Rung nhĩ là bệnh lý tim mạch nguy hiểm và được coi là nguyên nhân gây nên khoảng 5% ca đột quỵ và khoảng 100.000 trường hợp nhồi máu não, chiếm 25% tổng số ca đột quỵ não hàng năm. Do đó, bệnh nhân cần hiểu rõ bệnh lý tim mạch này để có biện pháp ngăn ngừa và điều trị kịp thời.
Rung nhĩ là được coi là nguyên nhân gây nên khoảng 5% ca đột quỵ mỗi năm
Rung nhĩ là bệnh gì?
Rung nhĩ hay rung tâm nhĩ là tình trạng rối loạn nhịp tim xảy ra do buồng tim phía trên (tâm nhĩ) đập hỗn loạn và không có sự đồng bộ nhịp đập với hai buồng tim phía dưới (tâm thất). Đây là dạng rối loạn nhịp tim nguy hiểm và gây ra khoảng 100.000 các trường hợp nhồi máu não mỗi năm trên thế giới, chiếm khoảng 25% theo thống kê.
Ở người bình thường, nút nhĩ thất sẽ lọc xung điện từ nhĩ xuống thất. Tuy nhiên, đặc trưng của rung nhĩ là tâm nhĩ không co bóp nhịp nhàng để đẩy máu xuống thất mà lại rung lên, dẫn đến phát xung động điện trở nên bất thường và tần số tâm nhĩ có thể lên đến 300-600 nhịp/phút. Điều này sẽ khiến cho tim co bóp không hiệu quả và dẫn đến tình trạng đông máu và hình thành những cục máu đông nhỏ trong tim. Bởi ở người rung nhĩ thì dòng máu trong tâm nhĩ không được tống xuống thất hoàn toàn nên nó sẽ lưu chuyển quanh co trong tâm nhĩ.
Có 4 dạng rung nhĩ chính được chia theo tần suất và thời gian của cơn loạn nhịp bao gồm:
-
Rung nhĩ kịch phát: Các triệu chứng tự xuất hiện và tự mất đi, cơn rung nhĩ kéo dài từ vài phút đến vài giờ, thậm chí cả tuần. Các đợt có thể xảy ra lặp đi lặp lại. Một số người bệnh bị rung nhĩ dạng này cần phải điều trị.
-
Rung nhĩ dai dẳng: Sau cơn nhịp nhanh, nhịp tim không tự trở về bình thường, người bệnh cần dùng thuốc hoặc biện pháp can thiệp khác để khôi phục lại nhịp tim bình thường.
-
Rung nhĩ bền bỉ: Là loại rung nhĩ kéo dài liên tục hơn 12 tháng
-
Rung nhĩ vĩnh viễn: Ở những người mắc rung nhĩ dạng này, tình trạng rối loạn nhịp tim không thể phục hồi, người bệnh cần dùng thuốc thường xuyên để duy trì nhịp tim ổn định và ngăn ngừa hình thành cục máu đông.
Đặc trưng của rung nhĩ là tâm nhĩ không co bóp nhịp nhàng để đẩy máu xuống thất mà lại rung lên
Nguyên nhân của bệnh rung nhĩ
Rung nhĩ là dạng rối loạn nhịp tim phổ biến trên lâm sàng gây ra bởi các vấn đề về cấu trúc tim hoặc các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dẫn truyền điện tim, bao gồm các bệnh lý tại tim, bệnh lý ngoài tim và lối sống sinh hoạt như sau:
-
Người mắc bệnh động mạch vành
-
Có tiền sử nhồi máu cơ tim (đau tim)
-
Mắc dị tật tim bẩm sinh
-
Mắc bệnh hẹp, hở van tim
-
Người huyết áp cao
-
Bị các bệnh về phổi: viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn
-
Căng thẳng về thể chất do phẫu thuật hoặc các bệnh khác
-
Từng phẫu thuật tim
-
Bị hội chứng nút xoang
-
Mắc chứng ngưng thở lúc ngủ
-
Bị bệnh tuyến giáp như cường giáp, basedow, nhược giáp và các bệnh mất cân bằng chuyển hóa khác
-
Sử dụng chất kích thích như caffeine, thuốc lá và rượu
-
Gặp tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị
-
Nhiễm virus
Ngoài ra, còn có một số yếu tố nguy cơ mắc rung nhĩ cao hơn bình thường cần được quan tâm như:
-
Tuổi tác: càng lớn tuổi, nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ càng cao
-
Người có tiền sử bệnh tim, đau tim, từng phẫu thuật tim, suy tim, mạch vành, huyết áp cao...
-
Uống rượu thường xuyên: Rượu là yếu tố kích hoạt cơn rung nhĩ nên uống càng nhiều rượu càng dễ bị rung nhĩ.
-
Béo phì, thừa cân
-
Tiền sử gia đình mắc rung nhĩ.
Người có tiền sử cao huyết áp cũng có thể là yếu tố nguy cơ tăng khả năng mắc rung nhĩ
Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh rung nhĩ
Tuỳ vào độ tuổi, bệnh lý nền gây rung nhĩ và mức độ ảnh hưởng của rung nhĩ đến sự co bóp của tim mà các triệu chứng xuất hiện khác nhau tùy trường hợp. Nhiều bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng ngay khi vừa mắc rung nhĩ, một vài trường hợp khác lại hoàn toàn không có triệu chứng.
Một số triệu chứng của rung nhĩ cần chú ý như:
-
Cảm giác tim đập nhanh, rung trong lồng ngực, đập thình thịch. Người bệnh mô tả cảm giác của họ khi có cơn rung nhĩ là “trái tim tôi bật lên, loạn nhịp và có cảm giác như nó đang đập vào thành ngực, đặc biệt khi tôi xách đồ lên cầu thang hoặc cúi xuống”.
-
Đánh trống ngực
-
Nhịp tim không đều, có khi nhanh hoặc chậm hơn bình thường.
-
Đau tức hoặc xuất hiện cảm giác nặng ngực.
-
Hồi hộp, tiểu tiện nhiều lần.
-
Cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng, cơ thể mệt mỏi, uể oải (triệu chứng phổ biến nhất).
-
Choáng váng, lâng lâng
-
Thở nông, khó thở
-
Giảm khả năng đáp ứng những hoạt động thể lực hàng ngày.
Đau tức ngực có thể là triệu chứng của rung nhĩ
Cách chẩn đoán bệnh rung nhĩ
Một số người bệnh không hề biết mình bị rung nhĩ cho đến khi đi khám và làm các xét nghiệm liên quan tới tim. Để có thể chẩn đoán chính xác bệnh rung nhĩ, bệnh nhân có thể thực hiện một số xét nghiệm như sau:
-
Đo điện tâm đồ: một xét nghiệm thường quy giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý về tim mạch.
-
Holter điện tâm đồ: một thiết bị di động nhỏ gắn trên người bệnh nhân giúp theo dõi nhịp tim liên tục trong thời gian dài. Bệnh nhân có thể được chỉ định dùng Holter điện tâm đồ trong vòng 1-7 ngày hoặc vài tuần để cung cấp những thông tin chính xác về sự thay đổi của nhịp, kể cả những khi không hoạt động.
-
Siêu âm tim: giúp phát hiện những bệnh lý về cấu trúc tim có thể dẫn đến rung nhĩ.
-
Nghiệm pháp X-quang ngực: xét nghiệm này giúp bác sĩ giải thích cụ thể hơn những triệu chứng cũng như dấu hiệu của rung nhĩ.
-
Xét nghiệm máu: giúp phát hiện chính xác bệnh lý nền hoặc những yếu tố nguy cơ khác có thể dẫn đến rung nhĩ.
-
Máy ghi vòng lặp sự kiện tim (Event recorder): thiết bị này tương tự như máy Holter nhưng nó chỉ ghi lại điện tâm đồ ECG tại một số thời điểm nhất định, mỗi lần vài phút. Thời gian theo dõi trong vài tuần hoặc vài tháng…
-
Nghiệm pháp căng thẳng: Bao gồm các bài kiểm tra hoạt động của tim khi bạn tập trên máy chạy bộ hoặc đạp xe.
Xét nghiệm máu giúp phát hiện chính xác bệnh lý nền gây nên rung nhĩ
Điều trị bệnh rung nhĩ như thế nào?
Tuỳ thuộc vào triệu chứng, nguyên, thời gian bạn mắc rung nhĩ mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp. Trước khi bắt đầu điều trị rung nhĩ, bác sĩ sẽ thiết lập các mục tiêu như sau:
-
Phòng ngừa biến chứng đột quỵ bằng cách ngăn chặn hình thành cục máu đông
-
Ổn định lại nhịp tim
-
Kiểm soát nhịp tim lâu dài
Để có thể đưa ra giải pháp tốt nhất cho tình trạng rung nhĩ của bạn, bác sĩ sẽ thảo luận với bạn và đưa ra hướng điều trị phụ hợp. Một số phương pháp điều trị rung nhĩ phổ biến hiện nay như:
Điều trị bằng thuốc
Để kiểm soát những cơn rung nhĩ cũng như ngăn ngừa những biến chứng mà bệnh lý tim mạch này gây nên, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn một số loại thuốc như:
-
Thuốc chống rối loạn nhịp tim: thuốc có tác dụng kiểm soát những cơn rối loạn nhịp tim và duy trì nhịp tim bình thường. Tuy nhiên, loại thuốc này ít được sử dụng vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ.
-
Thuốc chẹn beta: có tác dụng làm chậm nhịp tim khi bệnh nhân gặp phải những cơn nhịp tim nhanh.
-
Thuốc chẹn canxi: có tác dụng kiểm soát nhịp tim. Tuy nhiên, những bệnh nhân huyết áp thấp hoặc suy tim không nên sử dụng loại thuốc này.
-
Thuốc chống đông máu: warfarin (Jantoven), apixaban (Eliquis), dabigatran (Pradaxa), edoxaban (Savaysa) và rivaroxaban (Xarelto). Thuốc được chỉ định để hạn chế những tổn thương đến những cơ quan khác và đột quỵ do cục máu đông gây nên. Đối với thuốc warfarin, bạn cần được theo dõi tác dụng thuốc thường xuyên bằng cách xét nghiệm máu.
-
Digoxin: có tác dụng kiểm soát nhịp tim khi nghỉ ngơi và không nên tốt khi sử dụng trong khi hoạt động.
Điều trị bằng liệu pháp chuyển nhịp
Có hai phương pháp chuyển nhịp trong cấp cứu điều trị rung nhĩ để đưa nhịp tim về bình thường một cách nhanh chóng bao gồm:
-
Thuốc trợ tim: thuốc có tác dụng thiết lập lại nhịp tim bằng cách uống hoặc được đưa qua đường tĩnh mạch.
-
Sốc điện: phương pháp này được thực hiện bằng cách dán những miếng điện cực lên ngực và gửi những cú sốc điện đến tim để thiết lập lại nhịp bình thường.
Khi bệnh nhân bắt đầu xuất hiện những triệu chứng và các đợt rung nhĩ đầu tiên, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các thủ thuật chuyển nhịp tim để thiết lập lại nhịp tim bình thường. Đây là phương pháp có thể thực hiện trong những tình huống khẩn cấp hoặc thực hiện theo lịch trình và quá trình điều trị của bác sĩ. Trước khi thực hiện, bệnh nhân có thể được tiêm các loại thuốc chống đông máu để ngăn ngừa đột quỵ và chống huyết khối.
Những bệnh nhân sau khi thực hiện liệu pháp chuyển nhịp tim bằng các sốc điện sẽ cần phải được kê đơn và sử dụng thuốc chống rối loạn nhịp tim lâu dài để phòng ngừa những đợt rung nhĩ tái phát, hay thậm chí đã sử dụng thuốc thì vẫn có nguy cơ xuất hiện rung nhĩ.
Điều trị bằng thủ thuật đặt ống thông hoặc phẫu thuật
Sau khi đã thử qua một số liệu pháp điều trị hoặc không mang lại nhiều hiệu quả sau khi sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định một số thủ thuật loại bỏ những tín hiệu tim bất thường như:
-
Đốt điện tim: Bác sĩ đưa một ống thông mềm thông qua mạch máu để vào tim của bệnh nhân. Lúc này, các cảm biến trên đầu ống thông sử dụng nhiệt lượng nóng (năng lượng tần số vô tuyến) hoặc lạnh (áp lạnh) để có thể phát hiện và ngăn chặn các tín hiệu bất thường.
-
Phẫu thuật maze: bác sĩ sẽ tạo nên một mô hình mô sẹo (maze) trong các buồng trên của tim bằng cách sử dụng dao mổ hoặc năng lượng nhiệt. Những mô hình mô sẹo này có tác dụng cản trở những tín hiệu tim bất thường gây ra rung nhĩ.
-
Cắt bỏ nút nhĩ thất (AV): bác sĩ sẽ loại bỏ những tín hiệu điện qua nút nhĩ thất bằng cách dùng năng lượng cao tần để phá hủy các mô tim xung quanh nút này. Sau khi thực hiện thủ thuật này, bệnh nhân có thể cần phải đặt máy tạo nhịp tim.
-
Đặt ống thông: thủ thuật này có tác dụng ngăn ngừa những cục máu đông bằng cách đặt một ống thông để bịt kín một túi nhỏ trong buồng tim phía bên trái, nơi hình thành những cục máu đông do rung nhĩ. Liệu pháp này thường được chỉ định cho những bệnh nhân không thể sử dụng thuốc chống đông máu.
Bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị bệnh rung nhĩ
Sử dụng thảo dược Khổ sâm
Bên những phương pháp điều trị rung nhĩ bằng y khoa ở bên trên, bạn có sử dụng song song một số loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng tốt cho tim mạch để nâng cao hiệu quả trong quá trình điều trị và hạn chế các tác dụng phục do các loại thuốc kiểm soát rung nhĩ gây nên. Khổ sâm, từ lâu đã được biết đến là loại thảo dược quý không thể thiếu trong điều trị rối loạn nhịp tim nói chung và rung nhĩ nói riêng.
Theo nghiên cứu của Đại học Cáp Nhĩ Tân tại Trung Quốc, rễ Khổ sâm có chứa lượng lớn oxymatrine, một hoạt chất có công dụng điều hòa nồng độ các chất điện giải ở cơ tim từ đó mang lại hiệu quả ổn định điện thế cho tim. Từ đó, Khổ sâm có thể mang lại nhiều công dụng như giảm tần suất xuất hiện của những cơn rối loạn nhịp tim, kiểm soát nhịp tim bất thường và ngăn ngừa những biến chứng do rối loạn nhịp tim hay rung nhĩ gây nên.
Ninh Tâm Vương là thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ cho người nhịp tim nhanh có thành phần chính là Khổ sâm
Biến chứng rung nhĩ nguy hiểm chớ chủ quan
Rung nhĩ là dạng rối loạn nhịp tim cực kỳ nguy hiểm và gây nên nhiều biến chứng, đặc biệt là nguy cơ hình thành cục máu đông gây đột quỵ.
Khi cục máu đông này có thể di chuyển xuống tâm thất và đi đến các cơ quan khác trong cơ thể, nó có thể gây tắc mạch máu não, tắc mạch vành, động mạch phổi hay thậm chí là đột quỵ cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Có khoảng 15-20% người bị đột quỵ có tiền sử mắc rung nhĩ. Bên cạnh đó, rung nhĩ còn làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp 5 lần ở người mắc và tăng gấp đôi nguy cơ tử vong do tim ở người mắc.
Đối với những bệnh nhân cao tuổi hoặc có bệnh nền như cường giáp, tăng huyết áp, giảm chức năng tâm thu thất trái, bệnh nhân có tiền sử bị đột quỵ hoặc có van tim do thấp sẽ có nguy cơ bị đột quỵ hoặc tái đột quỵ cao hơn bình thường.
Bên cạnh đó còn có một số trường hợp có thể gây hoại tử và rối loạn chức năng các cơ quan khác do cục máu đông gây tắc mạch như động mạch thận, động mạch chi, động mạch vành, động mắt hay động mạch mạc treo.
Việc tâm nhĩ không co bóp còn có thể gây gây giảm cung lượng tim so với tần số bình thường khoảng 10%. Bệnh nhân chỉ có thể dung nạp tốt vấn đề giảm cung lượng tim trừ phí bệnh nhân đã có sẵn cung lượng tim thấp, ở mức ranh giới hoặc tần số thất quá nhanh (trên 140 lần/ phút). Những trường hợp này có thể khiến tình trạng suy tim trở nên nghiêm trọng hơn.
Cục máu đông do rung nhĩ gây nên có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm
Một số biện pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh rung nhĩ
Để có thể mang lại hiệu quả điều trị cũng như có thể phòng ngừa bệnh rung nhĩ tốt nhất, bệnh nhân cần bổ sung thêm một số biện pháp chăm sóc bản thân như:
-
Tăng cường vận động thể chất bằng những bài tập thể dục đều đặn, phù hợp với sức khỏe cơ thể.
-
Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh với nhiều chất dinh dưỡng từ rau tươi, trái cây, đậu, ngũ cốc… Song song với đó là hạn chế sử dụng chất béo, những thực phẩm không tốt như bánh ngọt, mỡ động vật, thực phẩm đóng hộp và nên ăn ít muối.
-
Duy trì cân nặng ở mức hợp lý vì thừa cân, béo phì luôn là nỗi lo của những bệnh lý tim mạch.
-
Hạn chế uống rượu, bia, chất kích thích, không sử dụng thuốc lá và tránh những môi trường có nhiều khói thuốc.
-
Kiểm soát huyết áp và cholesterol ở mức ổn định bằng thuốc, thói quen sống hàng ngày.
-
Thăm khám và theo dõi bệnh định kỳ tại các cơ sở ý tế để có thể phát hiện, điều trị bệnh kịp thời.
-
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp nâng cao hiệu quả điều trị rung nhĩ
Rung nhĩ nói riêng hay những bệnh lý về rối loạn tim mạch nói chung đều là những trường hợp hết sức nguy hiểm, dù bạn đang ở độ tuổi nào. Đối với những bệnh nhân rung nhĩ, đột quỵ luôn là mối nguy hại có thể rình rập và tấn công bất kể lúc nào. Do đó, cần có những biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh kịp thời để hạn chế các biến chứng do bệnh lý này gây nên.
Xem thêm:
-
Nhịp nhanh nhĩ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
-
Cuồng nhĩ là gì? Nguyên nhân - cách điều trị cuồng nhĩ
-
Điều trị hội chứng wolff-parkinson-white (WPW) - Hội chứng wpw
-
Hội chứng Brugada là gì? Dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh
Nguồn tham khảo:
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/atrial-fibrillation/symptoms-causes/syc-20350624
- https://www.nhs.uk/conditions/atrial-fibrillation/
- https://www.heart.org/en/health-topics/atrial-fibrillation/what-is-atrial-fibrillation-afib-or-af