Huyết áp cao nhịp tim nhanh: Phòng và điều trị như thế nào? Mối quan hệ giữa huyết áp và nhịp tim: tất cả những điều bạn cần biết

Huyết áp thấp nhịp tim nhanh là một trong những biểu hiện của bệnh lý tim mạch nguy hiểm vì thế mà người bệnh không thể chủ quan. Những thông tin dưới đây có thể giúp bạn đọc nhận biết và có hướng xử lý phù hợp khi gặp phải tình trạng này.

Huyết áp thấp nhịp tim nhanh là biểu hiện bệnh lý tim mạch

Huyết áp thấp nhịp tim nhanh là biểu hiện bệnh lý tim mạch

Biểu hiện của huyết áp thấp, nhịp tim nhanh

Huyết áp thấp nhịp tim nhanh là tình trạng đôi khi hay đi kèm với nhau do quy luật bù trừ của cơ thể. Khi lượng máu cung cấp cho não cùng các cơ quan quan trọng trong cơ thể giảm đi thì nhịp tim sẽ được điều khiển đập nhanh hơn để cung cấp đủ lượng máu cho cơ thể và cải thiện huyết áp.

Huyết áp thấp

Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đi nuôi các mô trong cơ thể. Huyết áp thấp là tình trạng huyết áp bất ngờ giảm xuống dưới 90/60 mmHg (chỉ số huyết áp tối ưu của người trưởng thành là 120/80 mmHg).

Huyết áp thấp làm giảm quá trình vận chuyển máu đến các cơ quan, khiến hoạt động mất ổn định và gây nguy hiểm cho sức khỏe. Cơ thể bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như: hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, nhịp tim nhanh, …

Huyết áp thấp nhịp tim nhanh thường đi kèm cảm giác mệt mỏi, xây xẩHuyết áp thấp nhịp tim nhanh thường đi kèm cảm giác mệt mỏi, xây xẩ

Nhịp tim nhanh

Nhịp tim được hiểu là số lần co bóp của tim trên mỗi phút. Ở người trưởng thành, nhịp tim cao là nhịp tim được đo cao hơn 100 nhịp mỗi phút (nhịp tim người khỏe mạnh ở khoảng 60 - 100 nhịp/phút trong lúc nghỉ ngơi). Khi nhịp tim quá nhanh thì cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi, hồi hộp, đánh trống ngực, ... Mỗi nguyên nhân gây nhịp tim nhanh khác nhau đều có triệu chứng đi kèm.

Xem thêm: 

Nguyên nhân gây huyết áp thấp và nhịp tim nhanh

Một số nguyên nhân gây nên tình trạng huyết áp thấp nhịp tim nhanh bao gồm:

  • Hạ huyết áp do tư thế: Khi bạn thay đổi tư thế quá đột ngột, từ nằm sang đứng, khiến máu không kịp trở về tim là huyết áp hạ xuống do áp lực máu qua tĩnh mạch. Khi xảy ra tình trạng này, thần kinh kiểm soát huyết áp sẽ điều khiển nhịp tim tăng lên để đưa máu lại tim. Đối với trường hợp người bình thường thì rất ít khi bị hạ huyết áp tư thế hoặc nếu có thì cũng tương đối nhẹ, không thể nhận thấy sự khác biệt. Còn đối với trường hợp có bệnh tim mạch, khi sử dụng một số loại thuốc thì rất dễ bị hạ huyết áp tư thế. Bệnh nhân thường xuyên bị khó chịu, hồi hộp, đau tức ngực, choáng, … 

  • Rối loạn hoạt động điện tim: Khi ổ phát nhịp tim làm việc không hiệu quả sẽ khiến nhịp tim tăng cao và hạ huyết áp do lượng máu đi nuôi cơ thể giảm đi. Nhịp tim lúc này có thể tăng từ 100 đến 160 nhịp/phút. Khi nhịp tim bị rối loạn sẽ làm giảm hiệu quả vận chuyển máu nuôi cơ thể, từ đó dẫn đến hiện trạng huyết áp thấp dưới mức bình thường. Huyết áp thấp nhịp tim nhanh gây mệt mỏi, đau ngực, chóng mặt, hoa mắt, … Bệnh rối loạn hoạt động điện tim rất nguy hiểm đối với người mắc bệnh tim mạch, bệnh mãn tính khác. 

  • Rối loạn thần kinh tim: Đôi khi cũng làm cho nhịp tim nhanh và hạ huyết áp khiến người bệnh xây xẩm, choáng váng và hụt hơi.

  • Xúc động: Khi trạng thái cảm xúc của một người lên quá cao và không được kiểm soát sẽ gây rối loạn nhịp tim. Khi đó tim sẽ đập nhanh hơn nhưng hiệu quả đưa máu đi nuôi cơ thể lại không cao nên khiến huyết áp giảm.

  • Cơ thể ở trạng thái sốc: Sốc là tình trạng suy giảm tuần hoàn do mất máu, chấn thương hoặc một số nguyên nhân khác gây ra, nó có thể làm tim đập nhanh nhưng không đem lại hiệu quả khiến huyết áp hạ.

  • Tập thể dục quá sức: Tập thể dục làm tăng nhịp tim tạm thời và huyết áp có thể tăng nhẹ, tuy nhiên những người tập luyện quá sức, mất nhiều nước, tập dưới trời nắng có thể bị hạ huyết áp. 

  • Các nguyên nhân khác: Mang thai, thiếu chất, mắc bệnh tim mạch, nhiễm trùng nặng, suy giáp, uống rượu, dị ứng nặng, tác dụng phụ của thuốc điều trị huyết áp, chống trầm cảm...

Biến chứng nguy hiểm của bệnh huyết áp thấp và nhịp tim nhanh

Những dấu hiệu bất thường từ huyết áp và nhịp tim có thể cho bạn những cảnh báo liên quan đến tình trạng sức khỏe tim mạch. Do đó, khi gặp phải các biểu hiện như huyết áp thấp nhịp tim nhanh cần chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm như.

  • Đột quỵ: Người bị hạ huyết áp vẫn có nguy cơ đột quỵ nếu họ mắc kèm theo các rối loạn hoạt động điện tim. Bởi điều này khiến tim làm việc không đồng bộ, dẫn đến việc hình thành cục máu đông, làm tăng nguy cơ đột quỵ.

  • Nhồi máu cơ tim: Khi các cục máu đông di chuyển vào mạch vành thì chúng sẽ gây nên các ổ nhồi máu tại cơ tim khiến bệnh nhân gặp cảm giác đau nhói ngực kéo dài.

  • Rối loạn tiền đình: Huyết áp thấp làm giảm lưu lượng máu tuần hoàn trong cơ thể, khiến các cơ quan của cơ thể trong đó có não bộ không nhận đủ máu và xuất hiện tình trạng hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng.

  • Thiếu máu cơ tim: Việc giảm lưu lượng máu đến tim sẽ gây thiếu máu cơ tim, người bệnh có biểu hiện đau thắt ngực, mệt mỏi, khó thở... 

Điều trị huyết áp thấp và nhịp tim nhanh như thế nào?

Thông thường, huyết áp thấp tư thế không đáng lo ngại. Người bệnh chỉ cần ngồi xuống nghỉ ngơi, lưu ý giảm tốc độ thay đổi tư thế để tránh các biểu hiện xây xẩm.

Các phương pháp điều trị huyết áp thấp sẽ được áp dụng tùy vào tình trạng bệnh, một số phương pháp điều trị thường được sử dụng như:

  • Sử dụng thuốc tăng huyết áp.

  • Mang vớ/tất y khoa.

Ngược lại, huyết áp thấp kèm theo nhịp tim nhanh cần được điều trị nhanh chóng để tránh các biến chứng tim mạch nguy hiểm. Các bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc ở những trường hợp rung nhĩ ít phức tạp, để chống hình thành cục máu đông. Trong các trường hợp rối loạn nhịp tim khác, có thể tiến hành một số phương pháp như:

  • Đốt điện: Phương pháp đưa nhịp tim trở lại bình thường nhờ vào việc triệt đốt các ổ phát nhịp không đều.

  • Đặt máy tạo nhịp tim: Nhờ vào dòng điện kích thích nhịp tim để đưa nhịp tim trở về bình thường.

Giải pháp hữu hiệu giúp ổn định nhịp tim chongười bệnh huyết áp thấp

Kiểm soát tốt chỉ số huyết áp chính là phương pháp hữu hiệu để ổn định huyết áp thấp và nhịp tim nhanh. Việc điều chỉnh lối sinh hoạt, ăn uống cũng góp phần phòng ngừa và cải thiện tình trạng bệnh.

Về sinh hoạt

  • Tạo thói tập luyện thể dục thường xuyên để nâng cao miễn dịch, tăng cường đề kháng.

  • Theo dõi và ghi lại chỉ số huyết áp mỗi ngày bằng máy đo huyết áp.

  • Tránh các thói quen ngồi vắt chéo chân, thay đổi tư thế quá đột ngột, tắm nước nóng lâu,...

  • Kiểm soát cảm xúc, giữ tinh thần thư giãn bằng cách thiền, nghe nhạc nhẹ,... để tránh gây ảnh hưởng đến tim.

Về ăn uống

  • Ăn đa dạng, ưu tiên thực phẩm bổ sung nhiều sắt như hải sản có vỏ, thịt bò, rau màu xanh đậm, bí đỏ, trái cây,...

  • Uống đủ nước mỗi ngày để ổn định thể tích máu trong cơ thể.

  • Ăn thêm các bữa nhỏ bên cạnh 3 bữa chính và không ăn quá no hoặc bỏ bữa ăn.

  • Thêm muối cho món ăn hơn nếu không có vấn đề về tim mạch hoặc bệnh thận.

  • Không sử dụng chất kích thích, đồ uống có gas/cồn, thuốc lá.

Sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thảo dược Khổ Sâm

Thảo dược Khổ Sâm đã được nghiên cứu chứng minh hiệu quả chống rối loạn nhịp tim

Thảo dược Khổ Sâm đã được nghiên cứu chứng minh hiệu quả chống rối loạn nhịp tim

Khổ Sâm được nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh tác dụng ổn định nhịp tim,  T nhờ làm giảm kích thích cơ tim, điều hoà chất điện giải tại tế bào cơ tim, ức chế phản ứng gây co mạch ở những người thường xuyên căng thẳng. Vì vậy sản phẩm hỗ trợ chứa Khổ sâm sẽ giúp ổn định nhịp tim và huyết áp hiệu quả ở những người bị nhịp nhanh do rối loạn thần kinh tim, do bệnh tim mạch, do yếu tố di truyền và nhiều nguyên nhân khác.

Huyết áp thấp nhịp tim nhanh cần được phát hiện, chẩn đoán điều trị kịp thời tại các cơ sở y tế uy tín để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Việc biết đến, hiểu rõ các triệu chứng và yếu tố nguy cơ có thể giúp bạn chủ động hơn khi gặp phải các biểu hiện của bệnh, đảm bảo sức khỏe cho chính mình và người thân.

Tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/low-blood-pressure-high-pulse#cause

Xem thêm: