Bài viết sau sẽ cung cấp cho những người bệnh tim, tiểu đường những thông tin nóng về dịch viêm phổi do virus corona nhằm phòng tránh sự lây lan bệnh và có biện pháp bảo vệ mình khỏi virus hiệu quả.

Covid-19 là tên gọi chính thức của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona, theo tổ chức Y Tế thế giới (WHO). Bệnh được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Đến nay dịch bệnh đã lan ra nhiều thành phố của Trung Quốc và 27 quốc gia/ vùng lãnh thổ trên thế giới ghi nhận trường hợp mắc. Trong đó có Việt Nam tính đến ngày 12/02/2020 có 15 trường hợp mắc, với 7 trường hợp đã điều trị khỏi và 700 trường hợp có tiếp xúc gần với người nhiễm covid-19 đang được theo dõi và cách ly.

Trước tình hình dịch bệnh diễn ra, có một lượng lớn các nguồn thông tin liên quan tới phòng tránh lây lan, và cả những cảnh báo về bệnh khiến cho mọi người cảm thấy hoang mang lo lắng, điều này ảnh hưởng không tốt tới cả tâm lý cũng như kinh tế của người bệnh. Chính vì điều này mà Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Đông Tây đã mời đến trường quay TS.BSCKII Đặng Thị Vân - phó khoa chống độc BV Bạch Mai để làm rõ những vấn đề nóng lên quan tới dịch covid-19 ngay sau đây.

BS Đặng Thi Xuân trong buổi tư vấn cách phòng virus corona cho người bệnh tim mạc

BS Đặng Thi Xuân trong buổi tư vấn cách phòng virus corona cho người bệnh tim mạc

Virus corona không lơ lửng trong không khí như chúng ta tưởng

Bs Vân cho biết kích thước của virus corona là khá lớn; nhiều loại virus nếu rất nhỏ thì có thể bay lơ lửng trong không khí, mình hít phải là bị bệnh. Nhưng kích thước của coronavirus này khá to; cho nên nó chỉ đi theo giọt bắn từ dịch hô hấp như nước bọt, nước mũi khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới thì giọt bắn có thể văng xa từ 1-3m, mà trung bình là 2m. Vì virus lây theo giọt bắn nên nó không thể lơ lửng trong không khí. Để lây nhiễm virus corona thì người làng phải tiếp xúc với dịch hô hấp của người bệnh trực tiếp hoặc gián tiếp. Chính vì vậy khuyến cáo đeo khẩu trang và rửa tay được đưa ra để hạn chế tiếp xúc với nguồn virus.

Có phải chỉ nên dùng khẩu trang y tế và khẩu trang N95 để ngăn chặn lây lan virus?

Theo TS Vân thì không phải khi nào cũng phải dùng khẩu trang y tế hay N95, và có thể dùng khẩu trang vải để phòng lây nhiễm.

Khẩu trang N95 dùng cho những người đi vào vùng dịch, những người tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh, người trong phòng thí nghiệm, những người tiếp xúc với bệnh nhân. Khẩu trang y tế dùng ở những chỗ có nguy cơ nhiễm bệnh cao, như khi vào bệnh viện đi khám bệnh, đi thăm người ốm, những nhân viên y tế có tiếp xúc với bệnh nhân, hay tiếp xúc với người bị ho, sốt. Trước kia khi mới nghe khuyến cáo về dịch bệnh covid -19, mọi người rất lo lắng nên đi tìm mua bằng được khẩu trang y tế để dùng ở tất cả mọi nơi. Tuy nhiên tổ chức y tế thế giới cho biết, nếu mình đến những chỗ toàn người khoẻ mạnh; không có nguy cơ gì, không quá là xô bồ, không quá đông; không có nguy cơ cao nhiễm virus corona thì dùng khẩu trang vải bình thường cũng được, vì covid-19 lây qua giọt bắn.

Sử dụng khẩu trang như thế nào là đúng cách?

Khẩu trang y tế thường nó có hai mặt, mặt bên ngoài đa số có màu xanh, một số loại bên ngoài có màu đen, bởi trong khẩu trang đó còn có than hoạt tính. Mặt mà chúng ta nên đeo ra bên ngoài là mặt không ngấm nước, nhìn bóng hơn, để khi tiếp xúc với các giọt bắn nó không ngấm vào trong. Còn mặt trông màu xốp trắng là mặt có thấm nước, để không may mình có hắt hơi, hoặc những giọt tiết, hơi thở của mình ngấm vào khẩu trang chứ không đọng lại làm ướt mắt người dùng. Còn ở giữa 2 lớp này còn có lớp kháng khuẩn, là lớp để ngăn vi khuẩn, virus có kích thước lớn, chẳng hạn như virus corona

Khi đeo khẩu trang bạn cần lưu ý: thứ nhất là mặt xanh ra ngoài, thứ hai là khi chúng ta đeo khẩu trang phải trùm hết cả mũi, khi đeo xong nên bóp gọng trên mũi để khẩu trang ôm sát mũi. Nên nhớ đây là khẩu trang đeo một lần, dùng xong thì chúng ta kéo xuống dưới và cầm phần dây cho vào sọt rác, chứ không phải sử dụng xong là cho vào túi sau đó lấy ra dùng lần 2, lần 3 là không được.

Bạn vẫn có thể dùng khẩu trang vải để phòng tránh sự lây nhiễm corona virus

Bạn vẫn có thể dùng khẩu trang vải để phòng tránh sự lây nhiễm corona virus

Có nhất thiết phải dùng nước rửa tay khô? Lưu ý khi rửa tay (cách rửa, nên rửa bằng loại nào)

BS Vân cho biết đeo khẩu trang là cách để ngăn chặn đường lây trực tiếp của virus qua giọt bắn, vậy khi giọt bắn này rơi xuống mặt bàn, tay nắm cửa, máy tính, điện thoại, đôi khi còn cả tiền nữa thì chúng ta phòng tránh bằng cách nào? Vì với những virus thông thường có thể tồn tại trên bề mặt bên ngoài khoảng 5 - 6 tiếng, còn virus corona tồn tại trên bề mặt kim loại được 12 tiếng. Đó chính là việc phải rửa tay thường xuyên để giữ bàn tay sạch. Nếu rửa tay trong bệnh viện thì nhân viên y tế dùng dung dịch sát khuẩn. Trong thời điểm có dịch thì chúng ta phải rửa bằng nước sát khuẩn hoặc xà phòng chuyên dụng. Còn nếu bạn ở nhà thì chỉ cần rửa bằng xà phòng thông thường nhưng cần rửa lâu ít nhất 20s. Ở những nơi không có nước để rửa tay thì mới nên dùng nước rửa tay khô và khi rửa phải tuân thủ 6 bước theo hướng dẫn của Bộ y tế, cũng như lấy số lượng dung dịch vừa đủ tầm 1-2 ml . Bạn cũng có thể dùng cồn trên 60% để sát khuẩn tay cũng được.

Vai trò của việc giữ nhà cửa thông thoáng, vệ sinh các vật dụng hàng ngày là gì?

Đó là hạn chế sự lây nhiễm một cách tối đa. Bạn có thể sát khuẩn vật dụng hàng ngày (chìa khóa, điện thoại, tiền...) bằng chính dung dịch sát khuẩn tay, nếu những vật dụng không thể rửa bằng nước thì có thể sát khuẩn bằng cồn. Ngoài ra, ở những nơi công cộng như thang máy, tay nắm cửa, bàn làm việc, cũng cần được sát khuẩn vài giờ một lần.

Bởi vì virus này thường phát triển trong môi trường lạnh và kém thông gió, khoảng 22 độ trở xuống là môi trường rất là tốt cho virus này. Vì vậy, chúng ta cần giữ nhà thông thoáng, ấm. Một trong những kinh nghiệm điều trị SARs của Việt Nam ngày xưa là mở hết cửa ra, thậm chí các bác sĩ còn áp dụng cả đông tây y là đốt bồ kết, sả nữa, vì khi dùng điều hòa, mọi thứ đóng kín thì nguy cơ nhiễm bệnh lại cao hơn. Tốt nhất, nếu có nắng thì nên phơi nắng nhà cửa, quần áo, vật dụng, hoặc trời nồm ẩm thì có thể sấy.

Có nên dùng tinh dầu sát khuẩn để phòng virus corona không?

BS Vân cho biết: Những loại tinh dầu đó có khả năng sát khuẩn được hay không được thì bản thân tôi không dám nói. Nhưng nếu để diệt virus thì phải là đồ chuyên dụng và đủ tiêu chuẩn mới sát khuẩn được, điển hình là nồng độ cồn 60 độ trở lên. Còn cách để diệt virus tốt nhất tại nhà là tạo không khí thông thoáng, và có thể dùng các tinh dầu trên để giúp làm thông thoáng nhà cửa.

Xông tinh dầu chỉ giúp nhà cửa thoáng hơn chứ không diệt được virus corona

Xông tinh dầu chỉ giúp nhà cửa thoáng hơn chứ không diệt được virus corona

Có nên sử dụng vitamin C đường uống để tăng cường sức đề kháng?

Rõ ràng vitamin C góp phần làm tăng sức đề kháng, nhưng không phải đến lúc này ta mới ép cơ thể mình là bằng mọi giá phải hấp thu. Điều này rất khó thực hiện, bởi mọi thứ nó đều phải có lộ trình, chứ cái gì quá nhiều cũng đều không tốt. Kể cả vitamin cũng có liều chứ không phải là cứ lúc nào mình đổ vào là được. Tốt nhất nên cung cấp vitamin từ tự nhiên, ví dụ như vitamin C thường có trong cam, bưởi, nên tăng cường các loại thực phẩm này, chứ không phải dùng thuốc vitamin C liều cao để điều trị. Bên cạnh đó, bạn cũng cần bổ sung các vitamin và dưỡng chất khác cho cơ thể, chúng có trong các loại thực phẩm như rau súp lơ, rau cải xanh sẫm màu, các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều...

Lưu ý khi dùng thuốc cho người bệnh tim mạch

Với người bệnh tim mạch như mạch vành, mỡ máu cao, tăng huyết áp, suy tim… thì việc dùng thuốc là điều cần thiết. Tuy nhiên dùng như thế nào thì cần được bác sỹ điều trị hướng dẫn cụ thể. Ví dụ mỗi cái bệnh nhân nó có nhịp tăng huyết áp khác nhau, có những người hay tăng buổi sáng, có những người hay về trưa, có người hay về chiều. Thế thì không phải bệnh nhân nào mình cũng khuyên là cứ sáng dậy là chào buổi sáng là một viên thuốc huyết áp. Bởi vì khi người ta phải đo như thế người ta mới biết là cái nhịp của người ta hay tăng vào lúc nào. Thì viên thuốc đó, mình phải uống dịch dịch vào cái lúc hay tăng để đến khi thuốc mà tác dụng mạnh nhất, thường sau khi uống khoảng 2 - 3 tiếng ấy, lúc đó là nó tác dụng cao nhất rồi, nó lại hay gặp cái lúc huyết áp cao nhất, hai cái như thế nó triệt tiêu nhau nó mới bảo vệ được chứ không phải là cái nào cũng giống nhau.

Hay chúng ta điều trị cũng cần cá thể hóa vì mỗi người ở một cơ địa. Người mà huyết áp cao và lại có tiểu đường thì người ta đòi hỏi kiểm soát mức độ huyết áp lại còn phải chặt chẽ hơn những người mà chỉ có mỗi bệnh huyết áp thông thường. Hoặc những người mà vừa có tiểu đường, vừa có huyết áp cao mà lại vừa có xơ vữa mạch thì ngoài những thuốc thông thường, người ta lại còn có cả thuốc chống viêm, ví dụ như Aspirin liều thấp. Với những người bị cả tiểu đường với huyết áp, và cả bệnh tim mạch ấy, thậm chí có những người đặt cả stent hoặc là có những bệnh khác nữa thì mình sẽ phải nhắc luôn bệnh nhân rằng: Quan trọng nhất là sức đề kháng tốt, và điều trị bệnh nền phải tốt. Đường huyết phải ổn, huyết áp phải duy trì ở khoảng an toàn, bởi huyết áp kiểu gì nó cũng lên xuống. Vì mình có chạy mà huyết áp nó cũng không lên được, hoặc mình buồn, mình nằm nghỉ huyết áp nó cũng không xuống được về bình thường thì cũng có nghĩa là tim mình nó cũng mệt rồi.

Đây là những điều rất cụ thể cho từng bệnh nhân. Còn chính xác thì bệnh nhân là thầy thuốc tốt nhất của họ, bác sĩ chỉ là người để tư vấn phù hợp và người bệnh nhân phải hợp tác thì mới làm được.

Tại sao người bệnh tim mạch không nên kiêng hoàn toàn chất béo, nên chọn loại chất béo nào?

Như chúng ta đã biết vitamin C làm tăng sức đề kháng của cơ thể và một số vitamin khác cụ thể như là A, E, C là những thuốc chống gốc tự do, trong đó vitamin A, E là lại tan trong dầu, chứ không tan trong nước. Nên trong chế độ ăn đừng quá khắt khe, nếu muốn cung cấp đủ nguyên liệu giúp cơ thể chống chọi với bệnh tật và tăng sức đề kháng. Ví dụ vì mình mắc bệnh tim nên ăn kiêng quá, không chịu ăn tý dầu mỡ nào chẳng hạn thì mình cũng chẳng hấp thu được những loại vitamin tan trong dầu, vì vậy ăn uống cũng cần cân đối và phù hợp. Còn chất béo đó bạn có thể lấy từ thực vật như dầu oliu, dầu hướng dương, quả bơ, dầu hạt cải, hoặc thậm chí từ động vật nhưng với tỉ lệ hợp lý như mỡ lợn. Và cần lưu ý sự cân bằng giữa 2 loại chất béo này, không nên chỉ ăn dầu hoặc chỉ ăn mỡ không.

Người bệnh tim mạch nên bổ sung chất béo tốt để tăng hấp thu vitamin A, E giúp tăng sức đề kháng

Người bệnh tim mạch nên bổ sung chất béo tốt để tăng hấp thu vitamin A, E giúp tăng sức đề kháng

Tại sao người bệnh tiểu đường, tim mạch lại dễ mắc bệnh và khi bị rồi các triệu chứng lại nặng hơn?

Bệnh tiểu đường và các bệnh mãn tính làm cho sức đề kháng giảm. Ví dụ những người bị tiểu đường không chỉ là chuyện đường máu tăng cao không thôi, mà lượng đường máu cao ảnh hưởng tới tất cả các cơ quan, hệ tim mạch, thận, phổi, hệ miễn dịch, xương khớp, dạ dày, do biến chứng của tiểu đường gây ra. Nếu kiểm soát tốt bệnh tiểu đường thì câu chuyện cũng không đến nỗi lắm. Tuy nhiên hiện nay bệnh tiểu đường gây ra quá nhiều biến chứng và thường phát hiện muộn, từ nhiễm trùng cho tới tất cả các cơ quan ảnh hưởng và đặc biệt là hệ miễn dịch. Cho nên những người vốn cơ địa yếu thì khi có thêm tác nhân gây bệnh sẽ giống như người phải gánh thêm một gánh nặng nữa thì chắc chắn sức chịu đựng sẽ phải kém hơn mọi người.

Có phải bây giờ là lúc người bệnh tim, bệnh mạn tính cần tăng cường sức đề kháng?

Với những người bệnh tiểu đường, tim mạch thì việc tăng sức đề kháng không phải khi có dịch mới thực hiện mà ngay khi mắc bệnh đã cần làm. Bởi cơ thể họ vốn đã mắc bệnh lý nền, nên tất cả thời điểm đều cần phải có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Còn đến khi có dịch thì cần cẩn trọng và tuân thủ các khuyến cáo chặt chẽ hơn nhằm kiểm soát tốt bệnh lý nền và hạn chế tối đa lây nhiễm bệnh.

Toàn bộ buổi  tư vấn của TS. BS CKII Đặng Thị Xuân liên quan tới dịch viêm phổi do Virus Corona

Stress có thể ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch, vì vậy đừng hoang mang quá

Các bệnh tật xảy ra trong cơ thể của chúng ta có liên quan tới yếu tố căng thẳng, chính vì vậy khi hạn chế được căng thẳng sẽ rất tốt cho hệ miễn dịch và giúp nâng cao sức đề kháng của chúng ta. Bởi theo ông cha ta ngày xưa có câu là đầu óc không thông thì đeo bình tông cũng không nổi, ý là tư tưởng và tâm lý không ổn thì không có gì là ổn cả.

Đặc biệt ví dụ ở bệnh nhân tiểu đường, khi họ bị stress thì các nội tiết như là cortisol tăng rất cao, làm cho đường huyết cũng cao hơn hẳn. Stress đây có thể là do tinh thần, căng thẳng có thể là do có thêm một tác động tiêu cực, thường là bệnh, chúng tôi hay gặp nhất là tình trạng nhiễm trùng chẳng hạn, thì người ta gọi là tăng đường huyết cấp cứu. Có nghĩa là khi mình bị bệnh nền rồi, nếu thêm một bệnh khác, thì bệnh ấy nó sẽ tăng cao lên luôn, người ta gọi là vòng xoắn bệnh lý (cái này làm ảnh hưởng đến cái khác), nên câu chuyện nó cứ bị đẩy cao dần lên. Thế nên là những cái lúc mà mình ốm, mình điều trị bệnh chính của mình cũng khó hơn, ví dụ phải tăng liều chẳng hạn, phải phối hợp thuốc, thậm chí phải đổi thuốc. Căng thẳng và bệnh nặng đều làm đường máu tăng cao.

Tương tự như đường huyết, huyết áp cũng rất liên quan đến những chuyện căng thẳng rồi. Thế nên những lúc căng thẳng quá thì cơ thể mình stress, không kiểm soát được và bệnh tật nó cũng theo thế nó tăng lên.

Chắc hẳn sau khi đọc những thông tin này, bạn đã đỡ lo lắng hơn về dịch bệnh do virus corona gây nên cũng như trang bị cho mình các cách phòng tránh virus hiệu quả. Hãy chia sẻ những thông tin này tới nhiều người được biết, để chung tay đẩy lùi dịch viêm phổi do coronavirus.

Tổng hợp từ bài phỏng vấn TS Đặng Thị Xuân