Tim có thể đập nhanh sau khi ăn quá no, ăn nhiều chất béo. Thế nhưng triệu chứng này còn xuất phát từ nhiều bệnh lý nguy hiểm như rối loạn nhịp tim nhanh. Trong khi đó, 90% người dân Việt Nam không quan tâm đến việc tim đập nhanh sau ăn, đấy chính là một trong những yếu tố khiến tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ngày càng cao, làm giảm tuổi thọ của người Việt so với thế giới. Dưới đây, hãy cùng tìm hiểu về 8 nguyên nhân dẫn đến tim đập nhanh và các cách giúp bạn ổn định nhịp tim hiệu quả nhé.
Bảng tiêu chuẩn nhịp tim
Một trái tim khỏe mạnh của người trưởng thành bình thường khi nghỉ ngơi dao động từ 60-100 nhịp/phút. Khi nhịp tim nhanh trên 90 nhịp/phút, thậm chí một số người là trên 100 nhịp/phút kèm theo hồi hộp, trống ngực, mệt được gọi là rối loạn nhịp tim nhanh.
Tim đập nhanh sau khi ăn có thể do thể xuất phát từ nhiều bệnh lý tim mạch nguy hiểm
Nguyên nhân khiến tim đập nhanh sau khi ăn
Tim đập nhanh và mạnh sau khi ăn có thể là do 8 nguyên nhân dưới đây:
Do thuốc và 1 số dược liệu
Thuốc điều trị hen phế quản, cảm cúm có thể làm tim đập nhanh hơn không chỉ là sau khi ăn mà cả khi nghỉ ngơi hay vận động. Một số dược liệu có trong siro trị ho hen, cảm lạnh như Ma Hoàng cũng làm tăng nhịp tim; Cây Sơn Tra, Nữ lang, nhân sâm cũng gây tác dụng tương tự như vậy.
Một số dược liệu có thể khiến tim đập nhanh sau ăn
Đường huyết tăng cao hoặc hạ thấp
Một số người sau khi ăn thực phẩm chứa nhiều đường như bánh, kẹo, nước ngọt, có thể khiến lượng đường huyết trong máu tăng cao khiến tim đập nhanh. Ngược lại, đường huyết thấp cũng làm tim đập nhanh vì sau khi ăn nhiều, cơ thể kích thích sản xuất insulin khiến hạ đường huyết, đường huyết thấp sẽ kích thích giải phóng adrenalin - chất làm tăng nhịp tim.
Bệnh tim mạch và một số bệnh lý khác
Bệnh tim mạch như rối loạn nhịp tim (rung nhĩ, rung thất, nhịp nhanh xoang, nhịp nhanh nhĩ, nhịp nhanh thất, ngoại tâm thu), thiếu máu cơ tim, xơ vữa động mạch hay bệnh lý ngoài tim như cường giáp basedow, thiếu máu, hạ kali máu, trào ngược dạ dày thực quản… có thể làm rối loạn nhịp tim, khiến tim đập nhanh kèm theo các triệu chứng hồi hộp, hụt hẫng, đánh trống ngực…
Thay đổi nội tiết tố
Đến chu kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc mãn kinh đều làm thay đổi nồng độ hormon và những thay đổi này có thể tác động đến nhịp tim.
Ăn quá nhiều, quá no
Khi bạn ăn quá nhiều thì tim phải đập mạnh để đảm bảo cung cấp máu cho tiêu hóa nên tim sẽ đập rất mạnh vào khoảng 25-40 phút hoặc cả một giờ sau bữa ăn lớn.
Ăn quá nhiều, quá no cũng là nguyên nhân khiến tim đập nhanh sau ăn
Ăn nhiều chất béo bão hoà
Những đồ ăn nhanh, pizza, mì ăn liền… có chứa nhiều natri và chất béo bão hòa. Ăn nhiều các thực phẩm này có thể khiến máu bị cô đặc. Để đưa máu đi được tới các cơ quan, bắt buộc tim bạn phải đập nhanh hơn bình thường.
Cách ăn chưa hợp lý
Đôi khi tim đập nhanh liên quan đến cách ăn uống. Ví dụ như nuốt mà không nhai hoặc ăn khi lo lắng và căng thẳng. Vận động ngay sau kết thúc bữa ăn cũng có thể làm tăng nhịp tim.
Do chất kích thích
Triệu chứng tim đập nhanh, đánh trống ngực sau khi ăn cũng có thể là do bạn nhạy cảm với chất kích thích như caffeine có trong: cà phê, trà, nước ngọt, nước tăng lực, sôcôla hoặc uống nhiều rượu, bia.
Đa phần những người bị nhịp tim nhanh sau ăn là lành tính. Thế nhưng, bạn vẫn phải cảnh giác khi triệu chứng này lặp đi lặp lại hoặc có kèm theo khó thở, đổ nhiều mồ hôi, đau đầu, chóng mặt, ngất xỉu, đau tức ngực, mất ngủ..
Cách ổn định nhịp tim sau khi ăn hiệu quả
Nhịp tim tăng cao sau ăn sẽ khiến bạn không thoải mái và lo sợ. Để “chấm dứt” tình trạng này, bạn hãy áp dụng các biện pháp dưới đây.
Hạn chế yếu tố làm tim đập nhanh và thay đổi lối sống
-
Đối với những bị nhịp tim nhanh do ăn quá no thì nên ăn nhiều bữa nhỏ để tránh được áp lực lên dây thần kinh phế vị (dây thần kinh điều khiển nhịp tim)
-
Nói với bác sĩ nếu nhận thấy các thuốc bạn đang dùng làm tăng nhịp tim để được đổi sang thuốc phù hợp.
-
Ghi lại những thực phẩm mà bạn cho rằng sau khi ăn khiến tim bạn đập nhanh hơn và tránh sử dụng trong các bữa ăn tiếp theo.
-
Hay căng thẳng cũng làm tim đập loạn nhịp, vì vậy bạn hãy sắp xếp lại cuộc sống, cân bằng giữa làm việc với nghỉ ngơi, thư giãn bằng cách đọc sách, nghe nhạc, tập yoga, thiền và học cách hít sâu thở chậm để ổn định nhịp tim.
-
Thay vì ăn nhiều đồ ăn nhiều tinh bột, dầu mỡ thì bạn hãy ăn nhiều rau củ, hoa quả.
-
Điều trị tích cực các bệnh khiến tim đập nhanh
Tập yoga giúp điều hoà khí huyết, ổn định nhịp tim hiệu quả
Sử dụng thuốc, can thiệp
Nếu nhịp tim nhanh kèm theo đánh trống ngực xảy ra dồn dập thường xuyên, bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thuốc chẹn beta giao cảm hoặc chẹn kênh canxi. Các thuốc này có thể làm giảm nhịp tim nhanh chóng nhưng đôi khi lại là nguyên nhân khiến tình trạng rối loạn nhịp nặng hơn.
Vì vậy, khi sử dụng các thuốc này, bạn cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn, không được tự ý tăng, giảm liều hay bỏ thuốc giữa chừng. Trường hợp xấu nhất, khi mà dùng thuốc vẫn không cải thiện nhiều thì bạn có thể sẽ cần đốt điện tim, thậm chí là đặt máy khử rung tim ICD.
Sử dụng thảo dược Khổ Sâm để giảm nhịp tim
Trước kia Khổ Sâm được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh đường tiêu hóa, mụn nhọt… . Nhưng với sự phát triển của Y học hiện đại, nhiều nghiên cứu đã chứng minh hoạt chất Matrine, Oxymatrine, Kurarinone, Sophocarpine có trong Khổ Sâm rất hiệu quả để làm giảm và ổn định nhịp tim. Có được tác dụng này là nhờ Khổ sâm làm ổn định các xung điện dẫn truyền trong tim nên làm giảm nhịp tim lâu dài, đồng thời giảm mệt mỏi, sự khó chịu do tim đập nhanh gây ra.
Bạn có thể sử dụng Khổ sâm đơn độc nhưng sẽ hiệu quả hơn nếu thảo dược này được kết hợp với Đan sâm, Hoàng đằng. Sự kết hợp này không chỉ giúp bạn ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, khó thở, mệt mỏi mà còn giúp phòng ngừa các biến chứng do tim đập nhanh gây ra hiệu quả.
Khổ sâm - thảo dược quý hỗ trợ ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực
Khi nào nên đi thăm khám khi gặp tình trạng tim đập nhanh sau ăn?
Tim đập nhanh có thể là lời cảnh báo cho nhiều vấn đề sức khỏe bên trong cơ thể như thiếu máu, hạ kali, hạ đường huyết và sẽ trở nên nguy hiểm hơn nếu bạn có nguy cơ hoặc tiền sử về bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường….
Nếu tình trạng tim đập nhanh sau ăn cứ tiếp tục diễn ra thường xuyên và không có dấu hiệu thuyên giảm kể cả khi bạn không vận động mạnh, đặc biệt là xuất hiện một số triệu chứng đi kèm như: đau tức ngực, choáng váng, xây xẩm chóng mặt, khó thở, toát mồ hôi. đau hàm, cổ thì đó chính là hồi chuông cảnh tỉnh bạn cần đến bệnh viện và nhờ sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức.
Tại đây, các bác sĩ sẽ chẩn đoán sơ bộ dựa trên những triệu chứng mà bạn đang gặp phải và yêu cầu thực hiện một vài xét nghiệm để có thể đưa ra lời khẳng định chính xác như xét nghiệm nước tiểu, kiểm tra mức độ căng thẳng, đo điện tâm đồ, xét nghiệm máu…
Đến ngay các cơ sở y tế nếu xuất hiện triệu chứng tim đập nhanh thường xuyên
Nhìn chung, có rất nhiều lý do khiến tim đập nhanh sau ăn nhưng bạn hoàn toàn có thể áp dụng các biện pháp kể trên để làm giảm nhịp tim lâu dài, giải tỏa được sự lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi do chứng bệnh này gây ra.
Xem thêm:
-
Nhịp tim bình thường là bao nhiêu? Xác định nhịp tim chuẩn
-
Tim đập nhanh là gì? Cách điều trị nhịp tim nhanh hiệu quả
-
Loạn nhịp tim do tiền mãn kinh có nguy hiểm không?
-
Huyết áp thấp, nhịp tim nhanh - Triệu chứng và cách điều trị
-
Tổng hợp cách chữa rối loại nhịp tim hiệu quả
Nguồn tham khảo
- https://healthhearty.com/tachycardia-after-eating
- https://www.healthline.com/health/heart-disease/heart-palpitations-after-eating#when-to-get-medical-help
Bạn đã đi khám bác sĩ và chúng tôi tin chắc bác sĩ cũng đã tư vấn cho bạn về nguyên nhân gây tim đập nhanh và đưa ra lời khuyên cụ thể cho bạn. Bạn nên thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ và đừng quá lo lắng.
Có rất nhiều nguyên nhân gây tim đập nhanh như: cảm xúc lo lắng, stress một thời gian dài, sử dụng bia rượu, các chất kích thích, tim đập nhanh do các bệnh lý về suy tim, bệnh về van tim, cơ tim, huyết áp cao.. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau.
Để điều trị rối loạn nhịp tim nhanh bạn cần loại bỏ được nguyên nhân gây bệnh, kết hợp với điều chỉnh lối sống và chế độ dinh dưỡng: Cần bỏ thuốc lá, hạn chế căng thẳng và các chất kích thích (cồn, caffeine…) và ăn các thực phẩm tốt cho tim (cá, rau xanh, ngũ cốc…)
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng thêm một số thảo dược tự nhiên đã được chứng minh có tác dụng điều hòa ổn định nhịp tim, ví dụ như Khổ Sâm, cũng rất hữu ích để giúp tăng hiệu quả điều trị trong bệnh rối loạn nhịp tim nhanh.
Thân mến,
Có rất nhiều nguyên nhân gây tình trạng tim đập nhanh khi nằm ngủ. Có thể là do tâm lý bất ổn, căng thẳng, lo lắng, stress một thời gian dài, chế độ ăn uống nhiều tinh bột, đường, chất béo... Do đó, nếu tình trạng tim đập nhanh kéo dài thì để biết được nguyên nhân bạn nên đi khám tổng quát để được bác sĩ chuẩn đoán và điều trị.
Bên cạnh đó, để cải thiện tình trạng trên, bạn nên xây dựng lối sống khoa học điều độ, ngủ đủ 6-8 tiếng mỗi ngày nhưng không thức khuya sau 23h đêm và thức dậy đúng giờ; bạn cũng cần tránh sử dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia, trà đặc và ăn uống điều độ, cân đối, đầy đủ các loại thực phẩm, hạn chế đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật. Đồng thời bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm được bào chế từ tinh chất Khổ sâm, kết hợp Đan sâm, Hoàng đằng, cao Natto… có tác dụng ổn định điện thế trong tim, giảm tính kích thích quá mức của hệ thống dẫn truyền thần kinh tim, nhờ đó giúp ổn định nhịp tim cho bạn.
Chúc bạn sớm cải thiện sức khỏe.
Thân mến,