Bạn thường xuyên thấy tim đập lúc nhanh lúc chậm, cảm giác như tim đập bỏ nhịp, hụt hẫng, ngừng tim. Đi khám được kết luận ngoại tâm thu. Bạn không hiểu bệnh này là gì, bệnh nặng hay nhẹ và phải làm sao khi mắc bệnh này thì hãy đọc ngay bài viết sau đây!
Tim đập bỏ nhịp là bệnh gì?
Hiện tượng tim bỏ nhịp là dấu hiệu thường thấy của ngoại tâm thu, xuất hiện những nhịp đập sớm bất thường so với nhịp đập bình thường của tim.
Ngoại tâm thu là 1 loại rối loạn nhịp tim phổ biến ở cả người già, người trẻ, cả nam và nữ, gây ra triệu chứng như tim đập không đều, tim đập hụt nhịp nhịp (bỏ qua 1 nhịp) hoặc đập thêm 1 nhịp. Tim đang đập đều đặn thì có 1 nhịp ngoại tâm thu, nhẹ hơn nhịp đập bình thường.
Đôi khi hiện tượng tim đập bỏ nhịp có thể xảy ra thoáng qua và biến mất mà không gây hại gì. Nhưng nếu lặp đi lặp lại thường xuyên và gây ra triệu chứng như mệt mỏi, đánh trống ngực, lồng ngực như rung lên, khó thở, hồi hộp, hụt hẫng... thì bạn cần thăm khám và điều trị sớm.
Người bệnh có triệu chứng tim bỏ nhịp, hụt hẫng, đánh trống ngực khi mắc ngoại tâm thu
Xem thêm: Ngoại tâm thu là gì? Bệnh ngoại tâm thu có nguy hiểm không?
Người bệnh có cảm giác gì khi cơn ngoại tâm thu xuất hiện?
Có nhiều người không thấy điều gì bất thường, chỉ khi tình cờ đi khám bệnh, làm điện tâm đồ mới biết mình có nhịp ngoại tâm thu. Nhưng cũng có người có cảm giác rất rõ ràng như hiện tượng tim đập bỏ nhịp hay đột nhiên thấy tim bị hẫng hụt một nhát như người bước hụt, hoặc như người đang đi bị vấp. Có người dùng từ bàng hoàng hay giật mình để mô tả cơn ngoại tâm thu xuất hiện là rất đúng. Khi ngủ, nhát bóp ngoại tâm thu có thể làm bệnh nhân có cảm giác ngã rơi từ trên cao xuống...
Ngoài ra, 1 triệu chứng ngoại tâm thu phổ biến là hụt hẫng trong ngực, tim ngừng lại một chút, sau đó đập một nhát mạnh. Tức là, những người bị ngoại tâm thu điển hình thường thấy rõ 3 cảm giác theo thứ tự là: hẫng, ngừng, rồi đập mạnh. Cá biệt có trường hợp người bệnh thấy căng, tức ở cổ hoặc đau thắt ở ngực. Nếu nhịp ngoại tâm thu xuất hiện nhiều, liên tiếp, có thể làm người bệnh thấy hồi hộp trống ngực, thậm chí mệt mỏi, khó thở, không làm việc được, mất ngủ…
Một số người có thể cảm nhận được triệu chứng tim đập bỏ nhịp rõ ràng
Bạn cần làm gì khi được chẩn đoán ngoại tâm thu?
Khi được chẩn đoán mắc ngoại tâm thu thì bạn nên bình tỉnh, đừng quá hoang mang mà sử dụng thuốc vô tội vạ. Trước hết, hãy hỏi rõ bác sỹ, bạn bị ngoại tâm thu nhẹ hay nặng, ngoại tâm thu nhĩ hay thất, dày hay thưa, nhịp đôi hay nhịp ba và có bệnh tim nào khác kèm theo hay không để vạch ra hướng điều trị hiệu quả nhất thay vì cứ hoang mang, lo sợ.
Xem thêm:
-
Ngoại tâm thu nhĩ: Chuẩn đoán và điều trị nhịp nhanh nhĩ
-
Ngoại tâm thu thất (VPB) - Ngoại tâm thu nguy hiểm không?
Giải pháp lâu dài cho trường hợp ngoại tâm thu tim đập bỏ nhịp
Dùng thuốc và can thiệp đốt điện
Trừ những trường hợp ngoại tâm thu thoảng qua rồi biến mất mà không gây ra triệu chứng khó chịu nào thì không cần điều trị, còn lại những người được chẩn đoán ngoại tâm thu thường được cho thuốc chẹn beta, chẹn canxi… nhằm làm giảm nhịp tim nhờ khả năng làm thư giãn mạch máu, ức chế adrenalin, cân bằng nồng độ điện giải. Nếu tìm được nguyên nhân cụ thể gây ra ngoại tâm thu thì dùng thuốc điều trị nguyên nhân là cần thiết. Trong trường hợp nhịp ngoại tâm thu gây ảnh hưởng xấu đến chức năng tim, bác sỹ có thể yêu cầu thủ thuật đốt điện tim qua sóng radio cao tần (gọi là catheter ablation) để triệt đốt các vùng cơ tim phát sinh tín hiệu điện bất thường.
Điều trị ngoại tâm thu có phải uống thuốc suốt đời không?
Quản lý căng thẳng, tập thể dục
Việc tập thể dục sẽ khắc phục được ngoại tâm thu tim đập bỏ nhịp, giúp ổn định nhịp tim hơn. Một số người mắc bệnh tim thường e ngại tập thể dục nhưng thực tế đây lại là phương pháp hiệu quả và rất dễ thực hiện, giúp tăng cường sức khỏe trái tim. Tuy nhiên giai đoạn đầu bạn vẫn nên bắt đầu bằng bài tập vừa sức như thiền, tập yoga, đi bộ, sau đó tăng dần cường độ và thời gian tập luyện khoảng 30-60 phút mỗi ngày. Ngoài ra, hay lo lắng, căng thẳng cũng là nguyên nhân gây ngoại tâm thu, vì thế bạn hãy sắp xếp lại công việc, tự chủ động cân bằng áp lực trong cuộc sống, suy nghĩ tích cực để bệnh không tiến triển nặng thêm.
Tập thể dục đều đặn giúp giảm hiện tượng tim đập bỏ nhịp, nâng cao cao sức khỏe trái tim
Bổ sung thực phẩm chứa Khổ Sâm
Nghiên cứu thực hiện tại Trung Quốc cho thấy tiềm năng của Khổ sâm đối với người bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập bỏ nhịp. Sản phẩm chứa Khổ Sâm giúp tim đập ổn định, đều đặn hơn, giảm bớt triệu chứng mệt mỏi, hụt hẫng, đánh trống ngực mà người bệnh ngoại tâm thu gặp phải nhờ hoạt chất Matrin, Oxymatrine, Sophocarpin có trong Khổ sâm có tác dụng cân bằng nồng độ điện giải, ức chế giải phóng chất làm tăng nhịp tim (adrenalin), làm thư giãn, ổn định dẫn truyền xung động điện tim. Bổ sung sản phẩm chứa Khổ sâm giúp bạn ổn định nhịp tim lâu dài 1 cách tự nhiên.
Khổ sâm - dược liệu vàng cho người rối loạn nhịp tim, tim đập bỏ nhịp
Tpbvsk Ninh Tâm Vương được bào chế từ các dược liệu quý tốt cho nhịp tim như Khổ sâm, Đan sâm, Hoàng đằng, Cao natto, Taurine, magie không chỉ giúp người bị rối loạn nhịp tim giảm bớt triệu chứng mệt mỏi, hồi hộp, đánh trống ngực mà còn phòng ngừa bệnh tiến triển thành suy tim.
*Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Ngoại tâm thu nên ăn gì, tập luyện ra sao để ổn định nhịp tim
Xem thêm: Những điều cần biết khi đốt điện tim điều trị ngoại tâm thu
Khi phát hiện bị hiện tượng tim đập bỏ nhịp và được chẩn đoán là ngoại tâm thu, bạn hãy áp dụng những lời khuyên chúng tôi đưa ra trong bài viết này để đẩy lùi các triệu chứng cũng như biến chứng của bệnh này nhé.
Theo nguồn:
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1861260/
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/323202.php
- https://medlineplus.gov/ency/article/001100.htm
- https://www.healthline.com/health/pregnancy/ectopic-heartbeat#causes
- https://www.nhs.uk/conditions/heart-palpitations/
- https://www.myafibheart.com/ectopic-heartbeat-anxiety-you-must-know-this/
Trườn hợp của bạn bị bỏ nhịp tim đó là tình trạng ngoại tâm thu. Ngoại tâm thu là những nhịp đập sớm xảy ra khi buồng tim co lại trước khi tới chu kỳ bình thường của nó, khiến người bệnh có cảm giác hụt hẫng, tim bỏ nhịp. Nếu không được kiểm soát tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn.
Bạn nên sử dụng sản phẩm có chứa thành phần từ cao khổ sâm, hoàng đằng giúp ổn định nhịp tim hiệu quả nhé.
Ngoài ra bạn cần kết hợp thêm với chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý như:
- Tránh xa các chất kích thích không có lợi như cà phê, trà, thuốc lá, rượu bia…
- Nên đi ngủ sớm và thức dậy đúng giờ, đảm bảo mỗi ngày ngủ đủ 6-8 tiếng
- Luyện tập thể dục thường xuyên: ưu tiên các bài tập như yoga, thiền, hít sâu thở chậm…
Chúc bạn sức khỏe!