Đang nằm ngủ, người đàn ông nghe có ai đó gọi liền ngồi dậy rồi bất ngờ ngã quỵ, rơi vào tình trạng chết lâm sàng. Ngay sau khi phát hiện sự việc, gia đình lập tức đưa ông L.M.C (sinh năm 1962, ngụ tại Ninh Kiều, Cần Thơ) đi cấp cứu. Tại khoa Cấp cứu, bệnh nhân đã trong tình trạng hôn mê, tím tái và ngưng tim. Các bác sĩ phát hiện ông mắc phải hội chứng Brugada. Đây là 1 dạng loạn nhịp tim rất nguy hiểm, có thể gây đột tử đột ngột

Hội chứng Brugada là gì?

Hội chứng Brugada là chứng rối loạn nhịp tim có khả năng gây ngừng tim đột đột, đột tử do tim đập quá nhanh, thường xảy ra vào ban đêm. Bệnh này phổ biến ở người dưới 50 tuổi, trong đó, nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 8 lần nữ giới.

Chính vì căn bệnh này rất nguy hiểm nên đứng trước tình trạng nguy kịch này, bệnh viện phải kích hoạt báo động đỏ, huy động ekip cấp cứu gồm các bác sĩ chuyên khoa Hồi sức, Tim mạch cùng phối hợp cấp cứu người bệnh.

benh-nhan-chet-lam-sang-trong-dem-vi-hoi-chung-brugada.jpg

Bệnh nhân chết lâm sàng trong đêm vì hội chứng Brugada

Tại sao hội chứng Brugada nguy hiểm?

Hội chứng Brugada thường không có triệu chứng nên không được chẩn đoán cho đến khi có biểu hiện loạn nhịp, ngất hoặc được phát hiện tình cờ khi làm điện tâm đồ. Nhưng một khi xuất hiện có thể gây tử vong nếu không kịp cấp cứu.

Đôi khi dấu hiệu sớm nhất để phát hiện bệnh đó là những cơn ngất không rõ nguyên nhân, không theo một chu kỳ nào. Nhiều trường hợp người bệnh có rối loạn nhịp thất, rung thất sau đó dẫn đến ngừng tim đột ngột và tử vong khi đang làm việc và cả khi nghỉ ngơi.

hoi-chung-brugada-het-suc-nguy-hiem-neu-khong-duoc-chan-doan.jpg

Hội chứng Brugada hết sức nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và có biện pháp xử trí kịp thời.

Cần làm gì để giảm bệnh Brugada?

Khi tim ngưng đột ngột, việc sơ cấp cứu ban đầu bằng thủ thuật ấn tim ngoài lồng ngực và hà hơi thổi ngạt sẽ là yếu tố quyết định mạng sống của người bệnh, hạn chế ảnh hưởng đến não do thiếu dưỡng khí. Song song đó, người bệnh nên được nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Sau khi cấp cứu hồi sức, bác sỹ có thể chỉ định bạn đặt máy khử rung tim, thay đổi lối sống...

Đặt máy khử rung tim ICD

Ts. Bs Phạm Như Hùng – Tổng thư ký hội tim mạch can thiệp, chuyên gia về điện sinh lý học và tạo nhịp tim cho biết: “Đột tử là nguy cơ cao nhất của hội chứng này. Vì vậy để chống lại đột tử thì người bệnh được đặt 1 máy khử rung tự động ICD.

Máy khử rung là phương pháp điều trị duy nhất đã được chứng minh có tác dụng ngăn ngừa đột tử ở hội chứng Brugada, giúp chuyển nhịp tim về bình thường. Riêng với hội chứng này, không có thuốc chống loạn nhịp nào có thể dự phòng được. Các thuốc chống loạn nhịp như chẹn beta hay amiodaron gần như không có tác dụng chống đột quỵ.”

khi-moi-dat-may-khu-rung-tim-o-o-nguc-trai.jpg

Khi mới đặt máy khử rung tim ở ở ngực trái, người bệnh sẽ thấy hơi khó chịu vì cơ thể chưa “quen”

Sử dụng sản phẩm có chứa Khổ sâm để ổn định nhịp tim

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Khổ sâm giúp giảm và ổn định nhịp tim hiệu quả, giúp điều hòa kênh ion như Natri, Kali…  Trong khi đó, hội chứng Brugada được xác định là do đột biến gen liên quan đến kênh ion Natri. Vậy nên sử dụng sản phẩm có chứa Khổ sâm sẽ giúp giảm được nhịp tim, từ đó, giảm bớt sự nguy hiểm của căn bệnh này.

Xem thêm:

TPBVSK Ninh Tâm Vương chứa Khổ sâm dùng cho người rối loạn nhịp tim

Khổ sâm - cây thuốc “khắc tinh” của bệnh rối loạn nhịp tim

Hội chứng Brugada đã đặt máy tạo nhịp nhưng vẫn hồi hộp là sao?

Bị Brugada tuyp 1 chưa đặt máy cần lưu ý gì để tránh nguy hiểm?

“Vô cùng nguy hiểm” là 4 từ ngắn gọn để nói về Hội chứng brugada. Chính vì vậy, bạn hãy đi tầm soát nếu trong gia đình có người có tiền sử mắc bệnh này để được điều trị sớm và tránh rủi ro không đáng có nhé!

Nguồn: Báo Afamily