Cao huyết áp là bệnh lý phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi và là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ não nguy hiểm. Vậy triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh cao huyết áp là gì? Hãy cùng các chuyên gia của Ninhtamvuong.co giải đáp các câu hỏi này.

Cao huyết áp là căn bệnh nguy hiểm

Cao huyết áp là căn bệnh nguy hiểm

Cao huyết áp là gì?

Cao huyết áp (hay huyết áp cao, tăng huyết áp) là tình trạng xảy ra khi áp lực của máu lên thành động mạch tăng cao. Nếu áp lực này tăng cao trong thời gian dài, chúng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như: đột quỵ não, suy tim, tổn thương mạch vành, nhồi máu cơ tim...

Dựa vào nguyên nhân, người ta chia bệnh cao huyết áp thành 2 loại chính là:

  • Cao huyết áp vô căn: Xảy ra không rõ nguyên nhân nên còn gọi là tăng huyết áp nguyên phát. Loại này chiếm 90% trường hợp bị cao huyết áp.
  • Cao huyết áp thứ phát: Nguyên nhân gây bệnh là bệnh thận, bệnh tim mạch và một số bệnh nội tiết khác.

Ngoài ra còn có cao huyết áp tâm thu đơn độc (chỉ có huyết áp tâm thu tăng cao), tâm trương đơn độc (chỉ có huyết áp tâm trương tăng cao) và cao huyết áp thai kỳ (xảy ra trong thời gian mang thai).

Huyết áp cao là bao nhiêu?

Theo hướng dẫn mới nhất trong Chương trình phòng chống tăng huyết áp quốc gia, huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên (đo tại phòng khám) thì sẽ được chẩn đoán bị cao huyết áp (tăng huyết áp). Còn nếu huyết áp tâm thu 120-139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương 80-89 mmHg thì gọi là tiền cao huyết áp.

Cụ thể bạn có thể xem bảng chỉ số huyết áp tối ưu, huyết áp bình thường và phân độ tăng huyết áp dưới đây

Loại huyết áp

Huyết áp tâm thu (mmHg)

Huyết áp tâm trương (mmHg)

Huyết áp tối ưu

< 120

< 80

Huyết áp bình thường

120 - 129

80 - 84

Huyết áp bình thường cao

130 - 139

85 - 89

Tăng huyết áp độ 1

140 - 159

90 - 99

Tăng huyết áp độ 2

160 - 179

100 - 109

Tăng huyết áp độ 3

> 180

>  100

Triệu chứng cao huyết áp thường gặp

Các triệu chứng huyết áp cao thường khá mờ nhạt, thậm chí nhiều người không có biểu hiện gì chỉ phát hiện bệnh khi thăm khám định kỳ. Trường hợp huyết áp tăng quá cao, bạn sẽ có một số dấu hiệu cao huyết áp là:

  • Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
  • Nóng bừng mặt, ù tai
  • Chảy máu cao hoặc xuất hiện vết máu trong mắt.
  • Tê hoặc ngứa ran các chi.
  • Buồn nôn, đau ngực, khó thở, tim đập nhanh

Do đó để chẩn đoán cao huyết áp, bác sĩ sẽ tiến hành đo huyết áp tại phòng khám. Bên cạnh đó người bệnh có thể phải làm thêm 1 số xét nghiệm để tìm nguyên nhân gây bệnh và tầm soát biến chứng:

  • Xét nghiệm tìm nguyên nhân tăng huyết áp: siêu âm bụng, siêu âm động mạch thận, động mạch chủ, chụp CT, xét nghiệm chức năng thận…
  • Xét nghiệm đánh giá ảnh hưởng của huyết áp lên các cơ quan: Điện tim, siêu âm tim, xét nghiệm máu, chụp võng mạc, đo chỉ số huyết áp cổ chân/cánh tay (ABI)...

Để có kết quả đo huyết áp chính xác nhất, bạn cần chú ý không uống cà phê, hút thuốc, đi vệ sinh, ngồi nghỉ ngơi ít nhất 5 phút trước khi đo.

De-duoc-chan-doan-ap-huyet-cao-chinh-xac,-ban-nen-den-cac-co-so-y-te.jpg

Để được chẩn đoán áp huyết cao chính xác, bạn nên đến các cơ sở y tế

Nguyên nhân huyết áp cao

Nguyên nhân cao huyết áp thường không rõ ràng. Chỉ có 10% trường hợp là do một số bệnh lý như tim mạch, bệnh thận, bệnh tuyến giáp hay tác dụng phụ thuốc tránh thai, thuốc cảm, cocaine, rượu bia, thuốc lá. Với tăng huyết áp thai kỳ, nguyên nhân có thể do thiếu máu, dư ối, đa thai, mẹ trên 35 tuổi, có tiền sử cao huyết áp hoặc đái tháo đường trước đó…

Mặc dù đa phần các trường hợp bị cao huyết áp không rõ nguyên nhân nhưng có 1 số yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này:

  • Lớn tuổi (> 50 tuổi).
  • Tiền sử gia đình có người bị bệnh cao huyết áp.
  • Thừa cân béo phì, ít vận động.
  • Ăn nhiều muối, dùng nhiều rượu bia.
  • Hút thuốc lá, căng thẳng thường xuyên.

[Cảnh báo] Cao huyết áp cần được phòng ngừa và điều trị càng sớm càng tốt để tránh các rủi ro trên tim, não, thận và một số cơ quan khác. Hãy liên hệ chuyên gia theo số 0981.238.219 để được tư vấn.

AE-1110-06.jpg

Cao huyết áp nguy hiểm như thế nào?

Cao huyết áp rất nguy hiểm và được coi là “Kẻ giết người thầm lặng”. Theo thời gian, bệnh có thể gây tổn thương mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đi khắp cơ thể, có thể dẫn đến đột quỵ, đau tim, và suy tim.

Cụ thể các biến chứng của bệnh huyết áp cao bao gồm:

  • Biến chứng ở tim: nhồi máu cơ tim, suy tim, rung nhĩ
  • Biến chứng ở não: tai biến mạch máu não, suy giảm trí nhớ..
  • Biến chứng ở thận: suy thận
  • Biến chứng ở mắt: xuất huyết, phù nề mạch máu võng mạc…
  • Bệnh động mạch ngoại biên, rối loạn cương dương…

Dot-quy-la-bien-chung-nguy-hiem-nhat-cua-benh-cao-huyet-ap.jpg

Đột quỵ là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh cao huyết áp

Các cách điều trị huyết áp cao

Tùy mức độ cao huyết áp mà cách điều trị sẽ có sự khác biệt. Dưới đây là các cách chữa bệnh cao huyết áp theo từng dạng:

 Điều trị cao huyết áp mãn tính

Với trường hợp cao huyết áp mãn tính, huyết áp tăng không quá cao, bác sĩ sẽ ưu tiên dùng thuốc liều thấp kết hợp thay đổi lối sống, bổ sung thảo dược hỗ trợ. Mục tiêu là giữ cho huyết áp của bệnh nhân ổn định 140/90 mmHg với người không kèm đái tháo đường, bệnh thận mạn. Còn với bệnh nhân tăng huyết áp kèm theo đái tháo đường hoặc bệnh thận mãn tính, mục tiêu điều trị cao huyết áp sẽ là dưới 130/80 mmHg.

Thay đổi lối sống

  • Ăn ít muối: Tối thiểu là dưới 5g/ngày hoặc tốt hơn là gần ngưỡng lượng Natri tối thiểu cho hoạt động hàng ngày của một người, tương đương với 0,5 – 1,25 g muối.
  • Tập thể dục đều đặn, vừa sức: Người bệnh nên chọn các bài tập như đi bộ, đạp xe, yoga, thiền, aerobic…
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh, chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 22,9
  • Hạn chế rượu bia, bỏ hút thuốc, tránh căng thẳng stress.

Dùng thuốc hạ huyết áp

Nếu như thay đổi lối sống không đủ để đưa huyết áp về mức an toàn, bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp. Các thuốc hạ huyết áp thường dùng là:

  • Thuốc lợi tiểu.
  • Thuốc chẹn Beta.
  • Thuốc ức chế men chuyển ACE.
  • Thuốc chẹn kênh canxi…

Trong suốt quá trình dùng thuốc, bác sĩ sẽ theo dõi và tăng giảm liều, phối hợp thêm thuốc hoặc bỏ bớt thuốc cho đến khi huyết áp ổn định trong giới hạn cho phép. Do đó bạn nên theo dõi huyết áp hàng ngày và báo ngay cho bác sĩ ngay khi thấy chỉ số này thay đổi bất thường.

Bổ sung thảo dược Đông Y

Trong-Dong-Y-co-nhieu-thao-duoc-co-tac-dung-ha-va-on-dinh-huyet-ap.jpg

Trong Đông Y có nhiều thảo dược có tác dụng hạ và ổn định huyết áp

Sử dụng thảo dược đang là xu hướng mới trong điều trị cao huyết áp. Phương pháp này có ưu điểm là an toàn, ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều thảo dược được truyền miệng có tác dụng hạ áp, do đó người bệnh cần tỉnh táo khi lựa chọn. Một số tiêu chí mà các chuyên gia Tim mạch đưa ra để giúp người bệnh lựa chọn được 1 sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược an toàn hiệu quả là:

  • Có nghiên cứu khoa học ở trong và ngoài nước. Nếu là nghiên cứu trong nước thì nên là nghiên cứu của các bệnh viện lớn.
  • Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành.
  • Phù hợp với tình trạng bệnh: Ví dụ với người mới bị cao huyết áp chưa có triệu chứng gì có thể dùng các thảo dược chỉ có tác dụng ổn định huyết áp như Cần tây, Hoàng bá… Nếu có biến chứng rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh nên chọn các thảo dược có thêm tác dụng ổn định nhịp tim như Khổ sâm.

Điều trị cao huyết áp cấp cứu

Cao huyết áp cấp cứu hay tăng huyết áp cấp cứu là tăng huyết áp nghiêm trọng (huyết áp tâm thu ≥ 180mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 120 mmHg), có kèm theo tổn thương cơ quan đích. Với trường hợp này, bệnh nhân buộc phải đến cơ sở y tế gần nhất. Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ tiến hành cho thở oxy và dùng thuốc hạ huyết áp khẩn cấp để nhanh chóng giảm huyết áp và ngăn chặn tình trạng tổn thương cơ quan đích diễn biến nặng.

Cao huyết áp là bệnh lý mãn tính, phải phối hợp nhiều thuốc, nhiều phương pháp điều trị. Do đó bạn cần chú ý tuân thủ điều trị để đạt được hiệu quả tốt nhất. Nếu có băn khoăn cần tư vấn, bạn hãy gọi đến hotline 0981.238.219 để được tư vấn.

AE-1110-06.jpg