Huyết áp và nhịp tim là 2 chỉ số quan trọng đánh giá sức khỏe tim mạch. Chúng thường được đo cùng lúc khi bạn đi khám, đôi khi chúng cùng tăng hoặc cùng giảm nên khiến bạn băn khoăn không biết rằng huyết áp và nhịp tim có mối quan hệ mật thiết với nhau hay không? Mọi vấn đề bạn đang thắc mắc đã được Ninh Tâm Vương giải đáp trong bài viết sau đây!

huyết áp và nhịp tim

Huyết áp và nhịp tim là hai chỉ số quan trọng của cơ thể

Huyết áp và nhịp tim có sự khác biệt như thế nào

Huyết áp và nhịp tim là hai chỉ số dễ dàng đo được tại nhà hoặc phòng khám, nhưng bạn có biết mối liên hệ giữa chúng cũng như giá trị tốt nhất khi bạn đạt được. Dưới đây là định nghĩa chính xác về huyết áp và nhịp tim mà bạn cần hiểu rõ.

Huyết áp

Huyết áp là con số chỉ áp lực của máu tác động lên thành mạch trong quá trình tim hoạt động và co bóp đẩy máu đi khắp cơ thể. Huyết áp luôn được biểu thị qua 2 chỉ số: Chỉ số trên là huyết áp tâm thu, đo áp lực của máu lên thành động mạch khi tim co bóp bơm máu ra ngoài và chỉ số dưới là huyết áp tâm trương, đo áp lực của máu lên thành động mạch khi tim nghỉ ngơi giữa các lần bơm. Đơn vị tính của huyết áp là Milimet thủy ngân. Huyết áp ở mức 120/80 mmHg được coi là bình thường.

Những căn bệnh thường thấy về huyết áp là huyết áp thấp và huyết áp cao. Huyết áp thấp có nghĩa tim của bạn bơm máu chậm hơn bình thường. Hiện tượng này sẽ gây ra chứng mệt mỏi, chóng mặt và mờ mắt. Ngược lại, huyết áp cao có nghĩa tim bạn đang làm việc quá sức, nếu không có biện pháp giảm huyết áp kịp thời có thể làm tổn thương các mạch máu, ảnh hưởng đến các cơ quan khác như: Não, thận và mắt. Để lâu ngày sẽ làm người bệnh tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim và thận như suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và suy thận.

Nhịp tim

Nhịp tim hay tần số tim là tổng số lần tim bạn đập trên mỗi phút, con số này có thể thay đổi khi độ tuổi tăng lên. Nhịp tim sẽ thay đổi tùy thuộc vào thói quen tập luyện, tuổi tác, các loại thuốc sử dụng hoặc nhiều yếu tố bên ngoài tác động khác. Nhịp tim ổn định ở một người trưởng thành thường dao động từ 60 - 100 nhịp / phút.

phân biêt huyết áp và nhịp tim

Nhịp tim là con số biểu thị số lần tim đập trong 1 phút

Mối liên hệ giữa huyết áp và nhịp tim

Có một sự thật bạn cần biết là nhịp tim và huyết áp không phải lúc nào cũng tăng và giảm đồng bộ. Ngay cả khi cả 2 đều tăng thì không có nghĩa rằng chúng sẽ tăng cùng tốc độ. Ví dụ như khi bạn tập thể dục, nhịp tim tăng mạnh nhưng huyết áp vẫn ổn định hoặc tăng nhẹ. Điều này được lý giải rằng, khi tập thể dục hoặc cơ thể vận động mạnh làm tăng nhịp tim, các mạch máu sẽ tự động kéo giãn nhằm đảm bảo sự ổn định của dòng máu. Trong trường hợp khác, khi tim đập nhanh, tim sẽ co thắt và bơm một lượng máu lớn hơn lên động mạch, gây áp lực lớn hơn lên thành mạch, hiện tượng này làm tăng huyết áp.

Nếu bạn có bất kỳ vấn đề bất thường nào về huyết áp và nhịp tim, hãy liên hệ ngay chuyên gia để được tư vấn chi tiết cách khắc phục.

Kiểm tra huyết áp và nhịp tim đúng cách

Nhịp tim của bạn có thể thay đổi rất nhiều lần trong ngày. Khi nghỉ ngơi nhịp tim của bạn sẽ ở trạng thái bình thường, ngược lại khi tập thể dục hoặc hoạt động mạnh nhịp tim sẽ tăng lên đáng kể. Để đo nhịp tim đơn giản bạn có thể đo từ mạch cổ tay và đếm thủ công nhịp tim trong một phút. 

 Quá trình kiểm tra huyết áp chính xác sẽ đòi hỏi vòng đo huyết áp hoặc máy đo huyết áp cá nhân để tiện lợi trong việc đo định kỳ tại nhà. Khi bạn căng thẳng hoặc lo âu quá mức, huyết áp sẽ tăng lên. Chính vì vậy, khi bạn đo chỉ số huyết áp tại phòng khám bao giờ cũng sẽ cao hơn khi ở nhà bạn tự đo vài đơn vị. Bạn có thể tự theo dõi huyết áp tại nhà và ghi lại nhật ký sau đó mang theo chúng khi đi khám để so sánh với mức huyết áp đo được tại phòng khám. Từ đót, bác sĩ sẽ giúp bạn xác định chính xác liệu bạn có bị bệnh tăng huyết áp hay chỉ bị “hội chứng áo choàng trắng”. 

Huyết áp cao có làm nhịp tim tăng không?

Nhịp tim thay đổi nhiều lần trong ngày vậy nó có ảnh hưởng đến huyết áp hay không? Nhiều câu hỏi đặt ra liên quan tới sự thay đổi của nhịp tim và huyết áp. Ngay sau đây là lời giải đáp chính xác nhất!

Huyet-ap-va-nhip-tim-la-2-chi-so-quan-trong-danh-gia-suc-khoe-tim-mach.jpg

Huyết áp và nhịp tim là 2 chỉ số quan trong đánh giá sức khỏe tim mạch

Không phải mọi thời điểm nhịp tim và huyết áp đều tỉ lệ thuận với nhau. Nhịp tim tăng không khiến huyết áp của bạn tăng lên với một con số tương ứng mà huyết áp có thể vẫn ổn định hoặc tăng nhẹ. Khi nhịp tim tăng lên, các mạch máu sẽ tự động co giãn và cho phép lưu thông lượng máu lớn hơn tới các cơ quan trong cơ thể. Ví dụ dễ thấy nhất là khi tập thể dục, nhịp tim tăng mạnh nhưng huyết áp vẫn ổn định hoặc chỉ tăng nhẹ. Tuy nhiên, trong các trường hợp đặc thù như căng thẳng, lo lắng tột độ huyết áp và nhịp tim sẽ tăng cùng lúc. 

Ở những người mắc bệnh tăng huyết áp sẽ có xu hướng nhịp tim tăng lên, do áp lực lên thành mạch máu cao khiến cho tim bơm máu khó khăn hơn nên trong giai đoạn nào đó người bệnh sẽ cảm thấy nhịp tim tăng nhanh hơn bình thường. Theo khuyến cáo mới cập nhật năm 2021 của bác sĩ tại bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM thì mức nhịp tim tốt nhất ở người bệnh Tăng huyết áp đơn thuần hoặc mắc kèm bệnh thiếu máu cơ tim, bệnh mạch vành nên ở mức dưới 70 nhịp/phút để tránh nguy cơ gặp phải các biến cố tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Để theo dõi cơ thể đúng cách bạn cần hiểu rõ về sự khác biệt giữa huyết áp và nhịp tim. Chúng mặc dù là 2 chỉ số luôn xuất hiện cùng nhau nhưng không có nghĩa có thể tác động lẫn nhau. Nếu có bất kỳ sự bất thường về chỉ số nhịp tim, huyết áp hoặc các biểu hiện như hồi hộp, trống ngực, khó thở, mệt mỏi, đau thắt ngực, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline!

>> Tìm hiểu thêm:

Huyết áp cao nhịp tim nhanh: Phòng và điều trị như thế nào?

Bệnh huyết áp thấp nhịp tim nhanh có nguy hiểm không? 

Tham khảo:

  • https://share.upmc.com/2018/02/difference-heart-rate-blood-pressure/

  • https://www.okheart.com/about-us/ohh-news/the-difference-between-blood-pressure-and-heart-rate#https://www.heart.org/en/health-topics/high-blood-pressure/the-facts-about-high-blood-pressure/blood-pressure-vs-heart-rate-pulse