Thực hiện các bài tập chữa rối loạn thần kinh thực vật đều đặn mỗi ngày sẽ giúp người bệnh cải thiện hiệu quả các triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật. Hãy tham khảo ngay các bài tập chữa rối loạn thần kinh thực vật tại nhà hiệu quả nhất trong bài viết sau.

Thực hiện các bài tập chữa rối loạn thần kinh thực vật sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh

Thực hiện các bài tập chữa rối loạn thần kinh thực vật sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh

Điểm danh các bài tập chữa rối loạn thần kinh thực vật hiệu quả

4 bài tập sau đây không chỉ tốt với người bệnh rối loạn thần kinh thực vật mức độ nhẹ mà còn hữu ích với những người mức độ nặng đang phải dùng thuốc điều trị.

Bài tập hít thở

Bài tập hít thở điều hòa cảm xúc là một trong những bài tập chữa rối loạn thần kinh thực vật mang lại hiệu quả cao. Đối với bài tập này, người bệnh có thể dễ dàng thực hiện ở bất kỳ đâu mà không cần lo lắng về dụng cụ hay không gian tập.

Hít thở đúng cách sẽ giúp cơ thể tiết ra hoạt chất thúc đẩy khả năng tập trung mang tên serotonin. Do đó, người bệnh cũng cảm thấy cơ thể mình khỏe mạnh và vui vẻ hơn, từ đó góp phần đẩy lùi bệnh rối loạn thần kinh thực vật.

Cách tập thở chữa rối loạn thần kinh thực vật:

  • Bước 1: Hít vào bằng mũi một cách từ từ và nhẹ nhàng. Đồng thời, hãy làm cho cơ bụng ra từ từ căng ra và căng ở mức cao nhất có thể.
  • Bước 2: Thực hiện việc nín thở và giữ hơi, cố gắng làm càng lâu càng tốt.
  • Bước 3: Thở ra nhẹ nhàng và từ từ bằng mũi. Kết hợp với hóp bụng hết cỡ, thực hiện hóp bụng càng lâu càng tốt.

Tập thiền

Thiền là phương pháp điều khiển giúp người tập tập trung tư tưởng và hơi thở

Thiền là phương pháp điều khiển giúp người tập tập trung tư tưởng và hơi thở

Thiền là một trong những bài tập chữa rối loạn thần kinh thực vật được đánh giá là mang lại những cải thiện rõ rệt nhất. Phương pháp này sẽ giúp người bị rối loạn thần kinh thực vật tập tập trung tư tưởng và hơi thở, từ đó điều chỉnh tâm lý và giảm triệu chứng tốt hơn. Ngoài ra, ngồi thiền đúng cách và thường xuyên còn giúp cải thiện trí nhớ và cải thiện giấc ngủ.

Để nâng cao hiệu quả chữa rối loạn thần kinh thực vật tại nhà bằng phương pháp thiền, bạn cần:

  • Thiền ở không gian yên tĩnh, thoáng mát, không bị làm phiền.
  • Thời điểm thiền lý tưởng nhất là sáng sớm và buổi tối.
  • Thời gian thiền ít nhất 15 phút, thiền càng lâu hiệu quả mang lại càng cao.

Tập yoga

Tập luyện các bài tập yoga mỗi ngày 1 giờ đồng hồ sẽ giúp hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm của người bệnh được điều chỉnh cân bằng. Từ đó, người bệnh sẽ khắc phục tình trạng rối loạn hệ thần kinh thực vật, mang lại đời sống tinh thần thoải mái và chất lượng hơn.

Các bài tập yoga chữa rối loạn thần kinh thực vật hiệu quả bao gồm:

1. Bài tập yoga tư thế lạc đà: Bài tập yoga tư thế lạc đà giúp giải tỏa căng thẳng, tăng cường lưu thông máu. Từ đó, cải thiện tình trạng hệ thần kinh thực vật bị rối loạn. Tư thế yoga này cũng giúp cải thiện tình trạng xương khớp và chữa trị gù lưng.

Bài tập yoga tư thế lạc đà giúp giải tỏa căng thẳng

Bài tập yoga tư thế lạc đà giúp giải tỏa căng thẳng

Cách thực hiện bài tập:

  • Người tập ngồi gập chân, giữ gót chạm hông và lưng thẳng, hít thở sâu, đều.
  • Nhấc hông và quỳ trên thảm tập. Dùng hai tay nắm chặt cổ chân, đồng thời thở đều.
  • Dồn lực vào hai cánh tay, rướn căng ngực, hông và eo lên phía trước để cảm nhận sức căng của cơ thể.
  • Đầu ngửa ra sau, vai thả lỏng, xoay vai ra phía sau để trợ lực cho cánh tay.
  • Giữ nguyên tư thế này trong 10 đến 20 giây. Sau đó từ từ đưa cơ thể trở về tư thế chuẩn bị, lặp lại động tác từ 4 đến 5 lần.

Chữa rối loạn thần kinh thực vật không quá khó nhưng cần áp dụng nhiều phương pháp. Để được tư vấn chi tiết về các cách điều trị bệnh hiệu quả, hãy liên hệ chuyên gia qua hotline 0981.238.219.

2. Bài tập yoga tư thế cây cầu: Tương tự yoga tư thế lạc đà, tư thế yoga cây cầu hỗ trợ máu lưu thông, giúp tâm trí được làm dịu, giảm thiểu căng thẳng và mệt mỏi.

Cách thực hiện bài tập:

  • Thả lỏng cơ thể, nằm ngửa lên thảm tập, hai tay thả lỏng thẳng dọc theo thân người.
  • Gập đầu gối, dùng hai tay nắm chặt lấy cổ chân. Đồng thời đẩy thân người lên cao, dồn lực vào cổ chân và hai vai để cảm nhận sự căng của cơ lưng và cổ.
  • Điều chỉnh khoảng cách hai chân sao cho hai chân rộng bằng vai, giữ tư thế này trong 30 giây hoặc lâu hơn nếu có thể.
  • Từ từ trở về tư thế ban đầu và lặp lại động tác từ 3 đến 5 lần.

3. Bài tập tư thế ngồi làm việc: Đây là tư thế khá giống với thiền, tuy nhiên tay chân của người tập tư thế yoga sẽ được giải phóng nhiều hơn. 

Tư thế ngồi làm việc chữa rối loạn thần kinh thực vật

Tư thế ngồi làm việc chữa rối loạn thần kinh thực vật

Cách thực hiện bài tập:

  • Ngồi thẳng lưng, hai tay duỗi thẳng tự nhiên. Đồng thời hai chân duỗi ra, bàn chân hướng lên trên.
  • Đầu người tập hướng lên trần nhà để làm thẳng và kéo dài cột sống.
  • Co duỗi bàn chân, đặc biệt là phần gót. Sau đó từ từ gập người theo hướng chân duỗi và ép sát với chân.
  • Giữ nguyên tư thế trong khoảng 20 đến 30 giây, lặp lại từ 4 đến 5 lần.

Một số bài tập khác

Tham gia tập luyện nhiều môn thể thao khác nhau cũng là giải pháp cải thiện sức khỏe, hỗ trợ lưu thông máu, giúp xóa bỏ căng thẳng; góp phần điều trị rối loạn thần kinh thực vật. Bên cạnh các bài tập chữa rối loạn thần kinh thực vật kể trên, bạn có thể tham gia các bộ môn thể thao như chạy bộ, bơi lội, bóng bàn, bóng đá, cầu lông, bóng rổ….

Đi bộ chữa rối loạn thần kinh thực vật

Đi bộ chữa rối loạn thần kinh thực vật

Một số điều cần lưu ý khi chữa rối loạn thần kinh tim bằng bài tập

Khi thực hiện các bài tập chữa rối loạn thần kinh thực vật người tập cần chú ý những điểm sau:

  • Các bài tập này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật; không thể thay thế thuốc điều trị hoặc các chỉ định khác từ bác sĩ.
  • Cần tuân thủ đúng cách, kỹ thuật của bài tập nhằm phát huy hiệu quả và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Ví dụ với yoga, người tập nên tham gia lớp học yoga để được hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra, cần tập luyện theo đúng kỹ thuật và trình tự, tăng dần từ bài tập cơ bản đến nâng cao.
  • Nên kết hợp luyện tập và sinh hoạt khoa học, đúng cách, dùng thuốc và thảo dược “đúng cách”… nhằm giúp gia tăng hiệu quả điều trị. Nhiều nghiên cứu đăng tải trên Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ Pubmed cho thấy, việc kết hợp thuốc, tập luyện, chế độ ăn cùng các thảo dược như Khổ sâm sẽ giúp ổn định hệ thần kinh thực vật, từ đó giảm triệu chứng tim đập nhanh, hồi hộp, khó thở, mất ngủ, bồn chồn, lo âu… hiệu quả hơn.

Xem thêm: Khổ sâm - cây thuốc “khắc tinh” của bệnh rối loạn nhịp tim

Áp dụng các bài tập chữa rối loạn thần kinh thực vật là cách đơn giản để kiểm soát căn bệnh này tốt hơn. Tuy nhiên nếu tình trạng bệnh vẫn không được cải thiện, người bệnh nên đến gặp trực tiếp các bác sĩ hoặc liên hệ các chuyên gia tư vấn để được tư vấn những phương pháp điều trị khác mang lại hiệu quả cao hơn.