Rất ít người hiểu rõ mối liên hệ chặt chẽ giữa 2 tình trạng huyết áp cao nhịp tim nhanh. Khi một chỉ số bị rối loạn thì chỉ số còn lại cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Đặc biệt, ở người mắc bệnh huyết áp cao tim đập nhanh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được kiểm soát kịp thời.
Huyết áp cao và nhịp tim nhanh có mối quan hệ như nào?
Mối liên hệ giữa nhịp tim và huyết áp
Theo các chuyên gia, nhịp tim và huyết áp là hai chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe tim mạch. Ở người khỏe mạnh, chỉ số huyết áp bình thường từ 90-140 mmHg với tâm thu và từ 60-90 mmHg với tâm trương. Còn nhịp tim có thể khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào độ tuổi, mức độ vận động,... Trong đó, nhịp tim bình thường của người trưởng thành sẽ rơi vào khoảng 60-100 lần/phút.
Huyết áp và nhịp tim có mối quan hệ rất mật thiết. Khi chỉ số huyết áp tăng cao thì tim có thể đập nhanh hơn do tim cần hoạt động nhiều hơn, co bóp mạnh hơn để chống lại áp lực trong lòng mạch. Nếu không nhanh chóng chữa trị thì cơ tim dần dày hơn khiến cấu trúc tim bị thay đổi. Điều này có thể làm tăng nguy cơ gây nên các rối loạn trong hệ thống dẫn truyền điện của tim và càng khiến nhịp tim nhanh hơn, thậm chí dẫn đến rung nhĩ (một dạng rối loạn nhịp tim nhanh nguy hiểm).
Vì vậy khi gặp phải tình trạng cao huyết áp nhịp tim nhanh thì người bệnh phải nhanh chóng thăm khám và điều trị, từ đó phòng ngừa được các hậu quả nguy hiểm như suy tim, nhồi máu cơ tim, đột ngột ngừng tim, …
Nhịp tim nhanh huyết áp cao là 2 tình trạng có liên hệ chặt chẽ với nhau
Cách phòng ngừa và điều trị huyết áp cao nhịp tim nhanh
Để tình trạng bệnh huyết áp cao nhịp tim nhanh không phát triển, người bệnh cần thường xuyên theo dõi và kiểm soát huyết áp, nhịp tim. Bên cạnh đó, bạn nên áp dụng thêm một số lời khuyên của bác sĩ dưới đây để giúp ổn định nhịp tim và giữ chỉ số huyết áp trong mức bình thường:
-
Uống thuốc huyết áp theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát huyết áp ở mức an toàn.
-
Khi xuất hiện nhịp tim nhanh thì cần giảm nhịp tim bằng cách tạm ngưng các hoạt động, ho mạnh, hít thở từ từ, làm mát cơ thể, …
-
Nếu huyết áp cao tim đập nhanh thường xuyên, cần báo cho bác sĩ để bác sĩ điều chỉnh đơn thuốc. Một số thuốc giúp nhịp tim ổn định thường dùng là: Quinidine, Procainamide, Amiodarone, ….
-
Thay đổi lối sinh hoạt lành mạnh. Ngưng sử dụng thuốc lá, rượu bia, cà phê. Hạn chế các thức ăn nhiều muối như đồ đóng hộp, dưa muối, cà muối… để tránh làm huyết áp tăng cao.
-
Giảm căng thẳng, giữ tinh thần lạc quan. Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Điều này đặc biệt quan trọng bởi khi căng thẳng, stress, cơ thể sẽ tiết ra các hormone khiến huyết áp cao nhịp tim nhanh
-
Thường xuyên tập thể dục thể thao. Bạn có thể chọn các bài tập nhẹ nhàng như yoga, thiền, … Những bài tập này vừa giúp giảm huyết áp, vừa thư giãn tâm lý, từ đó ổn định nhịp tim.
-
Bổ sung các thực phẩm chức năng có chứa thảo dược như Khổ Sâm, Đan sâm, Vàng đằng, … Các thảo dược này đã được chứng minh có tác dụng hỗ trợ giảm rối loạn nhịp tim, kiểm soát tình trạng tim đập nhanh huyết áp cao hiệu quả. Thực tế cũng có rất nhiều người huyết áp cao tim đập nhanh sử dụng và nhịp tim trở về bình thường.
Một chế độ sống lành mạnh có thể “đẩy lùi" bệnh về huyết áp lẫn tim mạch
Nhịp tim và huyết áp bình thường là bao nhiêu?
Huyết áp chuẩn là 120/80 m Hg (milimét thuỷ ngân).
Còn nhịp tim trung bình ở người trưởng thành từ mức 60 đến 100 nhịp/phút. Với người thường xuyên tập luyện sẽ có nhịp tim thấp hơn 60, và trẻ nhỏ sẽ có nhịp tim cao hơn 100.
Tham khảo bảng nhịp tim chuẩn
Bảng huyết áp và nhịp tim cao và thấp
Xem thêm:
Mối quan hệ giữa huyết áp và nhịp tim: tất cả những điều bạn cần biết
Bệnh huyết áp thấp nhịp tim nhanh có nguy hiểm không?
Qua bài viết trên của Ninh Tâm Vương, hy vọng bạn đọc đã có thêm kiến thức về bệnh huyết áp cao nhịp tim nhanh. Chủ động phòng ngừa và điều trị sớm theo các lời khuyên trong bài viết sẽ giúp bạn có chỉ số nhịp tim và huyết áp trong ngưỡng bình thường.