như:
-
Nghiệm pháp phế vị: người bệnh tạm thời làm chậm nhịp tim bằng cách nín thở, ngâm mặt trong nước đá lạnh hoặc ho mạnh.
-
Sử dụng thuốc: bác sĩ có thể kê cho người bệnh thuốc qua đường uống như thuốc chống loạn nhịp, thuốc chẹn beta giao cảm, chẹn kênh canxi để giảm và ổn định nhịp tim, thuốc chống đông máu hoặc uống bù điện giải giúp kiểm soát nhịp tim cũng như khôi phục chức năng tim trở lại bình thường.
-
Dùng thảo dược Khổ sâm: Nghiên cứu tại đại học Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc cho thấy hoạt chất trong thảo dược Khổ sâm có tác dụng làm thư giãn mạch máu, cân bằng nồng độ điện giải tại tế bào cơ tim, ức chế phóng thích chất gây co mạch, tăng nhịp tim tương tự nhóm thuốc chẹn beta giao cảm, từ đó giúp ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực, khó thở, choáng váng và ngăn ngừa biến chứng của nhịp tim nhanh nhĩ như huyết khối, suy tim.
-
Sốc điện chuyển nhịp: Để thực hiện quá trình này, một cú sốc sẽ được truyền đến tim của người bệnh thông qua máy kích điện. Dòng điện sẽ ảnh hưởng tới các xung điện trong tim và giúp khôi phục nhịp tim bình thường. Bác sĩ có thể đề nghị chuyển nhịp nếu tình trạng không thuyên giảm khi áp dụng các biện pháp cường phế vị hay thuốc.
-
Cắt đốt mô tim phát xung điện phất thường bằng ống thông: với thủ thuật này, bác sĩ sẽ luồn một hoặc nhiều ống thông qua các mạch máu đến tim của người bệnh. Phần điện cực ở đầu ống sử dụng nhiệt hoặc năng lượng cực lạnh để cắt bỏ mô tim phát nhịp bất thường, nhờ đó ngăn chặn các tín hiệu lỗi gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim.
-
Đặt máy tạo nhịp tim: Nếu tình trạng bệnh xảy ra thường xuyên và những phương pháp khác không mang lại kết quả. Khi ấy bác sĩ sẽ chỉ định cấy máy tạo nhịp để tạo ra các xung điện kích thích tim đập với tốc độ bình thường. Với những bệnh nhân mắc nhịp nhanh nhĩ, thủ thuật này được thực hiện sau khi đã cắt bỏ nút nhĩ thất.
-
Điều chỉnh lối sống khoa học: Người bệnh nhịp tim nhanh nhĩ nên hạn chế sử dụng các chất kích thích là yếu tố có thể kích hoạt cơn nhịp nhanh bao gồm rượu bia, cà phê, thuốc lá, chất gây nghiện… Bạn cũng nên tập thể dục vừa sức mỗi ngày bằng các môn thể thao như ngồi thiền, tập yoga, đi bộ, đạp xe, tập hít sâu thở chậm… Các thực phẩm tốt cho quá trình hoạt động của điện tim như trái cây tươi giàu vitamin C (Cam, chanh, bưởi, ổi, táo, chuối), ăn cá ít nhất 2 bữa/tuần, rau xanh theo mùa… cũng nên được bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của bạn.
Phương pháp điều trị nhịp nhanh nhĩ hiệu quả
Phòng ngừa bệnh nhịp nhanh nhĩ
Cách tốt nhất để phòng tránh căn bệnh nhịp nhanh nhĩ là bạn phải xác định nguyên nhân dẫn đến bệnh. Dưới đây là một số lời khuyên của bác sĩ:
-
Chế độ ăn uống sạch, lành mạnh, ăn các thực phẩm tốt cho tim mạch.
-
Thường xuyên tập thể dục.
-
Hạn chế chất kích thích và đồ uống có cồn như thuốc lá, rượu, bia, …
-
Duy trì cân nặng hợp lý.
-
Giải tỏa căng thẳng.
-
Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.
-
Không sử dụng thuốc bừa bãi.
Dưới đây là tài liệu cụ thể tất cả các thông tin về bệnh nhịp nhanh nhĩ mà bạn có thể tham khảo để biết thêm những thông tin chuyên sâu hơn:
Xem thêm:
-
Tim đập nhanh là gì? Điều trị nhịp tim nhanh hiệu quả
Trên đây là các thông tin chia sẻ về nhịp nhanh nhĩ là gì cũng như nguyên nhân và cách điều trị đang được áp dụng hiện nay. Theo đó, bệnh lý này cần được phát hiện, điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm đến tim mạch về sau.
Nguồn tham khảo:
- https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/atrial-tachycardia#
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/atrial-tachycardia/cdc-20355258