Ngoại tâm thu nhĩ là dạng rối loạn nhịp tim được kích hoạt bởi cơ tim vùng tâm nhĩ thay vì nút xoang, gây cảm giác hồi hộp, bỏ nhịp, đánh trống ngực. Bệnh làm tăng nguy cơn rung nhĩ 2,7 lần và tăng nguy cơ tử vong lên đến 60%. Chính vì thế, bạn cần phát hiện và điều trị kịp thời để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm do ngoại tâm thu nhĩ gây nên qua bài viết sau đây. 

Ngoại tâm thu nhĩ là dạng rối loạn nhịp tim tương đối phổ biến

Ngoại tâm thu nhĩ là dạng rối loạn nhịp tim tương đối phổ biến

Ngoại tâm thu nhĩ là gì? 

Ngoại tâm thu nhĩ là sự co bóp tự phát của tâm nhĩ (buồng tim phía trên) gây ra bởi tín hiệu điện bất thường phát ra từ tâm nhĩ nhưng không bắt nguồn từ nút xoang (máy tạo nhịp tự nhiên của cơ thể). Hậu quả của tình trạng này là xuất hiện tình trạng bỏ nhịp hoặc thêm một nhịp, gây triệu chứng đánh trống ngực, hụt hẫng, khiến tim bơm máu không hiệu quả. Những triệu chứng này thường xảy ra vào ban đêm hoặc lúc cơ thể trong trạng thái thư giãn - khi mà nút xoang hoạt động chậm lại. . 

Trong trường hợp nhịp ngoại tâm thu nhĩ đến sớm hơn nhịp bình thường sẽ khiến xung điện không dẫn truyền đến tâm thất do gặp phải tình trạng trơ của đường dẫn truyền nhĩ thất do nhát bóp trước gây ra. Lúc này ngoại tâm thu sẽ đi thành từng chùm gây ra nhịp tim chậm và được gọi là ngoại tâm thu nhĩ bị block.

Nguyên nhân gây ra bệnh ngoại tâm thu nhĩ

Ngoại tâm thu nhĩ chưa được xác định rõ nguyên nhân cụ thể, nó có thể xảy ra ở người khỏe mạnh hoặc thường gặp ở những người có cấu trúc tim bất thường, sử dụng thuốc, chất kích thích hay là triệu chứng của bệnh lý khác.Các chuyên gia y tế đưa ra một số yếu tố có thể gây tăng nguy cơ mắc bệnh ngoại tâm thu nhĩ này như:

  • Tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc như thuốc hen suyễn, thuốc cường giao cảm, thuốc trị cảm lạnh, thuốc chẹn beta, digoxin, thuốc chống trầm cảm ba vòng, chất ức chế monoamine oxidase...

  • Một số bệnh lý tim mạch như thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, hẹp hở van tim, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, suy tim sung huyết, bệnh cơ tim phì đại, phình động mạch nhĩ trái, phì đại thất trái, thông liên thất, thông liên nhĩ, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn nhịp tim…

  • Sử dụng nhiều các chất có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia, chất kích thích…

  • Stress, mệt mỏi.

  • Rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ trung niên, phụ nữ mang thai.

  • Một số bệnh lý ngoài tim mạch như: Thiếu máu, mất nước, cường giáp, rối loạn điện giải, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn…

Nguyên nhân dẫn đến bệnh ngoại tâm thu nhĩ

Nguyên nhân dẫn đến bệnh ngoại tâm thu nhĩ

Nếu phát hiện thất triệu chứng hoặc dấu hiệu liên quan đến ngoại tâm thu nhĩ, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và tìm hiểu những nguyên nhân cụ thể hơn.

ngoại tâm thu nhĩ là gì

Một số bệnh lý tim mạch như thiếu máu cơ tim, bệnh mạch vành cũng có thể là nguyên nhân

Triệu chứng thường gặp của bệnh ngoại tâm thu nhĩ

Những triệu chứng và dấu hiệu ngoại tâm thu nhĩ thường gặp có thể kể đến như:

  • Tim đập mạnh, đập không đều, bỏ qua nhịp hoặc thêm nhịp gây đánh trống ngực

  • Cảm giác rung động vùng ngực và tim tạm dừng đập trong thời gian ngắn.

  • Nhịp tim đập không đều, sắc mặt tái nhợt, đổ nhiều mồ hôi.

  • Choáng váng, chóng mặt

  • Khó thở và đau tức ngực.

  • Người có cảm giác lâng lâng, ngất xỉu.

  • Cảm thấy rất mệt mỏi sau khi tập thể dục

Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân ngoại tâm thu nhĩ thường khó nhận biết vì không xuất hiện những triệu chứng hoặc dấu hiệu cụ thể. Tuy nhiên, ngoại tâm thu nhĩ có thể được phát hiện được thông qua xét nghiệm điện tâm đồ.

Triệu chứng hay thấy của ngoại tâm thu nhĩ

Triệu chứng hay thấy của ngoại tâm thu nhĩ

Xem thêm: Ngoại tâm thu nhịp đập nhịp bỏ là bệnh gì và phải làm sao?

Bệnh ngoại tâm thu nhĩ có nguy hiểm không?

Ở người khỏe mạnh, đa phần những trường hợp ngoại tâm thu nhĩ không gây nguy hiểm, lành tính và không xuất hiện triệu chứng đặc trưng nào nếu chúng xuất hiện không thường xuyên Tuy nhiên, ở những trường hợp mắc bệnh tim (bệnh mạch vành, bệnh cơ tim, suy tim), người có tổn thương cấu trúc tim, nếu không được điều trị và xử lý kịp thời, bệnh có thể trở nặng và biến chứng thành những dạng rối loạn nhịp tim nguy hiểm như nhịp nhanh trên thất (SVT), rung nhĩ, cuồng nhĩ, làm tăng nguy cơ tử vong.

Bên cạnh đó, ngoại tâm thu còn trở nên nguy hiểm hơn và có nguy cơ mang lại những hệ lụy nghiêm trọng như đột quỵ, đột tử do tim hay ngừng tim đột ngột… đối với những người có tiền sử nhồi máu cơ tim.

Cùng bác sỹ tìm hiểu ngoại tâm thu nhĩ có nguy hiểm không?

Theo nghiên cứu Copenhagen Holter, các bệnh nhân ngoại tâm thu nhĩ có liên quan đến sự phát triển của rung nhĩ được theo dõi liên tục trong vòng 76 tháng. Kết quả cho thấy, nguy cơ rung nhĩ tăng lên 2,7 lần, nguy cơ đột quỵ và tử vong tăng lên đến 60%.

Như vậy, các biến chứng của ngoại tâm thu nhĩ có thể kể đến bao gồm:

  • Rung tâm nhĩ

  • Đột quỵ do thiếu máu cục bộ

  • Tăng tỷ lệ tử vong liên quan đến tim và do mọi nguyên nhân.

Ngoại tâm thu nhĩ trở nên cực kỳ nguy hiểm đối với bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim

Ngoại tâm thu nhĩ trở nên cực kỳ nguy hiểm đối với bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim

Xem thêm:  Ngoại tâm thu thất (VPB) - Ngoại tâm thu nguy hiểm không?

Phương pháp điều trị ngoại tâm thu nhĩ đúng cách

Thông thường, những người bệnh mà chưa có triệu chứng thì chưa cần điều trị ngoại tâm thu nhĩ và chỉ lưu ý hạn chế các tác nhân có thể khởi phát cơn loạn nhịp. Còn ở những người bệnh khác thường xuyên gặp triệu chứng của ngoại tâm thu nhĩ, các chuyên gia y tế sẽ thực hiện quá trình điều trị ngoại tâm thu nhĩ theo mục tiêu làm giảm tần suất của cơn ngoại tâm thu nhĩ và ổn định nhịp tim, kiểm soát tốt bệnh lý nền của người bệnh (nếu có) bắt đầu bằng việc sử dụng thuốc.

Phương pháp điều trị ngoại tâm thu nhĩ hiệu quả

Phương pháp điều trị ngoại tâm thu nhĩ hiệu quả

Điều trị ngoại tâm thu nhĩ bằng thuốc

Để làm giảm các triệu chứng rối loạn nhịp tim ở người bị ngoại tâm thu nhĩ, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc như thuốc ổn định nhịp tim, thuốc chẹn beta là phương pháp điều trị tương đối an toàn và đầu tay, sau đó là đến thuốc chẹn kênh canxi hoặc một số thuốc chống loạn nhịp khác. Ngoài ra, người bệnh cũng cần dùng thuốc điều trị nền để ngăn chặn những nguyên nhân có thể gây nên ngoại tâm thu do một số bệnh lý khác như cường giáp, tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn… 

dùng thuốc điều trị ngoại tâm thu nhĩ

Thuốc thường được chỉ định để điều trị nguyên nhân và triệu chứng bệnh

Dùng thảo dược Khổ sâm để cải thiện tình trạng ngoại tâm thu nhĩ

Nghiên cứu tại nhiều nước lớn trên thế giới cho thấy thảo dược Khổ sâm có khả năng ổn định tính dẫn truyền thần kinh tim, ổn định hệ thống điện tim, làm giảm tính kích thích cơ tim, ngăn chặn các cơn loạn nhịp, thư giãn mạch máu với cơ chế tác dụng tương tự nhóm thuốc chẹn beta giao cảm nhưng không gây ra tác dụng bất lợi. Chính vì vậy, người bệnh ngoại tâm thu nhĩ có thể lựa chọn sử dụng các chế phẩm chứa thảo dược Khổ sâm để giúp ổn định nhịp tim, cải thiện các triệu chứng bệnh và ngăn chặn các biến chứng.

Các sản phẩm hỗ trợ chứa thảo dược Khổ sâm có thể giúp người bệnh ngoại tâm thu nhĩ kiểm soát các cơn loạn nhịp hiệu quả hơn

Các sản phẩm hỗ trợ chứa thảo dược Khổ sâm có thể giúp người bệnh ngoại tâm thu nhĩ kiểm soát các cơn loạn nhịp hiệu quả hơn

Điều trị ngoại tâm thu nhĩ bằng phương pháp đốt điện tim

Đốt điện tim là một phương pháp điều trị ngoại tâm thu nhĩ hiệu quả bằng cách sử dụng năng lượng sóng radio qua ống thông, được áp dụng khi các biện pháp dùng thuốc vẫn không cắt được những cơn loạn nhịp tim ngoại tâm thu. Đầu tiên, bác sĩ sẽ tìm các vị trí phát xung điện bất thường để triệt đốt bằng ống thông được đưa qua tĩnh mạch háng. 

Đối với những cơn ngoại tâm thu không xuất hiện tại thời điểm đốt hoặc không phổ biến thì có thể bị bỏ sót trong quá trình thực hiện đốt điện tim. Một số trường hợp thường được chỉ định điều trị bằng phương pháp này bao gồm:

  • Ngoại tâm thu tiến triển khiến chức năng tim suy giảm.

  • Bệnh nhân đã điều trị bằng thuốc nhưng không hiệu quả hoặc người gặp tác dụng phụ của thuốc.

điều trị ngoại tâm thu nhĩ bằng phương pháp đốt điện tim

Đốt điện tim là phương pháp điều trị ngoại tâm thu nhĩ hiệu quả và được áp dụng cho những trường hợp cụ thể

Xem thêm:  Những điều cần biết khi đốt điện tim điều trị ngoại tâm thu

Điều trị bằng biện pháp không dùng thuốc

Để hạn chế tối đa việc khởi phát cơn loạn nhịp tim do ngoại tâm thu nhĩ gây ra thì ngoài việc dùng thuốc, các biện pháp không dùng thuốc sau đây được khuyến cáo cho tất cả người bệnh từng được chẩn đoán mắc bệnh này. Bao gồm:

  • Giảm căng thẳng, lo âu và hạn chế những cảm xúc tiêu cực, xúc động mạnh bằng việc thở chậm, hít sâu, hoặc tập những bộ môn thư giãn như thiền hay yoga.

  • Hạn chế sử dụng những chất kích thích có hại cho sức khỏe nói chung và bệnh nhân ngoại tâm thu nói riêng như rượu bia, cà phê, thuốc lá, chất kích thích…

  • Xây dựng một lối sống lành mạnh với một chế độ dinh dưỡng lành mạnh: ăn nhiều rau xanh, trái cây, cá giàu omega-3; ăn giảm mỡ, giảm muối, hạn chế đồ chiên xào, phủ tạng động vật.

  • Nâng cao sức khoẻ và cải thiện kết quả điều trị bằng cách tập thể dục thể thao 30 phút/ ngày với một số bộ môn như: đạp xe, đi bộ, tập thái cực quyền…

Điều trị ngoại tâm thu nhĩ bằng biện pháp không dùng thuốc

Thiền - một trong những phương pháp ổn định nhịp tim hiệu quả dành cho bệnh nhân tim mạch

Dưới đây là tài liệu cụ thể tất cả các thông tin về bệnh ngoại tâm thu nhĩ mà bạn có thể tham khảo để biết thêm những thông tin chuyên sâu hơn:

Ngoại tâm thu nhĩ ở giai đoạn đầu thường lành tính, chưa gây hại nên người bệnh thường chủ quan và không chú trọng điều trị. Về lâu dài, bệnh sẽ có nguy cơ tiến triển thành những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh. Do đó, bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở y tế nếu phát hiện bất kỳ triệu chứng nào của bệnh, để được theo dõi và điều trị kịp thời.

Nguồn tham khảo:

  • https://www.umcvc.org/conditions-treatments/premature-ventricular-contractions-pvcs-and-premature 
  • https://dongtay.net.vn/benh-hoc/roi-loan-nhip-tim/2512-ngoai-tam-thu-nhi-cach-chan-doan-va-dieu-tri-hieu-qua.html#tiny-class-h3-8