Đông y có câu nói nổi tiếng, hãy dùng ngón tay bạn trước khi phải sử dụng kim tiêm. Điều này chưa bao giờ sai nếu chúng ta hiểu tác dụng của việc bấm huyệt giảm nhịp tim.
Trong những cơn nhanh kịch phát, nếu nhịp tim rất cao, ví dụ như 120, 130 , 140 nhịp/phút thì nhanh chóng đi cấp cứu để đảm bảo an toàn. Còn nếu bạn vẫn tỉnh táo hoàn toàn, thì trước tiên có thể tự làm 1 số các động tác bấm huyệt làm giảm nhịp tim hoặc nhờ người nhà hỗ trợ bằng cách xoa bóp.
Bác sỹ Đạt tư vấn về 6 cách bấm huyệt để giảm nhịp tim
Huyệt Đản trung hiệu quả cho người bị ngoại tâm thu
Chúng ta có thể tự day bấm các huyệt có tác dụng tốt cho nhịp tim, ví dụ như huyệt Đản trung. Đây là huyệt chính theo Đông y, gọi là huyệt hội của nguyên khí cơ thể, tác động thật sâu vào vùng này và tự xoa bóp ở hai bên lồng ngực sẽ ổn định được nhịp tim, nhất là những người bị ngoại tâm thu.
Cách thực hiện: Ở cả nam và nữ thì Huyệt Đản trung (hay còn gọi là Chiên trung) nằm ở giữa hai cái núm vú. Chúng ta dùng ngón tay cái, có thể ấn qua áo, ray bấm mỗi khi tức ngực khó thở, mỗi khi chúng ta thấy khó chịu, mệt mỏi vì rối loạn nhịp tim.
Bấm huyệt Đản trung giúp làm giảm tức ngực, mệt mỏi, khó chịu do rối loạn nhịp tim
Huyệt Trung phủ giúp giảm khó thở
Huyệt thứ 2 chúng ta có thể tác động được là huyệt Trung phủ. Ấn cả 2 huyệt Đản Trung và Trung phủ thì khó thở sẽ giảm đi, khó thở do tim, khó thở do phổi, hay do hen phế quản đều giảm được. Cách thực hiện: Dùng tay ấn vào vị trí ở giữa xương quai xanh đo xuống một thốn ~ 3,72cm.
Vị trí huyệt Trung phủ
Ngoài 2 huyệt Đản trung, Trung phủ thì chúng ta có thể tác động vào huyệt Hợp cốc ở trên tay. Theo đông y, huyệt này được xem là “thùng thuốc” của cơ thể, khi có vấn đề, hãy lấy “thuốc” đó ra mà chữa.
Cách tìm đúng huyệt Hợp cốc như sau: Giơ bàn tay lên, sờ vào vùng lõm của điểm giao kết giữa ngón trỏ và ngón cái, phần lõm sâu sát với xương nối chính là huyệt hợp cốc (xem hình vẽ). Hoặc kẻ đôi đường phân giác góc tạo bởi ngón trỏ và ngón cái. Lấy 1 nửa huyệt hơi chếch về phía ngón tay trỏ và chúng ta ray vào đấy, ray và bấm tác động vào huyệt này khoảng 15 phút. Huyệt Hợp cốc rất tốt và là 1 trong những huyệt cấp cứu hay sử dụng nhất, chữa sốt cao co giật, chữa choáng ngất…
Ấn huyệt Hợp cốc trên bàn tay giúp giảm nhịp tim
Huyệt Nhân trung chữa ngất, trụy tim mạch
Vị trí huyệt Nhân Trung
Cách thực hiện: dùng ngón cái bấm mạnh vào huyệt nhân trung như mô tả trên hình khoảng 1 phút.
Huyệt Cưu vĩ chữa rối loạn nhịp tim
Một huyệt nữa mà có tác dụng tốt cho tim mạch đó là Huyệt Cưu vĩ ở dưới xương ức của chúng ta. Đây cũng là 1 trong các huyệt chữa rối loạn nhịp tim hiệu quả.
Huyệt Cưu vĩ nằm ở đỉnh xương ức (mũi xương ức)
Nếu như chúng ta dùng 2 ngón tay, 1 tay ở Cưu vĩ, 1 tay ở Đản trung. Hoặc ấn cùng lúc 3 huyệt: Cưu vĩ, Đản trung và Trung phủ sẽ cải thiện được ở tình trạng tức ngực khó thở, đau vùng trước tim.
Cách thực hiện: đầu hai ngón tay cái chồng lên nhau ấn xuống huyệt Cưu vĩ ở đỉnh xương ức (xem mô tả trên hình)
Bạn có thể xem video Bác sỹ Đạt hướng dẫn chi tiết các thao tác bấm huyệt trong clip dưới đây:
Cách bấm huyệt cho người rối loạn nhịp tim
Bài tập vẩy tay giúp hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn nhịp tim
Phương pháp gần đây mà cộng đồng mạng chúng ta rất quan tâm mà chữa được nhiều các chứng bệnh đó là phương pháp “phất thủ liễu pháp”. Phất là vẫy, thủ là tay, phất thủ liễu pháp là là bài tập “vẫy tay”.
Cách thực hiện: chúng ta chỉ cần ở tư thế đứng hai chân bằng vai, hai tay về phía trước, tay hơi dún phía trước rồi đưa tay nên phía trên rồi đưa tay xuống phía trước và lặp lại và đưa ngang vai và làm đi làm lại như thế này. Làm từ 300 đến 500 cho đến 1.000 lần hàng ngày sẽ chữa được rất nhiều các bệnh, trong đó có bệnh rối loạn nhịp tim.
Phương pháp phất thủ liễu pháp rất tốt cho bệnh tim mạch
Có thể bạn quan tâm:
- Điều trị rối loạn nhịp tim hiệu quả với thảo dược quý từ Đông Y
- Tất cả những điều cần biết về rối loạn nhịp tim
Những thông tin hữu ích về cách bấm huyệt để giảm nhịp tim đã được BS. Trần Quang Đạt - Bác sỹ chuyên khoa II, Nguyên giảng viên Đại học Y Hà Nội tư vấn đầy đủ. Nếu còn bất kì điều gì băn khoăn bạn có thể liên hệ 0981 238 219 để được giải đáp thêm về các cách ổn định nhịp tim.
Không biết bạn đang có băn khoăn nào về bệnh tim mạch? Bạn có thể chia sẻ câu hỏi trực tiếp tại đây, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn.
Hoặc bạn có thể liên hệ chúng tôi theo số 0981.238.219 để được tư vấn chi tiết hơn.
Thân mến,
TPBVSK Ninh Tâm Vương giúp hỗ trợ cho người bị tim đập nhanh có thể kèm theo huyết áp cao hoặc thấp đều được. Tuy nhiên tuỳ vào chỉ số huyết áp của bạn thì liều dùng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp.
Nếu bạn bị huyết áp thấp bệnh lý có kèm theo hoa mắt, chóng mặt thì khi đó bạn dùng liều 2 viên/ ngày chia 2 lần.
Trường hợp của bạn bị huyết áp thấp cơ địa, không có biểu hiện trên thì bạn hoàn toàn sử dụng được liều 4 viên/ ngày chia 2 lần.
Bên cạnh đó, việc sử dụng sản phẩm bạn cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ (nếu có) và có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học như:
- Giữ tâm lý ổn định bằng cách tập thiền, yoga, dưỡng sinh, hít sâu thở chậm….Tránh căng thẳng lo lắng quá nhiều.
- Tăng cường giao lưu với bạn bè, tham gia các phong trào đoàn thể.
- Hạn chế sử dụng đồ uống có ga, có cồn, chất kích thích…
- Nên dùng các món ăn chế biến từ cá, hải sản vừa để giảm bớt các món thịt mỡ vừa để có thêm các acid béo không no, omega, khoáng chất
- Cần hạn chế đồ ăn nhanh, chứa nhiều muối (ví dụ mì tôm, các loại bánh mặn, gà rán và khoai tây chiên KFC). Thực phẩm chế biến sẵn như thịt muối, cá muối, giò, chả, pate, dưa muối, cà muối, phủ tạng động vật, mỡ động vật, bơ, trứng…
Thân mến!
Bạn đọc kỹ bài viết phía trên về cách bấm huyệt để giảm nhịp tim đã được bác sĩ Trần Quang Đạt - tư vấn đầy đủ để áp dụng thêm nhé!
Có đến 90% người bệnh bị rối loạn nhịp tim sau nhồi máu cơ tim, chính vì vậy bạn vẫn nên sử dụng đều đặn thuốc điều trị của bác sĩ và có lối sống khoa học để giảm tình trạng tim đập nhanh như:
- Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, tránh làm việc quá sức hay căng thẳng trong thời gian dài.
- Nên ngủ đủ giấc mỗi ngày 6-8 tiếng, tránh thức khuya sau 23 giờ đêm
- Dành mỗi ngày ít nhất 30 phút để tập các bài tập giúp thư giãn như hít sâu thở chậm, ngồi thiền, yoga, đi bộ, đạp xe
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây nhiều màu sắc, hạn chế đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ...
- Không dùng chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia, trà đặc.
Đồng thời, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt cho chứng rối loạn nhịp tim nhanh chứa thành phần chính là thảo dược Khổ sâm để giúp cân bằng nồng độ điện giải tại tế bào cơ tim, giảm tính kích thích cơ tim, thư giãn mạch máu nên có tác dụng ổn định nhịp tim và huyết áp cho bạn.
Thân mến,
Cách bấm huyệt hỗ trợ điều trị tim đập nhanh bạn có thể áp dụng hằng ngày. Bên cạnh đó, để giúp nhịp tim được ổn định hơn bạn cũng cần có một chế độ ăn uống, tập luyện khoa học để giúp ổn định nhịp tim và phòng ngừa nguy cơ đột quỵ, suy tim như:
- Tăng cường nhiều hoa quả tươi nhiều vitamin các loại hạt ngũ cốc nguyên cám.
- Bổ sung các vitamin nhóm B và C như: hải sản, đậu, chuối, bơ, cà chua, yến mạch, bí ngô, rau dền, khoai lang, trái cây họ cam quýt, bưởi…
- Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, tránh làm việc quá sức.
- Không được sử dụng các chất kích thích như cafe, nước trà đặc…
- Tập thể dục mỗi ngày ít nhất 30 phút với các môn như đạp xe, chạy bộ, bơi lội…
Đồng thời bạn có thể tham khảo sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt cho chứng rối loạn nhịp tim nhanh chứa thành phần chính là thảo dược Khổ sâm để giúp ổn định tính dẫn truyền thần kinh tim, giảm các triệu chứng như hồi hộp, khó thở…và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm do nhịp tim nhanh gây ra như huyết khối, suy tim đột quỵ…
Thân mến,
Bạn có thể kết hợp phương pháp bấm huyệt kèm uống thuốc điều trị rối loạn nhịp tim theo chỉ định của bác sĩ.
Bạn đọc kỹ bài viết phía trên về cách bấm huyệt để giảm nhịp tim đã được bác sĩ Trần Quang Đạt - tư vấn đầy đủ để áp dụng thêm nhé. Nếu có bất kỳ điều gì băn khoăn bạn có thể liên hệ 0981238219 để được giải đáp thêm.
Thân mến,