Rối loạn nhịp tim ở trẻ em là tình trạng thường gặp nhưng khó phát hiện vì trẻ em không nhận biết được những biểu hiện chúng đang gặp phải là dấu hiệu của bệnh lý tim mạch. Chính vì thế, phụ huynh không nên chủ quan mà hãy thường xuyên theo dõi, hỏi han tình trạng sức khoẻ của bé để phát hiện những triệu chứng bất thường.
Rối loạn nhịp tim ở trẻ em và những điều phụ huynh cần biết
Rối loạn nhịp tim ở trẻ em là gì?
Rối loạn nhịp tim ở trẻ em là tình trạng nhịp tim có sự thay đổi bất thường một cách thường xuyên, bao gồm tim đập không đều, quá chậm (nhịp tim chậm) hoặc đập quá nhanh (nhịp tim nhanh). Nếu tình trạng tim đập bất thường diễn ra, các cơ quan khác bên trong cơ thể của trẻ cũng không thể hoạt động tốt và có thể bị ảnh hưởng do không được bơm đủ lượng máu cần thiết.
Nhịp tim của bé sẽ được xem là rối loạn nếu tim của bé đập không đều
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị rối loạn nhịp tim
Với những trẻ quá nhỏ, triệu chứng của bệnh rối loạn nhịp ở trẻ thường không rõ rệt và dễ nhầm lẫn với bệnh khác, chẳng hạn như như đổ mồ hôi nhiều, da lạnh và xanh, không chịu ăn uống, quấy khóc, thở nhanh, ngủ nhiều nhưng không sâu giấc, khi bạn đặt tay vào ngực trái của con thấy tim đập thình thịch, rung trong lồng ngực.
Ở những trẻ lớn hơn, đã biết nói và thể hiện tình trạng của mình một cách rõ rệt hơn như cảm giác lâng lâng, cảm thấy hồi hộp, khó chịu trong tim, đôi khi là cảm giác hẫng hụt, kèm theo đau ngực, khó thở, mệt mỏi.
Nếu nghi ngờ con bị loạn nhịp tim, bạn có thể thử bắt mạch và đếm nhịp tim, bạn sẽ thấy tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc có những nhịp bỏ, nhịp đập đôi không đều.
Nguyên nhân rối loạn nhịp tim ở trẻ nhỏ
Đa số các trường hợp loạn nhịp tim ở trẻ em là nhịp nhanh sinh lý, xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định khi trẻ bị ốm sốt, sợ hãi… Còn lại, có một số nguyên nhân gây rối loạn nhịp ở trẻ em khác có thể kể đến như:
-
Rối loạn nhịp tim di truyền
-
Rối loạn điện giải
-
Bệnh tim bẩm sinh
-
Bệnh rối loạn nhịp tim
-
Bệnh lý về tim mạch như hẹp hở van tim, dày thất, tăng áp động mạch phổi
-
Bị nhiễm trùng
Bệnh tim bẩm sinh là một trong những nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim ở trẻ em
Một số dạng loạn nhịp tim thường gặp ở trẻ
Tùy thuộc tình trạng sức khỏe, bệnh lý nền của trẻ mà dạng rối loạn nhịp tim trẻ mắc phải cũng sẽ nặng nhẹ khác nhau, bao gồm các dạng sau đây:
-
Hội chứng QT kéo dài: Rối loạn nhịp tim do di truyền ở trẻ, có thể gặp phải ở những bé bị bệnh tim mạch hoặc trẻ em khỏe mạnh bình thường.
-
Rối loạn nhịp tim nhanh: Nhịp tim đo được ở trẻ sơ sinh lúc nghỉ ngơi lớn hơn 160 nhịp/phút, trẻ vị thành niên mà trên 100 nhịp/ phút sẽ được gọi là tim đập nhanh.
-
Nhịp nhanh trên thất ở trẻ em: Có thể phát hiện ngay cả khi bé còn ở trong bụng mẹ. Tuy nhiên, nhịp nhanh trên thất không phải là vấn đề nghiêm trọng đối với hầu hết trẻ em nếu không thường xuyên xuất hiện các triệu chứng trong khoảng thời gian dài.
-
Nhịp nhanh xoang: Bệnh thường không gây nguy hiểm đối với trẻ em và không cần điều trị, trừ trường hợp trẻ bị nhịp xoang nhanh do thiếu máu hoặc cường giáp.
-
Ngoại tâm thu nhĩ (PAC) và ngoại tâm thu thất (PVC): Là tình trạng tim bỏ nhịp do xuất hiện một nhịp đập sớm hơn bình thường, sau đó tim đập bù và nghỉ 1-2 giây. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian ngắn thì chưa cần điều trị.
-
Nhịp nhanh thất: Là một dạng rối loạn nhịp tim hiếm gặp ở trẻ em nhưng cực kỳ nguy hiểm và cần điều trị kịp thời để tránh biến chứng ngưng tim đột ngột cho trẻ.
-
Nhịp tim chậm: Là tình trạng nhịp tim của trẻ đập chậm dưới 80 nhịp/ phút ở trẻ sơ sinh, nhịp tim dưới 50 nhịp/phút ở trẻ vị thành niên. Tim đập chậm khiến khả năng bơm máu kém hiệu quả, trẻ sẽ gặp triệu chứng mệt mỏi, uể oải, ngủ rũ...
-
Hội chứng Wolff-Parkinson-White (WPW): Có thể xuất hiện ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ, làm tăng nguy cơ bị ngừng tim đột ngột, mặc dù bệnh không có biểu hiện cụ thể.
-
Block tim hoàn toàn: hay còn gọi là block nhĩ thất độ 3. Bệnh tuy hiếm gặp ở trẻ em nhưng có thể gây biến chứng nguy hiểm như ngất xỉu hoặc tử vong.
-
Hội chứng nút xoang (sick sinus syndrome): thường xuất hiện ở trẻ em có tiền sử phẫu thuật tim mở, với các triệu chứng đặc trưng như mệt mỏi, chóng mặt, có thể dẫn đến ngất xỉu, một số trường hợp còn gây nên những cơn nhịp tim chậm và nhịp tim nhanh. Tuy nhiên một số trường hợp lại không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào.
Chẩn đoán trẻ bị rối loạn nhịp tim
Sau khi thực hiện thăm khám, bác sĩ đã có thể chẩn đoán sơ bộ cho bé thông qua những thông tin mà gia đình cung cấp như dấu hiệu, triệu chứng rối loạn nhịp tim ở trẻ em hay tiền sử bệnh của gia đình. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cho bé để có thể đưa ra chẩn đoán cụ thể hơn như:
-
Điện tâm đồ ECG: giúp đánh giá hoạt động của tim.
-
Thử nghiệm điện sinh lý: Nhân viên y tế sẽ dùng một ống nhỏ để chèn vào tĩnh mạch ở cánh tay hoặc chân để đến các buồng tim để xem xét và đưa ra đánh giá sự dẫn truyền giữa tâm nhĩ và tâm thất.
-
Xét nghiệm máu: giúp phát hiện hoặc loại bỏ nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim ở trẻ do thuốc hoặc nhiễm trùng.
-
Theo dõi điện tim: Nhân viên y tế sẽ gắn một thiết bị có khả năng truyền tín hiệu đến thiết bị di động và phụ huynh có thể gửi kết quả để bác sĩ có thể đánh giá tình trạng của bé.
Bên cạnh đó, nếu trẻ thường xuyên xuất hiện những triệu chứng như choáng, ngất xỉu thì có thể bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phương pháp bàn nghiêng để có thể đánh giá huyết áp và nhịp tim khi bé thay đổi tư thế, đứng lên hoặc ngồi xuống.
Điện tâm đồ ECG giúp chẩn đoán chính xác hoạt động tim của bé
Điều trị loạn nhịp cho trẻ
Tuỳ vào tình trạng sức khoẻ, nguyên nhân và tình trạng rối loạn nhịp tim ở trẻ em mà bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp điều trị như:
-
Dùng thuốc điều trị: đối với một số trường hợp rối loạn nhịp tim có thể đáp ứng tốt khi sử dụng thuốc sẽ không cần đến những biện pháp bổ trợ khác. Bệnh nhân cần tuân thủ và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tránh việc tùy tiện sử dụng thuốc vì có thể gây ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn.
-
Dùng thảo dược Khổ sâm: Nhiều nghiên cứu lớn trên thế giới cho thấy thảo dược Khổ sâm có chứa các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên có khả năng thư giãn mạch máu, cân bằng nồng độ điện giải tại tế bào cơ tim, giảm tính kích thích cơ tim, nhờ đó giúp ổn định nhịp tim hiệu quả mà không gây ra tác dụng phụ. Vì vậy, bạn có thể sử dụng các chế phẩm chứa thảo dược như Khổ sâm để hỗ trợ điều trị rối loạn nhịp tim cho trẻ từ 7 tuổi trở lên.
Thảo dược Khổ sâm có khả năng hỗ trợ điều trị rối loạn nhịp tim ở trẻ em từ 7 tuổi trở lên
-
Sốc điện tim: phương pháp này sẽ tác động đến các xung điện trong tim, giúp khôi phục nhịp tim trở lại bình thường. Sốc điện tim thường được sử dụng trong những trường hợp cấp cứu.
-
Đốt điện sinh lý: sử dụng năng lượng của sóng vô tuyến đốt các ổ phát sai nhịp trong buồng tim.
-
Phẫu thuật Maze: bác sĩ sẽ rạch các đường ở tâm nhĩ trái và phải để ngăn chặn các xung điện gây rung nhĩ. Liệu pháp này được chỉ định để điều chỉnh những bất thường trong tâm nhĩ.
-
Cấy ghép thiết bị:
-
Máy tạo nhịp tim: là thiết bị nhỏ có khả năng khôi phục lại nhịp bình thường của tim bằng xung điện và được đặt ngay dưới da.
-
Máy khử rung tim (ICD): thiết bị này thường được chỉ định cho những trường hợp rối loạn nhịp tim nghiêm trọng có thể đe dọa đến sự sống của bé.
-
Phụ huynh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và không nên tùy ý sử dụng
Xem thêm: 4 Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim phổ biến & lưu ý khi sử dụng
Chăm sóc trẻ nhỏ bị rối loạn nhịp tim đúng cách
Vì còn nhỏ và chưa đủ tuổi để nhận được mọi thứ nên bé có thể gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều trị rối loạn nhịp tim. Do đó, để có thể mang lại hiệu quả trong quá trình điều trị, phụ huynh cần có sự quan tâm, chăm sóc bé đúng cách. Cha mẹ nên thực hiện những điều sau:
-
Đều đặn đưa bé đi tái khám định kỳ 3-6 tháng/ lần để theo dõi và đánh giá tiến độ điều trị của bé.
-
Thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Sử dụng và tuân thủ theo chỉ định sử dụng thuốc của bác sĩ như liều dùng, thời gian dùng. Không nên tùy ý sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.
Nên đưa trẻ đi khám định kỳ đều đặn 3-6 tháng/ lần
-
Học cách đo nhịp tim cho bé bằng ống nghe hoặc bắt mạch.
-
Xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt cho tim mạch dành cho bé, rèn luyện thói quen tập thể dục cùng bé và hạn chế những thực phẩm không tốt như thực phẩm dầu mỡ, đồ ăn nhanh…
-
Bổ sung thêm kiến thức về bệnh của con em bằng cách tham khảo những thông tin trên sách, báo hoặc nhờ sự tư vấn của bác sĩ…
-
Giáo dục cho bé cách tự chăm sóc bản thân và bảo vệ sức khỏe tim mạch.
-
Gọi cấp cứu hoặc kêu gọi sự giúp đỡ ngay khi phát hiện con ngất xỉu. Nên tham khảo bác sĩ cách xử trí cho bé khi những trường hợp tương tự xảy ra.
Rối loạn nhịp tim ở trẻ em sẽ không trở thành mối đe dọa cho bé nếu phụ huynh biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tim mạch cho con em mình đúng cách. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp quý phụ huynh giải đáp những thắc mắc về rối loạn nhịp tim ở trẻ em và trang bị được thêm kiến thức chăm sóc bé trong quá trình trưởng thành.
Xem thêm: 7 Điều cần nhớ khi dùng thuốc Cordarone trị rối loạn nhịp tim
Nguồn tham khảo
- https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/14788-arrhythmias-in-children
- https://www.cedars-sinai.org/health-library/diseases-and-conditions---pediatrics/a/arrhythmias-in-children.html
- https://dongtay.net.vn/benh-hoc/roi-loan-nhip-tim/856-loan-nhip-tim-o-tre-em-benh-khong-de-phat-hien.html#tiny-class-h3-4
- https://benhviennhitrunguong.org.vn/dieu-tri-nhip-tim-nhanh-o-tre-nho.html