Sử dụng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim cho những bệnh nhân nhịp tim nhanh, nhịp tim bất thường để đưa nhịp tim về giới hạn bình thường, giảm các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên,  không phải người bệnh nào cũng nắm rõ được chỉ định cũng như lưu ý khi sử dụng và cách xử trí khi gặp phải tác dụng phụ của các thuốc này. Hãy cùng Ninh Tâm Vương tìm hiểu về các nhóm thuốc điều trị rối loạn nhịp tim thường dùng nhất và cách sử dụng hiệu quả trong bài viết sau đây. 

thuốc rối loạn nhịp tim

Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim có tác dụng ổn định nhịp tim hiệu quả 

Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim phổ biến

Các loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim thường được chỉ định trong điều trị ngoại tâm thu hoặc nhịp nhanh bất thường có xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, hồi hộp, trống ngực, … Những loại thuốc này có tác dụng làm giảm nhịp tim nhanh và ngăn chặn sự tự động kích hoạt của các mô tim hoặc làm giảm sự dẫn truyền những xung điện bất thường trong tim. 

Những loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến như: Quinidin, Procainamide (Procan, Procanbid), Lidocaine (Xylocaine), Flecainide (Tambocor), Amiodarone (Cordarone), Sotalol (Betapace), Ibutilide (Corvert), Propranolol (Inderal), …

Các loại thuốc rối loạn nhịp tim được phân thành 4 nhóm chính (theo phân loại của Vaughan Williams) dựa trên cơ chế tác động chính lên điện sinh lý học tế bào cơ tim. Cụ thể gồm các nhóm như sau:

  • Thuốc chống loạn nhịp nhóm I (thuốc chẹn kênh natri)

  • Thuốc chống loạn nhịp nhóm II (thuốc chẹn beta)

  • Thuốc chống loạn nhịp nhóm III (thuốc chẹn kênh kali)

  • Thuốc chống loạn nhịp nhóm IV (thuốc chẹn kênh Canxi)

Ngoài ra, còn có Digoxin và adenosine không được đưa vào phân loại của Vaughan Williams. Cụ thể:

  • Digoxin: một dạng glycoside tim có tác dụng giảm dẫn truyền xung điện tim qua nút nhĩ thất và gia tăng sức co bóp tim. Thuốc hiện nay ít được sử dụng do gây nhiều tác dụng phụ cho người bệnh. Đôi khi nó được dùng kết hợp với thuốc chẹn beta để kiểm soát nhịp tim ở người bệnh rung nhĩ và suy tim.

  • Adenosine: là chất chủ vận purin có công dụng giảm dẫn truyền qua nút nhĩ thất và có tính giãn tĩnh mạch, thường được chỉ định cho những người bị nhịp nhanh trên thất có triệu chứng, bao gồm cả hội chứng Wolff-Parkinson-White. Tuy nhiên thuốc dùng dạng tiêm truyền tĩnh mạch nên chủ yếu được sử dụng ở bệnh viện.

Những trường hợp thường xuyên xuất hiện nhịp ngoại tâm thu hoặc nhịp nhanh bất thường, người bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm như thử nghiệm điện sinh tim hoặc đo điện tâm đồ để có thể đánh giá hiệu quả điều trị của thuốc rối loạn nhịp tim.

thuốc điều trị loạn nhịp tim

Thuốc điều trị loạn nhịp tim mang lại hiệu quả tốt những vẫn tồn tại nhiều nhược điểm

Thuốc chống rối loạn nhịp tim là nhóm thuốc thường được chỉ định trong những trường hợp điều trị rối loạn nhịp tim và mang lại nhiều hiệu quả đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì các loại thuốc này vẫn tồn tại những nhược điểm khi phải sử dụng mỗi ngày và lâu dài, dẫn đến tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ như gây hạ nhịp tim quá mức hoặc khiến tình trạng rối loạn nhịp tim diễn ra thường xuyên hơn.

Do đó, bệnh nhân cần theo dõi kỹ các phản ứng của thuốc và cần liên hệ với bác sĩ ngay nếu tình trạng rối loạn nhịp tim trở nên nghiêm trọng và thường xuyên hơn, không tự ý ngưng thuốc đột ngột để tránh gặp phải những tác dụng bất lợi trên tim.

Bệnh nhân cũng đừng quên liên hệ ngay đến chuyên gia theo số 0981.238.219 khi có vấn đề về nhịp tim để được tư vấn nhanh nhất!

Thuốc chống loạn nhịp nhóm I

Thuốc chống loạn nhịp nhóm I (thuốc chẹn kênh natri) gồm có: Quinidin, Procainamide (Procan, Procanbid) thường được chỉ định cho người mắc hội chứng Brugada, hội chứng QT ngắn hay hội chứng Wolff-Parkinson-White; Lidocaine (Xylocaine), mexiletine dùng cho những người bị loạn nhịp thất sau nhồi máu cơ tim; Flecainide (Tambocor) hoặc propafenone dùng điều trị nhịp nhanh trên thất. Tuy Flecainide được dung nạp tốt nhưng có thể gây đau dạ dày, hội chứng Brugada nên bạn cần trao đổi với bác sĩ để đổi loại thuốc khác nếu nghi ngờ gặp tác dụng phụ này.

procainamide trị rối loạn nhịp tim

Thuốc Procainamide thường được chỉ định cho người mắc hội chứng Brugada, hội chứng QT ngắn hay hội chứng Wolff-Parkinson-White

Thuốc chống loạn nhịp nhóm II

Thuốc nhóm II chủ yếu là các thuốc chẹn beta trong điều trị rối loạn nhịp tim. Đây được xem là nhóm thuốc đầu tay trong điều trị rối loạn nhịp tim với những loại thuốc thường được sử dụng là Nadolol, Atenolol, Metoprolol, Bisoprolol, Acebutolol, Propranolol… 

Thuốc chẹn Beta có tác dụng ổn định nhịp tim nhanh và đưa nhịp tim về ngưỡng an toàn bằng cách ngăn chặn hoạt động của Adrenalin - một hormone có tính co mạnh và gây nên tình trạng tim đập nhanh bất thường khi hormone này tăng cao.

Bên cạnh đó, thuốc chẹn beta còn giúp giảm gánh nặng cho tim và giảm huyết áp hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc vẫn có thể gây ra một vài tác dụng phụ như lạnh tay, nhức đầu, mệt mỏi, hạ nhịp tim và huyết áp quá mức, một số trường hợp người sử dụng còn bị ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá. 

Đáng chú ý là nếu bạn đột ngột dừng thuốc chẹn beta có thể gặp phải các phản ứng ngược dẫn đến rối loạn nhịp tim, đau ngực dữ dội và gia tăng nguy cơ đột tử. Chính vì thế, bạn cần phải trao đổi với bác sĩ để được điều chỉnh giảm liều lượng từ từ và không được dừng sử dụng đột ngột.

thuốc chẹn benta trị loạn nhịp tim

Thuốc chẹn Beta có tác dụng ổn định nhịp tim nhanh và đưa nhịp tim về ngưỡng an toàn

Thuốc chống loạn nhịp nhóm III

Thuốc nhóm III chủ yếu gồm các thuốc chẹn kênh Kali như: Amiodarone (Cordarone), dronedarone thường được chỉ định cho bệnh nhân rung nhĩ để duy trì nhịp xoang, đặc biệt là những người có rối loạn chức năng tâm thu thất trái, loạn nhịp thất tái phát. Tuy nhiên, thuốc Amiodarone có một số tác dụng phụ tiềm ẩn như gây bệnh tuyến giáp, ảnh hưởng chức năng gan và làm tăng nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Nếu bạn dùng loại thuốc này thì nên sử dụng kem chống nắng khi đi ra ngoài trời nắng, theo dõi kiểm tra tuyến giáp, chức năng gan định kỳ 3 tháng/lần. Người bệnh có thể dùng thuốc dronedarone để hạn chế tác dụng phụ lên tuyến giáp. Dofetilide dùng cho người bị loạn nhịp nhĩ, Sotalol (Betapace) điều trị cả loạn nhịp thất và trên thất; Ibutilide (Corvert) được chỉ định cho những người bị rung nhĩ, cuồng nhĩ.

Thuốc chống loạn nhịp nhóm IV

Thuốc nhóm IV là thuốc chẹn kênh Canxi trong điều trị rối loạn nhịp tim. Có hai loại thuốc chẹn canxi thường được dùng phổ biến hiện nay là Verapamil (Calan, Covera, Isoptin, Verelan) và Diltiazem (Cardizem, Cartia, Dilacor, Diltia, Tiazac). Thuốc chẹn canxi, hay chất đối kháng canxi là loại thuốc trị rối loạn nhịp tim có công dụng làm giảm nhịp tim do nồng độ canxi cao bằng cách ngăn chặn sự vận chuyển canxi vào mô tim và mạch máu.

Ngoài công dụng mà nó mang lại thì thuốc chẹn canxi cũng tiềm ẩn những nhiều tác dụng phụ khi sử dụng như táo bón, phù chi, nhịp tim nhanh, chóng mặt… và một số tác dụng phụ nghiêm trọng hiếm gặp khác như dị ứng hay phát ban. Để có thể hạn chế những tác dụng phụ do loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim này gây nên, bạn cần tuân theo chỉ định sử dụng của bác, đúng đơn thuốc, đúng liều lượng và trao đổi ngay với bác sĩ khi có dấu hiệu của tác dụng phụ để được điều chỉnh liều thuốc hoặc chuyển sang loại thuốc khác phù hợp.

thuốc chống rối loạn nhịp tim

Thuốc chẹn canxi có tác dụng ngăn chặn vận chuyển canxi vào mô tim và mạch máu nên làm giảm nhịp tim nhanh

Thuốc chống đông máu ngăn ngừa máu đông do rối loạn nhịp tim

Thuốc chống đông máu hay chất làm loãng máu tuy không trực tiếp tác động tới nhịp tim nhưng chúng là những loại thuốc có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ hình thành máu đông do rối loạn nhịp tim. Cục máu đông có thể gặp ở người bệnh rung nhĩ, nhịp nhanh thất, nhịp nhanh kịch phát trên thất... Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng giảm nguy cơ hình thành cục máu đông chứ không có tác dụng làm tan cục máu.

Các loại thuốc chống đông máu thường dùng bao gồm:

  • Aspirin liều thấp 

  • Thuốc kháng vitamin K: acenocoumarol (Sintrom), warfarin (Coumadin, Jantoven), 

  • Thuốc ức chế kết tập tiểu cầu: Clopidogrel (Plavix) 

  • Thuốc chống đông đường uống thế hệ mới: dabigatran (Pradaxa), rivaroxaban, apixaban.

Trong số các thuốc chống đông máu này có nhóm kháng vitamin K khi dùng người bệnh cần lưu ý ăn hạn chế các thực phẩm giàu vitamin K để không làm giảm tác dụng chống đông của thuốc, bao gồm các loại rau màu xanh đậm như rau cải, súp lơ, cải xoăn, cải xanh, măng tây, cải bó xôi, mù tạt, mùi tây, húng quế...  

Đồng thời, các loại thuốc chống đông máu có chung tác dụng phụ là làm cho máu loãng, dễ dẫn đến chảy máu quá mức. Chính vì thế khi sử dụng, người bệnh cần chú ý theo dõi những triệu chứng trên cơ thể như xuất huyết bất thường dưới da, chảy máu chân răng, hay các vết bầm tím bất thường… Hãy đi khám ngay hoặc thông báo cho bác sĩ điều trị biết khi có các dấu hiệu xuất huyết và nên theo dõi chỉ số đông máu INR định kỳ hàng tháng để có cách xử trí kịp thời.

nhóm thuốc điều trị rối loạn nhịp tim

Warfarin là loại thuốc chống đông máu được sử dụng nhiều cho người bị rối loạn nhịp tim

Lưu ý để sử dụng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim an toàn

Hầu hết các loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim đều cần sử dụng trong điều trị thời gian dài và có nguy cơ kéo theo nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, bệnh nhân cần hết sức lưu ý khi sử dụng và đảm bảo những yêu cầu sau:

  • Liên hệ với bác sĩ điều trị ngay khi gặp bất kỳ tác dụng nào trong quá trình sử dụng thuốc.

  • Luôn mang bên mình các loại thuốc đã được kê đơn.

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu sử dụng thêm các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng bao gồm vitamin, thuốc không theo đơn mà bạn đang sử dụng.

  • Không được tự ý thay đổi loại thuốc, liều lượng hoặc ngừng sử dụng các loại thuốc bác sĩ đã kê theo đơn khi chưa có sự đồng ý.

  • Sử dụng thuốc đối với trẻ em: cần cẩn thận khi sử dụng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim dành cho trẻ em vì đây là đối tượng rất nhạy cảm đối với các tác dụng phụ của thuốc, cần tham khảo liều lượng cẩn thận trước khi điều trị chính thức.

  • Bệnh nhân cần duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục thể thao đều đặn và xây dựng một chế độ ăn hợp lý và loại bỏ những chất gây hại như rượu, bia, thuốc lá… để mang lại hiệu quả cao khi điều trị bằng thuốc.

Lưu ý để sử dụng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim an toàn

Cần liên hệ với bác sĩ điều trị ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường khi sử dụng thuốc

Xem thêm: 

Bên cạnh việc sử dụng những loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim đã kể trên, bạn có thể sử dụng thêm chế phẩm chứa thảo dược Khổ sâm để giúp tim đập nhịp nhàng, co bóp đều và ổn định nhịp tim hiệu quả. Bởi thảo dược Khổ sâm chứa các hoạt chất chính như matrine, oxymatrine có cơ chế tác động là giúp cân bằng nồng độ điện giải tại tế bào cơ tim, làm giảm tính kích thích cơ tim, thư giãn mạch máu, ức chế tiết adrenalin tương tự nhóm thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc chẹn kênh kali như amiodarone nhưng không gây ra các tác dụng bất lợi, mà còn giúp tăng hiệu quả các loại thuốc điều trị khi sử dụng song song.

Khổ sâm - Giải pháp vàng giúp ổn định nhịp tim an toàn, hiệu quả

Tim đập nhanh hay các dạng rối loạn nhịp tim có thể là nỗi lo đối với bất kỳ ai khi nghe đến. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể khống chế chúng bằng cách thăm khám và điều trị bằng các loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim kịp thời theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ để có được trái tim khỏe mạnh hơn.

Nguồn tham khảo

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK482322/

  • https://www.bhf.org.uk/informationsupport/heart-matters-magazine/medical/drug-cabinet/anti-arrhythmics
  • https://www.heart.org/en/health-topics/arrhythmia/prevention--treatment-of-arrhythmia/medications-for-arrhythmia