Tập thể dục ở người rối loạn nhịp tim là cần thiết nhưng nếu thấy có các triệu chứng như đánh trống ngực, hồi hộp, đổ mồ hôi, da đỏ ửng hay xanh xao, cảm giác nóng trong cơ thể, mất ý thức, chóng mặt, đau ngực, khó thở khi tập thể dục thì bạn nên dừng ngay để nhịp tim ổn định trở lại. Điều này có thể là dấu hiệu cảnh báo cách tập luyện của bạn là chưa đúng, hoặc bệnh đang ở giai đoạn cấp tính, tập luyện lúc này chỉ khiến tình trạng rối loạn nhịp tim trở nên nguy hiểm hơn.

Tuy nhiên, về lâu dài không có nghĩa là bạn ngưng tập thể dục vĩnh viễn. Bởi lẽ việc luyện tập thường xuyên, ở mức độ phù hợp mang lại rất nhiều lợi ích cho người bị rối loạn nhịp tim.

Người rối loạn nhịp tim có nên tập thể dục không? Câu trả lời là “không” nếu thấy khó thở, đánh trống ngực...

Lợi ích của việc tập thể dục với người rối loạn nhịp tim

Căn bệnh rối loạn nhịp tim làm tim đập không đều, khả năng bơm máu của tim cũng giảm đi. Trong khi đó, hoạt động thể chất vừa phải giúp tăng cường máu đến tim và các cơ quan, cơ thể nhận được nhiều oxy và chất dinh dưỡng, có nghĩa là quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn, trai tim khi đó cũng không phải làm việc “vất vả”. Thậm chí, một số dạng rối loạn nhịp tim còn có thể cải thiện rất nhiều nhờ tập thể thao (ví dụ như rối loạn thần kinh tim).

Nghiên cứu cho thấy, người hay tập đều đặn thường xuyên nguy cơ tử vong đột ngột do rối loạn nhịp tim thấp hơn hẳn so với những người không tập. Ngoài ra, tập luyện cũng giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính khác như cao huyết áp hay tiểu đường…

Trên lý thuyết là như vậy, nhưng thực tế, việc bắt đầu luyện tập như thế nào, tập ra sao, bao nhiêu tiếng/ngày, tập môn nào là hiệu quả nhất sẽ rất khác nhau ở mỗi người. Do đó, mỗi lần đi khám bệnh, bạn nên trao đổi thêm với bác sĩ để được hướng dẫn. Ngoài ra, bạn cũng cần biết những lưu ý luyện tập an toàn dưới đây để hạn chế rủi ro.

Tập thể dục đem lại nhiều lợi ích cho người bị rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

Nguyên tắc người rối loạn nhịp tim phải biết khi tập thể dục

Để đảm bảo an toàn và biết chắc chắn bạn đang tập với cường độ phù hợp, bạn cần:

  • Bắt đầu tập luyện với cường độ thấp: Nếu trước kia bạn chưa từng tập thì chỉ nên bắt đầu tập trong 5-10 phút đi bộ, sau đó tăng dần thời gian tập và cường độ mỗi ngày. Nếu có triệu chứng đánh trống ngực, chóng mặt, đau ngực, có nghĩa là bạn  nên giảm cường độ.
  • Theo dõi nhịp tim khi tập bằng đồng hồ thông minh, ứng dụng đo nhịp tim trên điện thoại di động...: Nhịp tim tối đa được cho phép trong khi tập bằng 220 trừ số tuổi của bạn. Ví dụ bạn 40 tuổi thì nhịp tim tối đa khi tập là 180 nhịp/phút. Nếu nhịp tim vượt qua ngưỡng này, có nghĩa là cường độ bài tập quá nặng, khi đó bạn nên giảm tốc độ bài tập. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, bạn nên chuyển sang các bài tập nhẹ nhàng hơn hoặc đi khám lại vì có thể diễn tiến của bệnh đang nặng lên.
  • Duy trì uống thuốc đều đặn và đúng giờ: để tránh những cơn nhịp nhanh đột ngột xuất hiện khi tập.
  • Tập thường xuyên và điều độ: tập luyện như vậy sẽ hiệu quả hơn là bạn tập quá nhiều trong khoảng thời gian ngắn. Trước khi bắt đầu, bạn nên sắp xếp lịch tập cố định vào khoảng thời gian trong ngày và duy trì tối thiểu 3 buổi/tuần, mỗi buổi 30-60 phút.
  • Tự theo dõi sức khỏe: Bạn là người hiểu sức khỏe của mình nhất, do đó, trong quá trình luyện tập, hãy để ý thêm về các triệu chứng khác của cơ thể. Nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, bạn nên tạm ngưng việc luyện tập và hỏi ý kiến của bác sĩ.
  • Người bị rối loạn nhịp xoang vẫn có thể tập thể dục bình thường nhưng các dạng rối loạn nhịp nguy hiểm như rung nhĩ, rung thất, nhịp nhanh thất cần phải theo dõi cẩn thận, chỉ nên bắt đầu bằng bài tập hít sâu thở chậm, đi bộ rồi mới cân nhắc tăng cường đồ tập lên, không tên tập gym hay bài tập quá nặng.

Chú ý tập “điều độ, thường xuyên” và “theo dõi nhịp tim” trong khi tập

Môn thể thao phù hợp với người rối loạn nhịp tim

Với mỗi bệnh rối loạn nhịp tim khác nhau (chẳng hạn như rung nhĩ, rung thất, nhịp xoang nhanh, rối loạn thần kinh tim) sẽ có nhiều lựa chọn về các bài tập và mức độ khác nhau. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bạn nên chọn các bài tập vừa phải, tăng cường sử dụng nhiều nhóm cơ và hạn chế các động tác mang vác quá nặng. Một số bài tập bạn có thể tham khảo như bơi lội, cầu lông, quần vợt, thể dục dụng cụ, tập dưỡng sinh, tập thái cực quyền… Với người thường xuyên lo lắng, căng thẳng, stress nên tập thêm các bài tập giúp điều tiết cảm xúc như thiền, yoga, hoặc hít sâu thở chậm. Còn nếu bạn không thích tập luyện theo nhóm thì đạp xe, đi bộ là bộ môn phù hợp.

Một số bộ môn người rối loạn nhịp tim nên tập luyện

Gia đình cần theo dõi sát sao nếu có trẻ nhỏ bị rối loạn nhịp

Người lớn sẽ hiểu rõ bản thân mình, hiểu đâu là giới hạn khi tập luyện nhưng trẻ em bị rối loạn nhịp tim thì không như vậy. Cơ thể trẻ nhạy cảm và khả năng tập luyện cũng kém hơn. Cùng 1 bài tập đó, ngày hôm qua đứa trẻ vẫn khỏe mạnh nhưng ngày hôm nay tập lại khiến rối loạn nhịp nặng hơn. Vì thế mà cha mẹ cần giám sát, theo dõi sát sao bé trong khi tập để tránh những biến cố xảy ra nhé!

Ngoài những thông tin về việc luyện tập thể thao kể trên, chúng tôi cũng muốn bạn hiểu rằng, tập luyện chỉ là một trong rất nhiều cách để giúp ổn định nhịp tim. Chẳng hạn như việc dùng thuốc định kỳ, đúng chỉ định, tái khám sức khỏe thường xuyên, kiểm soát chế độ ăn mỗi ngày. Bên cạnh đó, để hạn chế bệnh tiến triển nặng dần, giúp cải thiện triệu chứng đau ngực, khó thở, hồi hộp, sử dụng thêm những thảo dược thiên nhiên cũng nhận được đánh giá cao của các chuyên gia tim mạch. Nổi bật trong số đó có Khổ sâm - thảo dược quý có khả năng ổn nhịp tim, làm giảm bớt triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực.

Qua bài viết này hy vọng bạn đã tự trả lời được câu hỏi “rối loạn nhịp tim có nên tập thể dục không” và biết cách tập luyện phù hợp nhất để vừa kiểm soát tốt nhịp tim, vừa nâng cao sức khỏe trái tim.