Block nhánh trái là tình trạng rối loạn dẫn truyền điện tim thường gặp, có thể xảy ra cả ở người khỏe mạnh. Vậy bệnh có nguy hiểm không? Điều trị thế nào? Hãy cùng Ninh Tâm Vương tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Block nhánh trái đang ngày càng phổ biến trong cộng đồng

Block nhánh trái đang ngày càng phổ biến trong cộng đồng

Block nhánh trái là gì?

Block nhánh trái (Left Bundle Branch Block – LBBB) là sự gián đoạn dẫn truyền một phần hoặc hoàn toàn tín hiệu điện tim tại nhánh bên trái của hệ thống dẫn truyền điện tim sau khi đi ra từ bó His.

Cần phân biệt giữa block nhánh trái và block phân nhánh. Block phân nhánh chính là sự cản trở dẫn truyền tại phân nhánh trái trước hoặc trái sau của nhánh trái. Block nhánh trái được chia thành 2 dạng khác nhau tùy thuộc vào mức độ chậm dẫn truyền hay mất hoàn toàn tín hiệu điện tim. 

  • Block nhánh trái hoàn toàn xảy ra khi tín hiệu điện tim trong nhánh trái bị tắc nghẽn hoàn toàn, tín hiệu điện không thể ra hay vào vùng tim này được nữa. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng bơm máu của tim.

  • Block nhánh trái không hoàn toàn Xảy ra khi đường dẫn truyền điện tim ở nhánh bên trái không bị tắc một cách hoàn toàn mà chỉ tắc bán phần. Tức là một phần tín hiệu điện tim vẫn đi truyền được qua vùng cơ tim của nhánh trái nên trong nhiều trường hợp chức năng tim chưa ảnh hưởng nhiều.

Dựa trên điện tâm đồ ta sẽ thấy block nhánh trái có các dấu hiệu sau:

  • Thời gian QRS rộng: >= 0,12 giây

  • QRS có dạng: rS ở V1, V2

  • R đơn pha có thể có khía ở V5,V6.

  • Đoạn ST chênh xuống và T âm ở V5, V6, Dl, aVL

BLOCK NHÁNH TRÁI LÀ GÌ.jpg

Nguồn: msdmanuals.com

Nếu phân loại theo vị trí của nhánh trái xảy ra tình trạng block thì có block nhánh trái trướcblock nhánh trái sau.

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh block nhánh trái thông qua kết quả điện tâm đồ

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh block nhánh trái thông qua kết quả điện tâm đồ

Tìm hiểu thêm: 

  • Hiểu về bệnh block tim là gì? & cách điều trị hiệu quả

Dấu hiệu nhận biết bệnh block nhánh trái 

Block nhánh trái thường không xuất hiện những triệu chứng đặc trưng. Tuy nhiên ở những trường hợp block nhánh trái do suy tim có thể xuất hiện một số dấu hiệu như:

  • Mệt mỏi

  • Khó thở.

Bên cạnh đó còn có thể xuất hiện những trường hợp hiếm gặp như cả bó nhánh bên trái và phải đều bị block. Điều này có thể khiến bệnh nhân gặp phải những đợt ngừng tim kéo dài và phải cần đến sự hỗ trợ của máy tạo nhịp.

Biểu hiện của bệnh block nhánh phải

Biểu hiện của bệnh block nhánh phải

Block nhánh trái có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm của block nhánh trái còn tùy thuộc vào nguyên nhân và dạng block mắc kèm. Có những trường hợp bệnh nhân bị block nhánh trái do thoái hóa thì về lâu về dài block nhánh trái gây ra tình trạng mất đi đồng bộ giữa thất trái và thất phải. Đặc biệt nếu kèm theo cả block nhánh phải nữa sẽ khiến xung điện không được truyền đi ở buồng dưới của tim (tâm thất), làm mất đồng bộ giữa hai thất trái và thất phải, về lâu về dài sẽ gây ra tình trạng suy tim cho bệnh nhân. 

Nhưng quan trọng hơn cả đó là nguyên nhân gây block nhánh trái đa số do tổn thương mạch vành. Mạch vành chính là mạch máu nuôi tim, trong đó có mạch máu nuôi vùng vách liên thất - nơi mà bó nhánh trái và nhánh phải đi vào phía trong. Tổn thương mạch vành ảnh hưởng tới sự nuôi dưỡng của con đường dẫn truyền, dẫn đến tình trạng block. Chính vì thế bệnh nhân cần được thăm dò và khảo sát tổn thương của mạch vành (nguyên nhân gây ra block nhánh) là rất quan trọng.

Chính vì thế, bệnh block nhánh trái được coi là nguy hiểm và làm tăng nguy cơ tử vong đối với những bệnh nhân lớn tuổi mắc bệnh mạch vành, suy tim hay làm tăng nguy cơ đột tử ở những bệnh nhân vừa trải qua cơn đau tim (nhồi máu cơ tim).

Bác sĩ giải đáp block nhánh trái hoàn toàn, không hoàn toàn là gì, có nguy hiểm không

Nguyên nhân của bệnh block nhánh trái

Bệnh block nhánh trái chủ yếu gây ra bởi các bệnh lý về tim mạch hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể kể đến là:

  • Bệnh động mạch vành, thiếu máu cơ tim

  • Huyết áp cao

  • Bệnh van tim

  • Bệnh cơ tim giãn hoặc suy yếu cơ tim (suy tim)

  • Nhiễm trùng tim (viêm cơ tim)

  • Sau cơn đau tim, đặc biệt là nhồi máu cơ tim thành trước

  • Dị tật tim bẩm sinh

  • Tăng kali máu

  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc chống loạn nhịp tim: digoxin

  • Chứng hẹp động mạch chủ

  • Suy tim giai đoạn cuối(giãn lớn thất trái gây mất đồng bộ 2 thất)

  • Tăng huyết áp.

  • Bệnh lý cơ tim giãn.

  • Nhồi máu cơ tim 

  • Bệnh thoái hóa tiên phát hệ thống dẫn truyền (bệnh Lenegre).

  • MI thành trước.

Tất cả những điều kiện này làm tăng nguy cơ block nhánh trái. Tuy nhiên, đôi khi block nhánh trái tự xảy ra ngay cả khi tim có thể bình thường về cấu trúc. Các nhà nghiên cứu không rõ nguyên nhân gây ra những trường hợp block nhánh trái này nhưng chúng thường thấy ở những người lớn tuổi hơn.

Bên cạnh đó, nguyên nhân gây nên block nhánh trái có thể là do nhánh đã bị thoái hoá, cắt đứt hoặc tổn thương xung động từ nhĩ truyền xuống phải đi sang nhánh bên kia và thực hiện khử cực thất bên đó trước rồi mới khử cực bên thất bị block.

Nồng độ kali trong máu tăng có thể là nguyên nhân gây bệnh block nhánh trái

Nồng độ kali trong máu tăng có thể là nguyên nhân gây bệnh

Chuẩn đoán Block nhánh trái có dễ không?

Block nhánh trái đôi khi không có triệu chứng đặc trưng nên người bệnh có thể phát hiện bệnh trên điện tâm đồ qua quá trình thăm khám định kỳ hay kiểm tra tim mạch khác. Để có thể chẩn đoán chính xác bệnh block nhánh trái, bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm một số xét nghiệm khác và xác định bệnh nhân có gặp phải một số triệu chứng như suy tim trái, nhồi máu cơ tim cấp hay thiếu máu cơ tim.

Nhận định khả năng suy tim trái dựa vào những dấu hiệu như:

  • Khó thở, mệt mỏi 

  • Xuất hiện dấu hiệu tim to khi thực hiện khám lâm sàng

  • Phát hiện dấu hiệu tim bất thường dựa trên kết quả siêu âm tim, chụp X-quang ngực thẳng.

Nhận định khả năng thiếu máu cơ tim dựa vào:

  • Những nguy cơ về bệnh mạch vành

  • Tiền căn đau ngực ở người bệnh

Nhận định khả năng nhồi máu cơ tim cấp dựa vào:

  • Thực hiện xét nghiệm chỉ số men tim

  • Tình trạng đau ngực gần đây của bệnh nhân

  • Xác định block nhánh trái xuất hiện khi nào dựa trên tiêu chuẩn Sgarbossa

Chuẩn đoán dựa trên kết quả khám bệnh:

  • QRS: 120 ms.

  • Nổi trội sóng S: trong V1.

  • Sóng R một pha rộng trong đạo trình bên (I, aVL, V5 - V6).

  • Không có sóng Q trong đạo trình bên (I, V5-V6, sóng Q nhỏ vẫn được phép ở aVL).

  • Thời gian đỉnh sóng R > 60ms trong đạo trình trước tim trái (V5 - 6).

Siêu âm tim có thể phát hiện ra bệnh block nhánh trái ở tim

Siêu âm tim có thể phát hiện ra bệnh block nhánh trái ở tim

Cách điều trị block nhánh trái 

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho block nhánh trái mà các bác sĩ thường chỉ định thuốc hoặc các biện pháp điều trị nguyên nhân gây block nhánh trái và phòng tránh các dạng rối loạn nhịp tim khác.

Ở những người khỏe mạnh bị block nhánh trái nhưng không có biểu hiện bất thường nào thì chưa cần dùng thuốc nhưng vẫn nên theo dõi điện tim định kỳ bằng cách khám bệnh 1-2 lần/năm để phát hiện những mối nguy hiểm tiềm ẩn.

Đối với những trường hợp block nhánh trái thường xuất hiện triệu chứng trên nền các bệnh tim mạch như huyết áp cao, bệnh van tim, thiếu máu cơ tim, bệnh mạch vành… hay các vấn đề khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch thì giải pháp đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn có thể được bác sĩ chỉ định để điều trị block nhánh trái.

Bên cạnh đó, những bệnh nhân bị block nhánh trái do suy tim có thể cần điều trị tái đồng bộ tim CRT. CRT là liệu pháp giúp tâm thất co bóp cùng lúc, cải thiện các triệu chứng và tăng lưu lượng máu mà tim đẩy ra bằng cách sử dụng máy tạo nhịp tim. Bệnh nhân cũng cần theo dõi tình trạng sức khoẻ, các triệu chứng một cách cẩn thận và đảm bảo đi tái khám định kỳ thường xuyên. 

Cách điều trị block nhánh trái bằng giải pháp đặt máy tạo nhịp tim

Máy tạo nhịp tim là giải pháp thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị

Xem thêm: 

Cùng với các biện pháp điều trị theo chỉ định, người bệnh cũng có thể sử dụng kết hợp chế phẩm chứa thảo dược Khổ sâm đã được nghiên cứu chứng minh tác dụng chống loạn nhịp tim, ổn định tính dẫn truyền thần kinh tim, nhờ đó giúp ổn định nhịp tim và ngăn ngừa các biến chứng loạn nhịp, suy tim do bệnh block nhánh trái gây ra.

Dưới đây là tài liệu cụ thể tất cả các thông tin về bệnh block nhánh trái mà bạn có thể tham khảo để biết thêm những thông tin chuyên sâu hơn:

Trên đây là một số thông tin cần thiết về bệnh block nhánh trái mà bạn có thể tìm hiểu. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về block nhánh trái cũng như có thể giải đáp những thắc mắc của bản thân về tình trạng này.

Link tham khảo:

  • https://www.cedars-sinai.org/health-library/diseases-and-conditions/l/left-bundle-branch-block.html
  • https://www.msdmanuals.com/vi/chuy%C3%AAn-gia/r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-tim-m%E1%BA%A1ch/r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-nh%E1%BB%8Bp-tim-v%C3%A0-r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-d%E1%BA%ABn-truy%E1%BB%81n/block-nh%C3%A1nh-v%C3%A0-block-ph%C3%A2n-nh%C3%A1nh 
  • https://docs.google.com/document/d/1WZ0bzO0Lj7j88TprUoYxY1dh1CJ2DTWlyE7L2vBBrYc/edit#