Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp (tăng huyết áp) là một trong những giải pháp hiệu quả để đưa huyết áp về giới hạn bình thường. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về 5 nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp tốt nhất hiện nay đồng thời giúp bạn hiểu rõ cách sử dụng các nhóm thuốc này an toàn, hiệu quả.
5 nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp thường dùng
Để đạt mục tiêu đưa huyết áp về dưới 140/90 mmHg hoặc 130/80 mmHg với người bệnh mắc kèm tiểu đường, bác sĩ thường kê đơn 5 nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp sau:
Thuốc ức chế men chuyển
Đây là một trong các nhóm thuốc điều trị cao huyết áp tốt nhất được chỉ định đầu tay cho bệnh nhân cao huyết áp, kể cả trường hợp mắc kèm tiểu đường hay suy thận. Nhóm thuốc này hoạt động theo cơ chế ức chế men chuyển đổi từ angiotensin I thành angiotensin II, từ đó gây giãn mạch và hạ huyết áp. Bên cạnh đó thuốc còn được chứng minh có tác dụng chống rối loạn chức năng nội mạc, từ đó giảm nguy cơ tử vong do biến chứng tim mạch ở người cao huyết áp.
Các thuốc thường dùng: Captopril, Enalapril, Lisinopril, Benazepril, Perindopril…
Tác dụng phụ:
- Ho khan, ho kéo dài về đêm: Thường gặp nhất. Tuy nhiên do thuốc có tác dụng giảm nguy cơ tử vong do biến chứng tim mạch nên chỉ khi người bệnh bị ho nặng, bác sĩ mới đổi sang các loại thuốc điều trị cao huyết áp khác nhóm chẹn thụ thể angiotensin - ARB.
- Hạ huyết áp khi dùng liều khởi đầu: Tác dụng này thường nhẹ và dễ khắc phục bằng cách bắt đầu sử dụng từ liều thấp, liều đầu tiên uống vào buổi tối, các liều sau uống vào buổi sáng và tăng liều từ từ.
- Tăng kali máu, hạ đường huyết, phù mạch (ít gặp).
Chống chỉ định, thận trọng: Phụ nữ có thai, bệnh nhân bị hẹp động mạch thận hai bên.
Một số thuốc trị cao huyết áp thường dùng nhóm ức chế men chuyển ACE
Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II
Nhóm thuốc điều trị bệnh cao huyết áp này có tác dụng tương tự như thuốc ức chế men chuyển. Ưu điểm là út gây ho khan nhưng lại không bảo vệ nội mạc mạch máu nên đa số chỉ được dùng cho các trường hợp không sử dụng được thuốc ức chế men chuyển hoặc dùng thuốc ƯCMC gặp tác dụng phụ.
Các thuốc thường dùng: Valsartan, Telmisartan, Losartan…
Tác dụng phụ: Tăng kali máu, phù mạch (hiếm gặp), gây độc cho thai nhi
Chống chỉ định, thận trọng: Phụ nữ có thai
Thuốc lợi tiểu
Nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp này hoạt động theo cơ chế giảm sự ứ nước trong cơ thể, từ đó giúp giảm sức cản ngoại biên và gây hạ huyết áp. Dựa vào cơ chế, vị trí tác dụng mà thuốc lợi tiểu lại được chia thành 3 nhóm nhỏ: Lợi tiểu thiazid, lợi tiểu quai và lợi tiểu giữ kali. Trong đó lợi tiểu thiazid là nhóm được sử dụng phổ biến nhất do được chứng minh có thể giảm nguy cơ tim mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim do tăng huyết áp.
Các thuốc thường dùng: Hydrochlorothiazide, Indapamid (lợi tiểu thiazid và giống Thiazide), Furosemide (lợi tiểu quai), Spironolactone (lợi tiểu giữ kali)...
Tác dụng phụ:
- Đi tiểu thường xuyên, buồn nôn, đau bụng.
- Hạ kali máu (thường gặp ở nhóm lợi tiểu thiazid) hoặc tăng kali máu (thường gặp ở nhóm lợi tiểu giữ kali).
- Rối loạn chức năng tình dục ở nam giới hoặc rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.
- Hạ huyết áp tư thế, tăng lipid máu, tăng acid uric, canxi máu, tăng đường máu.
Thận trọng, chống chỉ định: Người bị gout, tiểu đường, suy thận.
Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp không đúng cách có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Hãy liên hệ ngay tới dược sĩ chuyên môn của chúng tôi theo số 0981.238.219 để được tư vấn cách dùng và các lưu ý quan trọng khi dùng thuốc.
Thuốc chẹn beta
Ngoài tác dụng hạ huyết áp thông qua việc ngăn chặn các chất dẫn truyền thần kinh catecholamine gắn vào thụ thể beta của thần kinh giao cảm, thuốc chẹn beta còn làm giảm nhịp tim, giảm sức co bóp và mức tiêu thụ oxy của tim. Do đó thuốc thường được sử dụng cho bệnh nhân cao huyết áp kèm suy tim, đau thắt ngực - bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim (nhịp tim nhanh, rung nhĩ, loạn nhịp thất), tăng nhãn áp, tăng huyết áp trên phụ nữ có thai.
Các thuốc thường dùng: Metoprolol, bisoprolol, atenolol (chẹn beta thế hệ 2 chọn lọc trên beta 1 ở tim), labetalol, carvedilol, nebivolol (chẹn beta thế hệ 3 có hoạt tính giãn mạch).
Tác dụng phụ:
- Gây hạ nhịp tim quá mức.
- Co thắt phế quản (thường gặp ở các thuốc chẹn beta thế hệ 1 như propranolol)
- Lạnh tay chân, khó ngủ, mệt mỏi, tăng đường huyết.
Chống chỉ định, thận trọng: Bệnh nhân hen phế quản, co thắt phế quản và tiểu đường, nhịp tim chậm.
Người bệnh không được ngừng dùng thuốc điều trị cao huyết áp nhóm chẹn beta đột ngột
Thuốc chẹn kênh Canxi
Nhóm thuốc điều trị cao huyết áp này thường được sử dụng cho những người bệnh tăng huyết áp không có bệnh lý nền. Thuốc có ưu điểm:
- Hạ huyết áp nhưng không gây tăng lipid máu hoặc kháng insulin.
- Ít gây giữ nước hay tăng nhịp tim.
- Giúp phòng ngừa đột quỵ ở bệnh nhân cao tuổi.
Các thuốc thường dùng: Diltiazem, Verapamil, Amlodipine, Felodipine, Nifedipine…
Tác dụng phụ:
- Đau đầu, nóng bừng mặt, phù mắt cá chân.
- Táo bón (thường gặp khi dùng chẹn canxi liều cao)
- Nhịp tim chậm, tăng tỷ lệ nhồi máu cơ tim (Diltiazem)
- Xuất huyết tiêu hóa ở người lớn tuổi (Verapamil).
Chống chỉ định, thận trọng: Người bị hẹp động mạch chủ, phì đại cơ tim, suy tim nặng, đau thắt ngực không ổn định.
Các nhóm thuốc khác
Ngoài những nhóm thuốc điều trị bệnh cao huyết áp kể trên, người bệnh có thể được kê đơn thêm thuốc cường adrenergic hoặc thuốc giãn mạch trực tiếp:
- Thuốc cường adrenergic: Cơ chế của nhóm thuốc này là hoạt hóa các tế bào thần kinh trung ương, từ đó làm hạ huyết áp. Trước đây các thuốc nhóm cường adrenergic bao gồm Reserpin, Methyldopa, Clonidin... cũng được xếp vào 6 nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp thường dùng. Tuy nhiên sau một thời gian, các bác sĩ phát hiện ra rằng nhóm thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như buồn ngủ, lơ mơ, trầm cảm, hạ huyết áp tư thế và khi ngưng sử dụng có thể làm huyết áp tăng vọt nên đã ít kê đơn.
- Thuốc giãn mạch trực tiếp: Đại diện là minoxidil và hydralazine. Minoxidil giúp hạ huyết áp nhanh hơn hydralazine nhưng có nhiều tác dụng phụ (tăng giữ muối nước, tăng mọc lông) nên hiện nay chỉ được dùng cho tăng huyết áp kháng trị.
Nhóm thuốc hạ huyết áp tác động lên thần kinh trung ương như Methyldopa hiện nay ít được sử dụng
Lưu ý để sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp hiệu quả, an toàn
Hầu hết các loại thuốc điều trị tăng huyết áp đều cần sử dụng trong điều trị thời gian dài và có nguy cơ kéo theo nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, bệnh nhân cần hết sức lưu ý khi sử dụng và đảm bảo những yêu cầu sau:
- Không được thay đổi loại thuốc, liều lượng hoặc ngừng sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ, kể cả trường hợp phải dùng phối hợp nhiều thuốc. Bởi tăng huyết áp là bệnh “đa cơ chế”. Việc phối hợp nhiều loại thuốc ở liều thấp sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát huyết áp tốt hơn và giảm tác dụng phụ của từng loại thuốc.
- Liên hệ với bác sĩ ngay khi gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình sử dụng thuốc, đặc biệt là khi mới dùng hoặc mới đổi loại thuốc mới.
- Thực hiện chế độ ăn, lối sống lành mạnh: Bỏ thuốc lá, giảm cân nếu thừa cân, tập thể dục hoặc đi bộ 30 phút mỗi ngày, giảm căng thẳng stress, ăn giảm muối mỡ động vật, tăng rau củ quả.
Người bệnh cao huyết áp cũng có thể sử dụng kết hợp các loại thuốc điều trị tăng huyết áp với các sản phẩm có chiết xuất từ thảo dược tại nhà. Sự kết hợp giữa Đông Y và Tây Y sẽ đem đến nhiều lợi ích:
- Hạn chế nhờn thuốc và tác dụng phụ của thuốc tây lên gan, thận, dạ dày.
- Sử dụng lâu dài có thể giúp giảm liều thuốc tây y.
- Cải thiện hiệu quả các biến chứng của cao huyết áp như rối loạn nhịp tim, suy tim, nhồi máu cơ tim…
Để tìm hiểu chi tiết hơn về các cây thuốc nam điều trị cao huyết áp, liên hệ ngay tới dược sĩ chuyên môn của chúng tôi theo số:
Giải đáp các câu hỏi về thuốc hạ huyết áp
Dưới đây là một số câu hỏi về thuốc điều trị cao huyết áp, bạn hãy tham khảo để dùng thuốc hiệu quả và an toàn hơn.
Uống thuốc hạ huyết áp bao lâu thì hạ?
Thuốc hạ huyết áp đường tĩnh mạch có thể làm giảm huyết áp chỉ sau vài phút. Với các thuốc huyết áp đường uống, thời gian này sẽ kéo dài hơn, có thể lên tới vài giờ hoặc lâu hơn ở những bệnh nhân đáp ứng kém với thuốc.
Do đó trong thời gian đầu dùng thuốc hoặc đổi loại thuốc mới, bạn nên đo huyết áp thường xuyên. Nếu thấy chỉ số này không có dấu hiệu giảm xuống thì báo cho bác sĩ để bác sĩ điều chỉnh liều.
Mọi sự thay đổi về thuốc huyết áp đều cần có chỉ định từ bác sĩ
Thuốc điều trị tăng huyết áp cho người tiểu đường, suy thận?
Theo phác đồ điều trị tăng huyết áp của Hội Tim mạch học VN, bệnh nhân tăng huyết áp kèm tiểu đường sẽ được ưu tiên sử dụng thuốc ức chế men chuyển ACEI, thuốc chẹn thụ thể angiotensin ARB và thuốc lợi tiểu thiazid. Đây đều là những nhóm thuốc đã được chứng minh tốt cho người tiểu đường.
Với bệnh nhân bị suy thận, các thuốc hạ huyết áp cũng được lựa chọn tương tự. Ngoài ra, bệnh nhân có thể được sử dụng thuốc chẹn kênh canxi như lựa chọn thứ 2, thứ 3 do có tác dụng giảm đạm niệu.
Uống thuốc huyết áp trước hay sau khi ăn, lúc nào tốt nhất?
Đa phần các thuốc huyết áp hiện nay đều được cải tiến để giảm tác dụng phụ trên dạ dày nên người bệnh có thể uống thuốc huyết áp trước hay sau khi ăn đều được.
Về thời gian buổi sáng hay buổi tối, trước đây các thầy thuốc chỉ cho uống thuốc hạ huyết áp buổi sáng dựa trên nhịp sinh học, huyết áp có xu hướng tăng vào sáng sớm khi thức dậy. Tuy nhiên hiện nay đã có 1 số nghiên cứu cho thấy việc uống thuốc huyết áp buổi tối có thể giảm biến cố tim mạch. Do đó tốt nhất bệnh nhân nên tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ trực tiếp điều trị cho mình.
Trên đây là tất cả các thông tin cần biết về thuốc điều trị cao huyết áp. Hy vọng sẽ giúp bạn an tâm hơn trên hành trình kiểm soát căn bệnh này. Nếu cần tư vấn thêm về cách sử dụng các loại thuốc này, hãy gọi cho các dược sĩ của ninhtamvuong.co qua số 0981.238.219.
Tham khảo: