Block nhĩ thất là sự rối loạn dẫn truyền xung động từ tâm nhĩ đến tâm thất gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh có thể là lành tính hoặc nguy hiểm tuỳ theo từng mức độ bệnh khác nhau. Cùng Ninh Tâm Vương tìm hiểu sâu hơn về block nhĩ thất với bài viết sau đây.
Block nhĩ thất là một chứng bệnh tim mạch phổ biến
Block nhĩ thất là gì?
Block nhĩ thất là sự tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn sự dẫn truyền xung động từ tâm nhĩ xuống tâm thất biểu hiện bằng kéo dài khoảng PR trên điện tâm đồ. Nguyên nhân dẫn đến bệnh block nhĩ thất thường là: xơ hóa và thoái hóa của đường dẫn truyền.
Tình trạng tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn xung động dẫn truyền từ tâm nhĩ đến tâm thất được gọi là block nhĩ thất. Hệ thống điện tim được dẫn truyền từ nút xoang tới nút nhĩ thất, bó His và mạng lưới Purkinje.
Nút nhĩ thất đóng vai trò kiểm soát và dẫn truyền các xung động điện từ buồng tim phía trên (tâm nhĩ) xuống buồng tim phía dưới (tâm thất). Nếu xung động chỉ truyền từ nút xoang tới nút nhĩ thất và bị cản trở ngay tại đây, làm chậm hoặc mất hoàn toàn tín hiệu điện sẽ gây ảnh hưởng lớn tới khả năng bơm máu của tim, thậm chí có thể gây ngừng tim nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh.
Block nhĩ thất là bệnh gì? Nguồn: msdmanuals.com
Nút nhĩ thất là thành phần quan trọng trong hệ thống dẫn truyền điện tim
Tìm hiểu thêm: Hiểu về bệnh block tim là gì? Nguyên nhân và triệu chứng
3 Mức độ bệnh block nhĩ thất
Việc phân loại bệnh block nhĩ thất được căn cứ vào mức độ tắc nghẽn tín hiệu điện tim tại nút nhĩ thất được thể hiện rõ rệt trên điện tâm đồ. Bao gồm:
Bệnh block nhĩ thất độ I (1)
Xảy ra khi có sự gián đoạn tín hiệu điện qua nút nhĩ thất, làm chậm quá trình dẫn truyền xung động điện tim, khiến khoảng PR kéo dài hơn bình thường (PR>200ms) trên điện tâm đồ. Mặc dù đây là dạng nhẹ nhất tuy nhiên vẫn nên chú ý và theo dõi vì một số trường hợp block nhĩ thất độ 1 đi kèm với block nhánh phải có thể làm gia tăng nguy cơ tiến triển thành block nhĩ thất độ 3.
Block nhĩ thất cấp độ 1? Nguồn: msdmanuals.com
Ảnh ECG Block nhĩ thất độ 1
Bệnh block nhĩ thất độ II (2)
Dạng block nhĩ thất độ 2 này xảy ra do “bị mất” một phần tín hiệu điện tim khi qua nút nhĩ thất, làm chậm hẳn nhịp tim, gồm có 2 loại:
Block nhĩ thất độ II mobitz I
Bệnh xảy ra do tín hiệu điện bị trì hoãn tại nút nhĩ thất cho đến khi tim bỏ qua 1 nhịp thì tín hiệu điện mới truyền đi được. Đặc trưng của điện tâm đồ block nhĩ thất độ II mobitz I là khoảng PR dài dần ra trên điện tâm đồ và tiếp đến là một sóng P bị mất một phức bộ QRS (hiện tượng Wenckebach). May mắn là hầu hết Block nhĩ thất độ II mobitz I đều lành tính và không cần điều trị đặc biệt.
Block nhĩ thất cấp độ 2 mobitz 1. Nguồn: msdmanuals.com
Tuy nhiên, người mắc block nhĩ thất dạng này vẫn cần phải chú ý vì họ vẫn có nguy cơ phát triển thành block nhĩ thất hoàn toàn (độ 3) dù tỷ lệ không cao. Một số trường hợp phải đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn nếu nhịp tim quá chậm.
Ảnh ECG Block nhĩ thất độ 2.
Block nhĩ thất độ II mobitz II
Xảy ra chủ yếu tại vị trí sau nút nhĩ thất, bao gồm bó His và mạng lưới Purkinje. Khi mà các tế bào thuộc hệ thống His-Purkinje đột ngột và bất ngờ không dẫn truyền một xung nhịp trên thất.
Ở giai đoạn này, đa số các bệnh nhân sẽ không xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên vẫn còn tùy thuộc vào tỷ lệ nhịp tim bị block mà bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, xây xẩm choáng váng…
Block nhĩ thất độ 2 mobitz 2. Nguồn: msdmanuals.com
Block nhĩ thất độ II mobitz II sẽ có nguy cơ trở nặng thành block nhĩ thất hoàn toàn (độ 3), gây chậm nhịp tim nghiêm trọng và có thể dẫn đến suy tim tâm thu. Nhiều trường hợp có thể xuất hiện tình trạng Stokes-Adams (những cơn ngất đột ngột) hay thậm chí là ngừng tim dẫn đến đột tử. Chính vì thế, người bệnh cần được điều trị kịp thời, có thể là đặt máy nhịp tim tạm thời và sẽ phải đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn trong trường hợp cần thiết.
Bệnh block nhĩ thất độ III (3)
Block nhĩ thất độ III còn gọi là block nhĩ thất hoàn toàn và là dạng block nặng nhất. Bệnh xảy ra do tín hiệu điện bị chặn hoàn toàn ở nút nhĩ thất, nên tâm nhĩ và tâm thất bị mất liên kết, chúng không thể phối hợp co bóp nhịp nhàng như trước. Hiện tượng này được gọi là phân ly nhĩ thất, trên điện tâm đồ block nhĩ thất độ 3 không có mối liên hệ nào giữa sóng P và phức bộ QRS. Khi đó, tâm thất và các cơ bộ nối phải tự tạo xung điện riêng để hoạt động, làm xuất hiện một nhịp thoát ở vùng bộ nối hoặc trong tâm thất nhưng nhịp tim vẫn chậm, không thể bằng nhịp bình thường được.
Bệnh block nhĩ thất độ 3. Nguồn: msdmanuals.com
Nhồi máu cơ tim chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên block nhĩ thất độ 3. Bệnh nhân sẽ gặp một số tổn thương nhẹ, nút nhĩ thất có khả năng phục hồi nếu gặp tình trạng block nhĩ thất độ 3 do nhồi máu cơ tim thành dưới gây nên. Tuy nhiên, nếu gặp trường hợp nhồi máu cơ tim thành trên sẽ gây nên những tổn thương diện rộng và cần đến máy tạo nhịp tim vĩnh viễn vì không thể phục hồi hệ thống dẫn truyền.
Ảnh ECG Block nhĩ thất độ 3
Những người bị block nhĩ thất độ III chỉ có nhịp tim khoảng 28 nhịp/phút, huyết áp thấp khiến lưu lượng tuần hoàn không đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể dẫn đến bệnh nhân thường xuyên mệt mỏi, ngất, chóng mặt… và có nguy cơ đột tử hoặc ngừng tim cao. Do đó, bệnh nhân cần được nhập viện gấp để theo dõi nếu được chẩn đoán block nhĩ thất độ 3.
Tìm hiểu bệnh block nhĩ thất cấp độ 1, 2, 3 ảnh hướng đến sức khỏe như nào
Dấu hiệu thường gặp của bệnh block nhĩ nhất
Tuỳ theo mức độ cản trở xung động dẫn truyền từ tâm nhĩ xuống tâm thất mà block nhĩ thất được chia thành 3 cấp độ với triệu chứng và dấu hiệu khác nhau như:
Block nhĩ thất độ 1 (Block nhĩ thất không hoàn toàn): Bạn sẽ không nhận thấy dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng nào nếu tình trạng bệnh đang ở mức độ này.
Block nhĩ thất độ 2 (Block nhĩ thất không hoàn toàn): Ở mức độ này, người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng
-
Mệt mỏi, khó thở,
-
Ngất xỉu, chóng mặt hoặc có thể gặp tình trạng
-
Đau ngực kéo dài đến vài phút.
Block nhĩ thất độ 3 (Block nhĩ thất hoàn toàn): Các triệu chứng xuất hiện ở mức độ này sẽ tương tự như mức độ 2 nhưng sẽ diễn ra nghiêm trọng hơn là suy tim và có thể đe dọa đến sự sống của bạn. Chính vì thế, đây là mức độ block nhĩ thất nghiêm trọng nhất.
Bên cạnh những triệu chứng đã nêu trên, bạn có thể gặp thêm một số triệu chứng khác và nên đến nghe tư vấn của bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường.
Khó thở, đau ngực kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh block nhĩ thất
Nguyên nhân chính gây ra bệnh block nhĩ thất
Mỗi loại block nhĩ thất lại xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau, cụ thể như sau:
Nguyên nhân block nhĩ thất độ 1:
-
Bệnh nhân bị viêm cơ tim
-
Người có tiền sử phẫu thuật thay hoặc sửa van 2 lá.
-
Người bị nhồi máu cơ tim thành dưới
-
Những ảnh hưởng do sử dụng nhiều thuốc chẹn beta, chẹn kênh calci, amiodarone digoxin.
-
Người tập luyện thể thao
- Viêm cơ tim
Block nhĩ thất độ 2 thường xảy ra do:
-
Người mắc bệnh Lyme hoặc viêm cơ tim
-
Người mắc một số dạng bệnh tự miễn như xơ cứng toàn thân, lupus ban đỏ…
-
Người bị nhồi máu cơ tim thành dưới.
-
Kali trong máu tăng
-
Những ảnh hưởng do sử dụng nhiều thuốc chẹn beta, chẹn kênh calci, amiodarone digoxin.
-
Người mắc bệnh Lev hoặc bị xơ hoá vô căn của hệ thống dẫn truyền trong bệnh Lenegre.
-
Người có tiền sử sửa van 2 lá.
-
Bệnh tự miễn (lupus ban đỏ, xơ cứng toàn thân).
- Nhồi máu cơ tim thành dưới
Nguyên nhân block nhĩ thất độ 3:
-
Bệnh Lev hoặc Lenegre dẫn đến thoái hoá hệ thống dẫn truyền gây block nhĩ thất cấp 3,
-
Nhồi máu cơ tim thành dưới hoặc do
-
Thuốc chẹn beta, chẹn kênh calci, digoxin.
-
Một số nguyên nhân giống như block nhĩ thất độ 2.
Cơ tim bị viêm ảnh hưởng nhiều đến quá trình dẫn truyền xung động, gây block tim
Bệnh block nhĩ thất có nguy hiểm không?
Ở những giai đoạn đầu (block nhĩ thất độ 1 hoặc 2), block nhĩ thất chỉ xuất hiện một vài triệu chứng thông thường và không có gì nguy hiểm nên khá nhiều người chủ quan. Nếu không được theo dõi thường xuyên hoặc người bệnh mắc kèm bệnh tim mạch khác mà không biết, block nhĩ thất có thể trở thành một căn bệnh nguy hiểm nếu phát triển thành giai đoạn 3.
Các biến chứng do block nhĩ thất như:
-
Rối loạn nhịp tim chậm,
-
Ngất xỉu,
-
Khó thở và
-
Chóng mặt sẽ diễn biến với tần suất thường xuyên và nặng hơn.
-
Nguy cơ tử vong cao nếu dẫn đến tình trạng suy tuần hoàn, tim ngừng đập thậm chí là đột tử.
Block nhĩ thất sẽ dẫn đến nguy cơ đột tử nếu phát triển thành giai đoạn 3
Những yếu tố dẫn đến mắc block nhĩ thất
Block nhĩ thất là một chứng bệnh phổ biến và có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, thậm chí là trẻ sơ sinh cũng có khả năng mắc block tim. Phụ nữ là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh block nhĩ thất cấp 3 cao hơn. Bên cạnh đó còn có những yếu tố nguy cơ gây tăng tỷ lệ mắc block nhĩ thất phải kể đến như là:
-
Hàm lượng chất béo trong cơ thể cao (béo phì hoặc béo bụng)
-
Gia đình có tiền sử mắc một số bệnh lý về tĩnh mạch
-
Người mắc bệnh động mạch ngoại biên, bệnh tiểu đường, bệnh thận, đặc biệt là suy thận mãn tính
-
Người mắc Một số vấn đề liên quan đến huyết áp hoặc Cholesterol (giảm HDL, tăng LDL)
-
Do tác dụng phụ một số loại thuốc như: thuốc chẹn canxi (đặc biệt là verapamil và diltiazem), amiodarone, thuốc trợ tim digoxin, thuốc chẹn beta và adenosine.
-
Một số nguy cơ khác như: tuổi tác, hút thuốc, tập thể dục, tiền sản giật...
Hàm lượng Cholesterol cao là một trong những yếu tố nguy cơ bệnh cần được chú ý
Chẩn đoán bệnh block nhĩ thất như thế nào?
Block nhĩ thất có thể được bác sĩ chẩn đoán dựa trên thực hiện xem xét các triệu chứng xuất hiện ở bệnh nhân và khám lâm sàng. Sau đó sẽ cần tiến hành một số xét nghiệm cần thiết như:
-
Đo điện tim,
-
Đo điện tâm đồ,
-
Siêu âm tim hoặc nghiệm pháp bàn nghiêng (Tilt-Table)
Cách điều trị block nhĩ thất
Điều trị block nhĩ thất bằng thuốc
Sau khi đã nhận được kết quả xét nghiệm và có những chẩn đoán cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị block nhĩ thất thích hợp tùy theo cấp độ bệnh. Đa phần bệnh nhân block nhĩ thất độ 1 sẽ không cần phải điều trị, trừ khi họ đang mắc kèm bệnh tim mạch khác hoặc một dạng rối loạn dẫn truyền điện tim khác (chẳng hạn như block nhánh trái) thì phải dùng thuốc điều trị theo đơn của bác sĩ.
Nếu bệnh đã tiến triển đến giai đoạn 3, bạn cần phải điều trị vì đây có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim và có nguy cơ tử vong cao. Để có thể hạn chế những nguy cơ mà bệnh block nhĩ thất độ 3 có thể gây ra, bạn sẽ được bác sĩ sử dụng một số loại thuốc như thuốc hạ huyết áp hay thuốc điều trị đau tim, thuốc chống đông máu nếu người bệnh có nguy cơ huyết khối
Bổ sung thảo dược Khổ sâm hỗ trợ điều trị block nhĩ thất
Trong điều trị block nhĩ thất, thảo dược Khổ sâm với 2 hoạt chất chính là matrin và oxymatrin có tác dụng:
-
Ổn định tính dẫn truyền điện tim
-
Cân bằng nồng độ điện giải tại tế bào cơ tim
Nhờ đó giúp quá trình dẫn truyền điện tim được đều đặn, liên tục, nhờ đó cải thiện tình trạng block nhĩ thất, giảm các rủi ro cho bệnh nhân. Bạn có thể sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ cùng với Khổ sâm để giúp quá trình điều trị tình trạng block nhĩ thất của mình hiệu quả hơn.
Hiện nay Khổ sâm đã được kết hợp với thảo dược và hoạt chất khác như Hoàng Đằng, Đan sâm, Taurine, Cao Natto… dưới dạng viên thực phẩm bảo vệ sức khỏe là một giải pháp chuyên biệt giúp hỗ trợ điều trị cho người rối loạn nhịp tim mà bạn có thể tham khảo.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương có thành phần chính là thảo dược Khổ sâm
Điều trị block nhĩ thất bằng đặt máy tạo nhịp tim
Đối với trường hợp điều trị block nhĩ thất độ 3 sẽ có thể cần đến máy tạo nhịp tim vì đây là dạng block nghiêm trọng nhất vì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng bơm máu của tim. Do đó, trường hợp này thường được bác sĩ khuyến khích sử dụng máy tạo nhịp tim tạm thời hoặc vĩnh viễn nhằm giảm tối đa nguy cơ đột tử, ngừng tim và kích thích tim tái tạo nhịp bình thường.
Ở một số trường hợp đặc biệt khác, dựa trên tiêu chuẩn Framingham thì bệnh nhân block nhĩ thất độ 1 có nguy cơ cao chuyển biến thành chứng rung tâm nhĩ và sẽ cần đến máy tạo nhịp tim nguy cơ tử vong.
Máy tạo nhịp tim giúp hạn chế nguy cơ đột tử ở bệnh nhân block nhĩ thất
Điều chỉnh chế độ ăn, lối sống
Bạn có thể áp dụng một số biện pháp giúp cải thiện thói quen sống và giảm thiểu những rủi ro của block nhĩ thất sau đây:
-
Giảm cân: vì thừa cân, béo phì luôn được xem là kẻ thù lớn nhất của hệ tim mạch.
-
Tập thể dục: việc tập thể dục thể thao điều độ không chỉ giúp bạn giảm cân mà có thể cải thiện sức khỏe của cơ thể, thoải mái tinh thần và có một trái tim khỏe mạnh.
-
Chế độ dinh dưỡng hợp lý: xây dựng một thực đơn lành mạnh với nhiều loại rau củ, quả và loại bỏ những thực phẩm nhiều chất béo cũng có thể giảm thiểu những nguy cơ gây hại đến trái tim.
-
Thăm khám định kỳ: đối với những bệnh nhân tim mạch, điều này là vô cùng cần thiết để có thể theo dõi tiến triển của bệnh cũng như tình trạng sức khoẻ.
-
Tuân thủ và làm theo những hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
-
Nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường trong quá trình điều trị, hãy liên hệ ngay với bác sĩ điều trị.
Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là bảo vệ trái tim khỏe mạnh
Cách điều trị block nhĩ thất của bệnh viện 108 viện tim mạch:
Xem thêm:
-
Block nhánh phải là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
-
Block nhánh trái: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Bên trên là một số thông tin cần thiết về bệnh block nhĩ thất mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết này có thể giải đáp những thắc mắc và có những biện pháp bảo vệ sức khỏe tim mạch cho bản thân một cách hợp lý nhất.
Nguồn tham khảo:
-
https://hahoangkiem.com/can-lam-sang/block-nhi-that-av-block-tren-dien-tam-do-3731.html
-
https://thaythuocvietnam.vn/thuvien/wp-content/uploads/2019/06/xu_tri_block_nhi_that.pdf
-
https://www.vinmec.com/vi/tim-mach/thong-tin-suc-khoe/block-nhi-la-gi-va-co-nguy-hiem-khong/
-
https://www.vinmec.com/vi/tim-mach/thong-tin-suc-khoe/block-nhi-la-gi-nhung-dieu-can-biet-ve-block-nhi/
-
https://www.webmd.com/heart-disease/atrioventricular-block
-
https://www.msdmanuals.com/vi/chuy%C3%AAn-gia/r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-tim-m%E1%BA%A1ch/r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-nh%E1%BB%8Bp-tim-v%C3%A0-r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-d%E1%BA%ABn-truy%E1%BB%81n/block-nh%C4%A9-th%E1%BA%A5t
Ở những giai đoạn đầu (block nhĩ thất độ 1 hoặc 2), block nhĩ thất chỉ xuất hiện một vài triệu chứng thông thường và không có gì nguy hiểm nên khá nhiều người chủ quan. Nếu không được theo dõi thường xuyên hoặc người bệnh mắc kèm bệnh tim mạch khác mà không biết, block nhĩ thất có thể trở thành một căn bệnh nguy hiểm nếu phát triển thành giai đoạn 3.
Các biến chứng như là rối loạn nhịp tim chậm, ngất xỉu, khó thở và chóng mặt sẽ diễn biến với tần suất thường xuyên và nặng hơn. Thêm nữa, block nhĩ thất còn có nguy cơ tử vong cao nếu dẫn đến tình trạng suy tuần hoàn, tim ngừng đập thậm chí là đột tử.
Thân mến.