Người bị ngoại tâm thu nên ăn gì để điều hòa và ổn định nhịp tim? Cùng tìm hiểu các loại thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị ngoại tâm thu, rối loạn nhịp tim trong bài viết dưới đây.Bị ngoại tâm thu nên ăn gì tốt cho sức khỏe là mối quan tâm của nhiều người bệnh

Bị ngoại tâm thu nên ăn gì tốt cho sức khỏe là mối quan tâm của nhiều người bệnh

Ăn nhiều trái cây, rau xanh 

Nhóm thực phẩm mà người bị ngoại tâm thu nên ăn nhiều là các loại rau xanh và trái cây. Trong rau và trái cây tươi có chứa nhiều chất xơ có lợi, giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch. Ngoài ra, vitamin nhóm A, B, C, E,... và khoáng chất trong rau xanh còn giúp ổn định tính dẫn truyền điện tim, giảm mỡ máu và giảm viêm, tốt cho người rối loạn nhịp tim.

Rau-xanh-va-trai-cay-la-thuc-pham-tot-cho-nguoi-bi-ngoai-tam-thu.jpg
Rau xanh và trái cây là thực phẩm tốt cho người bị ngoại tâm thu

Những loại rau xanh mà bạn nên ăn thường xuyên là bông cải xanh, rau bina, măng tây, cà chua, ớt chuông, cà rốt,... Với trái cây, bạn hãy ưu tiên những loại trái giàu vitamin C như cam, quýt, ổi, táo, nho, bưởi, kiwi,... để góp phần giúp hoạt động điện tim ổn định.

Ăn nhiều cá giàu Omega 3 

Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng việc bổ sung axit béo omega-3 từ các loại cá vào chế độ ăn giúp giảm rối loạn nhịp tim, nhịp tim hoạt động ổn định hơn. Omega-3 từ cá còn giúp ngăn sự hình thành các mảng xơ vữa, giảm triglyceride máu và đặc biệt giảm nguy cơ đột quỵ ở người mắc bệnh tim mạch, đặc biệt là bệnh rối loạn nhịp tim, ngoại tâm thu. 

Ca-hoi-giau-Omega-3-tot-cho-tim-mach.jpg
Cá hồi giàu Omega-3 tốt cho tim mạch

Những loại cá giàu omega-3 mà bạn nên thưởng thức đều đặn là cá thu, cá trích, cá ngừ, cá hồi, cá chim trắng,...  Dưỡng chất này giúp ổn định quá trình dẫn truyền điện trong tim một cách hữu hiệu nên góp phần giúp tim đập đều nhịp hơn..

Thực phẩm giàu Magnesium 

Ngoại tâm thu nên ăn gì mới tốt? Đó là những thực phẩm giàu Magnesium như các loại hạt (đậu Hà Lan), các loại rau lá có màu xanh đậm và nhóm ngũ cốc nguyên hạt. Theo nhiều nghiên cứu, khi cơ thể thiếu Magnesium có thể gây ra các cơn ngoại tâm thu. Nguyên nhân là do nồng độ Magnesium trong cơ thể thấp làm hạ huyết áp. Từ đó kích hoạt cơn rối loạn nhịp tim xảy ra. 

Dau-Ha-Lan-chua-nhieu-Magnesium-tot-cho-tim-mach.jpg

Đậu Hà Lan chứa nhiều Magnesium tốt cho tim mạch

Thực phẩm giàu kali

Bạn có biết rằng khả năng co bóp của tim bị ảnh hưởng bởi nồng độ Kali trong máu? Nếu lượng kali trong máu giảm xuống thấp có thể gây ra hiện tượng hưng phấn tim quá mức, làm xuất hiện các cơn ngoại tâm thu.

Chuoi-la-thuc-pham-giau-Kali-ma-nguoi-benh-ngoai-tam-thu-nen-bo-sung-moi-ngay.jpg
Chuối là thực phẩm giàu Kali mà người bệnh ngoại tâm thu nên bổ sung mỗi ngày

Vì thế, người bị ngoại tâm thu nên bổ sung đầy đủ nhóm thực phẩm giàu kali vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Cụ thể là các loại trái cây như chuối, khoai tây, cà chua, bơ, cam quýt,... và các loại cá hồi, cá tuyết, cá bơn, gà và các loại đậu.  

Thảo dược Khổ sâm

Nồng độ chênh lệch các chất điện giải (Kali, Natri, Canxi,...) có vai trò duy trì hệ thống điện điều hòa nhịp tim. Nếu bất chợt nồng độ các ion này thay đổi có thể gây ra tình trạng ngoại tâm thu, rối loạn nhịp tim,...

Che-pham-chua-thao-duoc-Kho-sam-tot-cho-nguoi-mac-ngoai-tam-thu.jpg
Chế phẩm chứa thảo dược  Khổ sâm tốt cho người mắc ngoại tâm thu

Trong khi đó, đã có nghiên cứu cho thấy oxymatrine trong rễ Khổ sâm giúp điều hòa tốt nồng độ các chất điện giải ở cơ tim, điều hòa nhịp tim, ổn định điện thế trong tim và làm giảm tính kích thích cơ tim một cách hiệu quả. Vì thế, bạn nên sử dụng chế phẩm hỗ trợ cho người rối loạn nhịp tim chứa thành phần chính là rễ Khổ sâm để hệ tim mạch hoạt động khỏe mạnh. 

Người bị ngoại tâm thu nên tránh thực phẩm nào?

Ngoài những thực phẩm nên ăn, người mắc ngoại tâm thu cũng nên hạn chế các thực phẩm không tốt cho hoạt động của tim, làm xuất hiện tình trạng tim bỏ nhịp, bao gồm:

  • Thịt đỏ 

Nếu gặp tình trạng rối loạn nhịp tim, bạn nên hạn chế tối đa ăn các loại thịt đỏ và nội tạng động vật. Một số loại đỏ như thịt bò, thịt heo, thịt cừu… có chứa hàm lượng cao béo bão hòa, làm tăng lượng LDL-Cholesterol (một loại mỡ xấu trong cơ thể) gây xơ vữa động mạch, làm tăng mức độ hẹp tắc lòng mạch, đặc biệt ở những người có tiền sử mắc bệnh mạch vành.

Bi-ngoai-tam-thu-can-tranh-cac-loai-thit-do.jpg
Bị ngoại tâm thu cần tránh các loại thịt đỏ

  • Thực phẩm chứa nhiều muối 

Các chuyên gia khuyên rằng người bệnh ngoại tâm thu nên hạn chế ăn muối và thay thế gia vị này bằng các gia vị thảo mộc tương đương. Ăn nhiều muối sẽ khiến lượng ion Na+ đưa vào trong tế bào cơ trơn lớn hơn, có thể dẫn đến hiện tượng co mạch, tăng sức cản ngoại vi và sau cùng là gây tăng huyết áp. 

Khi huyết áp tăng lên sẽ tạo áp lực lớn cho cường độ làm việc của toàn bộ hệ thống tim mạch, hệ tiết niệu và thận. Từ đó dẫn đến nhiều nguy cơ cho sức khỏe như suy tim, suy thận, thậm chí gây đột quỵ. 

  • Đồ nóng, nhiều dầu mỡ 

Một trong số những thực phẩm bạn nên tránh là đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ nóng trong người. Nhóm thực phẩm này có chứa nhiều chất béo bão hòa, dễ gây tăng cholesterol xấu. Từ đó làm gia tăng các bệnh lý về tim mạch, đặc biệt là rối loạn nhịp tim, đau tim hoặc tăng nguy cơ đột quỵ. 

Nguoi-bi-roi-loan-nhip-tim-nen-han-che-do-chien-xao-nhieu-dau-mo-gay-tang-cholesterol-xau.jpg
Người bị rối loạn nhịp tim nên hạn chế đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ gây tăng cholesterol xấu

  • Đồ uống có cồn

Nếu đang bị ngoại tâm thu, bạn nên tránh xa nhóm đồ uống có cồn như bia, rượu,... Các loại đồ uống này gây tổn thương tế bào tim, khiến tim suy yếu và kích hoạt các cơn ngoại tâm thu. Nguy hiểm hơn còn gây rối loạn nhịp tim như cuồng nhĩ, làm nhịp đập nhanh hoặc rung nhĩ.

Nguoi-roi-loan-nhip-tim-khong-nen-su-dung-do-uong-co-con.jpg
Người rối loạn nhịp tim không nên sử dụng đồ uống có cồn

Người bị ngoại tâm thu nên ăn gì để tim ổn định? Hy vọng những thông tin trong bài viết này giúp bạn dễ dàng chọn thực phẩm phù hợp để nâng cao sức khỏe tim mạch, tránh xa tình trạng rối loạn nhịp tim và phòng ngừa các nguy cơ tim mạch khác. 

Bác sĩ giải đáp: Ngoại tâm thu nên ăn gì, tập luyện ra sao để ổn định nhịp tim

Tham khảo:

  • https://southdenver.com/heart-palpitations-after-eating-or-drinking/ 

  • https://www.mercy.net/service/atrial-fibrillation/6-things-to-avoid-eating-and-drinking-with-arrhythmia/ 

  • https://www.pennmedicine.org/updates/blogs/heart-and-vascular-blog/2016/august/6-dos-and-donts-when-you-have-a-heart-rhythm-problem