Block tim là một dạng rối loạn nhịp tim phổ biến xảy ra do những bất thường trong hệ thống điện tim. Bệnh có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đột tử nếu bạn không phát hiện sớm và có giải pháp điều trị kịp thời. Vậy block tim là gì? Cách điều trị block tim như thế nào? Hãy cùng Ninh Tâm Vương giải đáp những thắc mắc của bạn qua bài viết sau đây nhé!
Block tim là dạng rối loạn nhịp tim phổ biến
Bệnh block tim là gì?
Block tim là tình trạng một phần hoặc toàn bộ tín hiệu điện tim bị trì hoãn hoặc mất đi trong quá trình dẫn truyền từ buồng trên xuống buồng dưới của tim, làm ảnh hưởng đến tốc độ co bóp của tim cũng như giảm khả năng bơm máu của tim đến các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả não bộ.
Để có thể đưa máu đi khắp các cơ quan trong cơ thể, thông thường tim cần co bóp nhịp nhàng và đập khoảng 60-100 nhịp/ phút. Block tim làm cho tim đập không đều hoặc chậm hơn so với bình thường, nhịp tim sẽ bị giảm xuống khoảng 40 nhịp/ phút nếu xảy ra block hoàn toàn.
Block tim là tình trạng dẫn truyền xung động trong tim bị chặn 1 phần hoặc toàn bộ
Những dạng thường gặp của bệnh block tim
Dựa theo vị trí bị gián đoạn trong quá trình dẫn truyền tín hiệu điện tim, người ta chia thành 3 dạng block tim bao gồm:
-
Block nhánh: là tình trạng bị chậm hoặc gián đoạn dẫn truyền xung điện từ nhánh trái đến tâm thất trái hoặc từ nhánh phải đến tâm thất phải.
-
Block nhĩ thất: là tình trạng xung động dẫn truyền từ tâm nhĩ xuống tâm thất bị gián đoạn một phần hoặc hoàn toàn.
-
Block xoang nhĩ: là tình trạng các xung điện từ nút xoang nhĩ đến tâm nhĩ bị chậm trễ, ngắt quãng, gián đoạn hoặc chặn vĩnh viễn.
Dựa vào mức độ nghiêm trọng của block tim, người ta cũng chia thành 3 dạng chính:
-
Block tim cấp độ 1: Xảy ra do sự gián đoạn một phần nhỏ khi dẫn truyền tín hiệu điện tim, tín hiệu điện bị chậm lại nhưng vẫn dẫn truyền được tới đích. Người bệnh block tim mức độ này có thể không cần điều trị, chỉ theo dõi định kỳ hàng năm.
-
Block tim cấp độ 2: Xảy ra khi một số tín hiệu điện tim bị mất đi, không xuất hiện trên hệ thống dẫn truyền, gây ra triệu chứng tim bỏ nhịp, nhịp chậm, chóng mặt cho người bệnh. Trong một số trường hợp người bệnh cần phải cấy máy tạo nhịp tim.
-
Block tim cấp độ 3 (Block hoàn toàn): Tín hiệu điện tim bị ngắt hoàn toàn, không có sự liên hệ giữa buồng trên và buồng dưới của tim, hậu quả là nhịp tim đập rất chậm, thậm chí có thể gây ngừng tuần hoàn, tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Block tim có những dạng nào, nguy hiểm không? - Hỏi đáp bác sỹ
Xem thêm:
-
Block nhánh phải: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
-
Block nhánh trái ở tim: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Triệu chứng thường gặp ở người bị block tim
Dấu hiệu của bệnh block tim phụ thuộc vào dạng block tim cũng như mức độ bệnh, các bệnh tim tiềm ẩn của bạn. Đôi khi những người bị block tim cấp độ nhẹ sẽ không có triệu chứng đặc trưng. Sau đây là một số biểu hiện mà người bị block tim có thể gặp phải:
-
Nhịp tim chậm hoặc bỏ nhịp, tim đập không đều
-
Đánh trống ngực, hồi hộp
-
Choáng váng, ngất xỉu
-
Đau ngực, khó chịu ở lồng ngực
-
Khó thở,
-
Chóng mặt, ngất xỉu
-
Buồn nôn
-
Khó khăn trong việc vận động, tập thể dục.
-
Mệt mỏi, thiếu sức sống
Nguyên nhân bệnh block tim
Bệnh block tim có thể xảy ra do bẩm sinh (block tim nguyên phát) hoặc các bệnh lý khác (block tim thứ phát), bao gồm:
-
Khuyết tật tim bẩm sinh, gây nên tình trạng block tim bẩm sinh.
-
Người mẹ đang mang thai mắc các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ và truyền các kháng thể phá huỷ một số mô, tế bào cho đứa bé qua dây rốn.
-
Những tổn thương do hình thành sẹo cơ tim hoặc nhồi máu cơ tim.
-
Từng trải qua phẫu thuật tim và bị tổn thương hệ thống điện tim.
-
Người có tiền sử về các vấn đề tim mạch như viêm cơ tim, tắc động mạch vành, nhồi máu cơ tim hay suy tim.
-
Đột biến gen.
-
Do sử dụng một số loại thuốc như digoxin, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc cao huyết áp, thuốc chống rối loạn nhịp tim hay thuốc chẹn beta….. Đối với trường hợp này, bệnh chỉ cần thay đổi liều lượng phù hợp hoặc thay đổi toa thuốc theo chỉ định của bác sĩ điều trị là đã có thể điều trị block tim.
Ngoài ra, một số yếu tố sau đây cũng làm tăng nguy cơ bị block tim cho bạn:
-
Nồng độ kali máu cao
-
Mắc bệnh cường giáp, basedow
-
Bệnh lyme
-
Mới phẫu thuật tim hở
Những tổn thương tim hoặc tiền sử bệnh lý tim mạch đều có thể là nguyên nhân gây block tim
Biến chứng nguy hiểm của bệnh block tim
Block tim có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là những người bị block nhánh trái, block nhĩ thất như:
-
Nhịp tim chậm
-
Rối loạn nhịp tim
-
Rung nhĩ
-
Loạn nhịp
-
Suy tuần hoàn
-
Nhịp chậm xoang
-
Ngừng tim hoặc thậm chí là đột tử
Chính những biến chứng kể trên đã khiến bệnh block tim trở thành một dạng rối loạn nhịp tim nguy hiểm và có thể đe dọa đến sự sống của người bệnh. Tuy nhiên, những trường hợp block bên phải sẽ không quá nguy hiểm, nếu ở bên trái thì sẽ có nguy cơ cao biến chứng thành những bệnh tim mạch khác hoặc bệnh động mạch vành.
Đối với những bệnh nhân block tim độ 3 có tiền sử bị suy tim hoặc kèm theo những bệnh lý tim mạch khác sẽ có nguy cơ dẫn đến mất ý thức, hay thậm chí là ngừng tim đột ngột. Chính vì thế, bệnh nhân block tim không nên chủ quan và cần có những biện pháp điều trị kịp thời để hạn chế những nguy cơ gây tử vong cũng như các biến chứng nguy hiểm khác.
Suy tuần hoàn là biến chứng nguy hiểm do block tim gây nên
Điều trị bệnh block tim đúng cách
Không có một phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh Block tim, người bệnh sẽ được điều trị tuỳ theo mức độ, dạng bệnh, bệnh mắc kèm và nguyên nhân gây bệnh bằng một số biện pháp như sau:
-
Block tim độ 1: ở mức độ này thì bệnh nhân không cần phải điều trị, bệnh nhân cần phải theo dõi tình trạng sức khỏe bằng cách đi khám thường xuyên.
-
Block tim độ 2: trường hợp này sẽ được chỉ định đặt máy tạo nhịp tim, một thiết bị sử dụng xung điện giúp ổn định nhịp tim, được cấy dưới da vùng bụng hoặc ngực.
-
Block tim độ 3: hầu hết những người mắc block tim ở giai đoạn này đều cần cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn để hạn chế những nguy cơ như nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.
-
Block nhánh: đối với những trường hợp block nhánh kết hợp cùng nhồi máu cơ tim sẽ được chỉ định sử dụng thuốc chống đông máu như streptokinase để hoà tan các cục máu đông và phục hồi lưu lượng máu qua động mạch bị tắc. Tuy nhiên, liệu pháp này lại tồn tại rủi ro tăng nguy cơ chảy máu, do đó người bệnh cần kiểm tra định kỳ bằng các thực hiện xét nghiệm máu.
-
Block tim do sử dụng thuốc: đối với trường hợp này, bệnh nhân chỉ cần thay đơn thuốc hoặc liều lượng cho phù hợp theo chỉ định của bác sĩ để giảm thiểu tình trạng block tim. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên tự ý thay đổi thuốc mà cần phải tham khảo ý kiến của chuyên gia trước.
-
Block tim do bệnh lý khác gây ra, chẳng hạn như huyết áp cao, bệnh cường giáp: bệnh nhân cần điều trị tốt yếu tố gây bệnh thì block tim cũng sẽ được giải quyết.
-
Block tim bẩm sinh do mẹ mắc bệnh tự miễn: nếu mẹ mắc bệnh lupus trong quá trình mang thai, người mẹ nên sử dụng một số loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế những nguy cơ gây nên block tim ở thai nhi.
Một số trường hợp block tim có thể được chỉ định sử dụng thuốc điều trị
-
Dùng thảo dược Khổ sâm: Cùng với các biện pháp kể trên thì người bệnh bị block tim có thể kết hợp thêm chế phẩm chứa thảo dược Khổ sâm để giúp ổn định và cải thiện quá trình dẫn truyền điện tim, hạn chế tối đa sự gián đoạn dẫn truyền điện tim, từ đó giúp ổn định nhịp tim, cải thiện tình trạng block tim hiệu quả.
Không phải lúc nào cũng có thể tránh được tình trạng block tim, nhưng nguy cơ mắc bệnh tim có thể được giảm thiểu bằng cách thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, hạn chế uống rượu và tránh thuốc lá.
Dưới đây là tài liệu cụ thể tất cả các thông tin về bệnh block tim mà bạn có thể tham khảo để biết thêm những thông tin chuyên sâu hơn:
Block tim sẽ trở thành một bệnh lý nguy hiểm nếu bạn không có những biện pháp điều trị và chế độ chăm sóc bản thân hợp lý. Chính vì thế, bệnh nhân cần thường xuyên tái khám định kỳ và theo dõi tình hình sức khoẻ để có thể mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Hy vọng, bài viết này có thể giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về block tim và chăm sóc sức khỏe tim mạch của bản thân tốt hơn.
Xem thêm:
-
Nhịp tim chậm có nguy hiểm không? Nên làm gì để cải thiện
-
Tìm hiểu hội chứng nút xoang tim & cách điều trị
Nguồn tham khảo:
- https://www.webmd.com/heart-disease/what-is-heart-block
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/180986
Độ nguy hiểm của bệnh block tim cũng còn tùy thuộc vào đó là dạng block gì thì mới biết được có nguy hiểm hay không.
Ví dụ một số dạng và mức độ nguy hiểm cao như block xoang nhĩ, block nhĩ thất độ 2 mobitz 2 và block nhĩ thất độ 3. Cả 3 dạng này là nguy hiểm.
Bạn nên đi khám để các bác sĩ có thể phát hiện bệnh nằm ở dạng nào, mức độ nào thì mới xác định được chính xác mức độ nguy hiểm của bệnh.
Thân mến.