Hội chứng nút xoang là bệnh lý rối loạn nhịp tim thường gặp ở những người trên 50 tuổi và có đến 50% trường hợp cần cấy máy tạo nhịp tim. Vậy bệnh lý nút xoang hay hội chứng nút xoang là gì? Đây có phải bệnh lý nguy hiểm và cần có những biện pháp điều trị và phòng ngừa như thế nào? Hãy cùng Ninh Tâm Vương trả lời những câu hỏi này thông qua bài viết sau đây nhé!
Hội chứng nút xoang là gì? Cách điều trị hội chứng nút xoang hiệu quả
Hội chứng nút xoang là gì?
Hội chứng nút xoang hay rối loạn chức năng nút xoang, bệnh lý nút xoang là tình trạng nút xoang giảm hoặc không có khả năng phát nhịp theo nhu cầu của cơ thể, gây ra nhịp tim bất thường.
Nút xoang được ví như máy tạo nhịp tự nhiên của cơ thể, nó nằm ở buồng trên bên phải của tim, chịu trách nhiệm phát nhịp và kiểm soát toàn bộ hệ thống điện tim. Thông thường, nút xoang tạo ra một nhịp độ ổn định của xung điện giúp kiểm soát nhịp tim. Nhịp độ này có thể thay đổi tùy thuộc vào cảm xúc, trạng thái hoạt động, nghỉ ngơi hay một số yếu tố khác liên quan đến cơ thể của bạn.
Những bệnh nhân mắc rối loạn chức năng nút xoang sẽ có những tín hiệu điện có nhịp độ bất thường (quá chậm, quá nhanh, bị gián đoạn bởi những khoảng dừng dài hoặc sự xen kẽ kết hợp của những vấn đề này). Các dạng rối loạn nút xoang thường gặp bao gồm:
-
Nhịp chậm xoang: Tim đập chậm dưới 60 nhịp/phút
-
Ngưng xoang hay nghỉ xoang: Xảy ra khi nút xoang tạm ngừng hoạt động trong 1 khoảng thời gian ngắn, làm thay đổi nhịp tim.
-
Block xoang nhĩ: xảy ra khi xung điện phát ra từ nút xoang không được truyền đến cơ tâm nhĩ theo con đường bình thường.
-
Hội chứng nhịp tim nhanh-chậm: Nhịp tim nhanh - chậm xen kẽ trong một chu kỳ tim.
Nút xoang là khu vực của các tế bào chuyên biệt ở buồng trên bên phải của tim được
Triệu chứng cảnh báo hội chứng nút xoang
Đa số những người mới mắc hội chứng nút xoang sẽ không có triệu chứng rõ ràng, chỉ đến khi tim bị suy yếu, không thể bơm đủ máu đến các cơ quan thì người bệnh có thể xuất hiện các biểu hiện như:
-
Khó thở,
-
Cảm giác mệt mỏi, không còn sức lực.
-
Cảm thấy chóng mặt, gây choáng, ngất.
-
Đau ngực hoặc hồi hộp, đánh trống ngực do nhịp nhanh nhĩ, cuồng nhĩ hoặc xuất hiện rung nhĩ.
-
Trong những trường hợp có hội chứng tim nhanh - chậm có thể xuất hiện cảm giác tim đập rất chậm hoặc hầu như là không đập sau.
-
Nhịp tim chậm
-
Rối loạn tâm thần, giảm trí nhớ
-
Mất ngủ, khó ngủ
Khi có một hoặc nhiều các dấu hiệu trên, bạn nên đi khám tại bệnh viện tuyến tỉnh hoặc Trung ương để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Xem thêm:
-
Nhịp tim chậm có nguy hiểm không? Nên làm gì để cải thiện
-
Block Tim Là Gì? Nguyên Nhân & Cách Điều Trị Tốt Nhất
Ai dễ bị hội chứng nút xoang tim?
Hội chứng nút xoang không phải là bệnh lý quá phổ biến và nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng dần theo tuổi tác. Hầu hết những người mắc suy nút xoang đều trên 50 tuổi và tỷ lệ mắc bệnh của nam và nữ là tương đương nhau.
Bên cạnh đó, những có tồn tại một số yếu tố nguy cơ sau sẽ gây tăng khả mắc hội chứng bệnh nút xoang như: người bệnh tim bẩm sinh, bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, ngưng thở khi ngủ, người bệnh tuyến giáp, người bị huyết áp cao, người có lượng Cholesterol cao, và người thừa cân, béo phì, ít vận động.
Người có lượng cholesterol trong máu cao có nguy cơ mắc hội chứng nút xoang cao hơn
Hội chứng nút xoang gây ra bởi nguyên nhân nào?
Những nguyên nhân phổ biến có thể gây nên hội chứng nút xoang được kể đến chính là bệnh lý của nút xoang và các yếu tố thúc đẩy bệnh nút xoang, bao gồm 2 nhóm chính:
Các vấn đề tại tim
-
Xơ hóa nút xoang vô căn, có thể kèm theo sự thoái hoá các mô tim do tuổi tác, làm ảnh hưởng tới hệ thống điện tim.
-
Người mắc bệnh cơ tim.
-
Người mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ.
-
Một số bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng đến tim mạch như: thấp tim, viêm màng ngoài tim…
-
Nút xoang bị tổn thương sau phẫu thuật tim.
-
Đột biến gen hiếm
Nguyên nhân ngoài tim
-
Rối loạn điện giải trong máu: hạ canxi máu, hạ kali máu…
-
Tác dụng phụ của một số loại thuốc như: thuốc chống loạn nhịp tim, chẹn beta giao cảm, chẹn kênh canxi, thuốc điều trị Alzheimer…
-
Mắc một số bệnh thần kinh cơ, ví dụ như chứng loạn lưỡng cơ
-
Người bị suy giáp.
-
Tăng áp lực nội soi.
-
Ngưng thở khi ngủ
Những bệnh lý tim mạch có thể gây nên hội chứng nút xoang
Biến chứng nguy hiểm của bệnh hội chứng nút xoang
Nút xoang đóng vai trò điều hoà nhịp tim, khi nút xoang bị suy yếu sẽ khiến tim không thể hoạt động ổn định và có thể dẫn đến những biến chứng sau:
-
Ngưng tim đột ngột
-
Rung nhĩ với nguy cơ suy tim, đột quỵ xảy ra ở khoảng 5% bệnh nhân.
-
Đột quỵ.
-
Suy tim.
-
Tử vong xảy ra ở khoảng 2%/năm, chủ yếu do rối loạn cấu trúc tim.
Đột quỵ là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất mà bệnh nhân cần đề phòng
Chẩn đoán bệnh lý nút xoang tim
Để kết luận chính xác xem bạn có mắc hội chứng nút xoang hay không, bác sĩ sẽ khám trực tiếp và đặt các câu hỏi về triệu chứng, khai thác tiền sử bệnh tật của bạn, đồng thời chỉ định cho bạn một số xét nghiệm sau:
-
Điện tâm đồ: một dạng xét nghiệm phổ biến trong chẩn đoán rối loạn chức năng nút xoang, bao gồm nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm hoặc nhịp bỏ
-
Máy theo dõi điện tim Holter: Tự động ghi lại nhịp tim của bạn liên tục trong 24-72 giờ. Bác sĩ có thể cho bạn ghi lại các triệu chứng kèm theo cùng với thời gian chúng xuất hiện để đánh giá cơn rối loạn nhịp một cách toàn diện.
-
Thăm dò điện sinh lý tim: đây là phương pháp giúp phát hiện các rối loạn nhịp tim đi kèm trong hội chứng nút xoang.
Theo dõi điện tâm đồ tim là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất
Điều trị hội chứng nút xoang tim như thế nào?
Khi điều trị hội chứng nút xoang, điều cần nhất mà bệnh nhân cần làm chính là quản lý sức khoẻ và điều trị các triệu chứng do hội chứng này gây nên. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu thực hiện kiểm tra sức khỏe thường để có thể theo dõi. Có 2 phương án sẽ được chỉ định trong điều trị hội chứng nút xoang như:
-
Thay đổi thuốc: phương pháp này sẽ được chỉ định đối với những trường hợp suy nút xoang do một số thuốc bạn đang sử dụng như cao huyết áp, bệnh tim đang ảnh hưởng đến chức năng nút xoang. Bác sĩ có thể chỉ định lại bằng loại thuốc khác hoặc điều chỉnh lại liều lượng phù hợp.
-
Đặt máy tạo nhịp tim: hầu hết trường hợp hội chứng nút xoang có xuất hiện triệu chứng đều được chỉ định phương pháp đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn giúp duy trì hoạt động ổn định của tim. Đây là một thiết bị chạy bằng pin nhỏ được lập trình để kích thích tim của bạn khi cần thiết và đảm bảo nhịp đập bình thường. Bạn sẽ cần trải qua một cuộc tiểu phẫu để cấy thiết bị dưới da gần xương đòn và có thể tiếp tục những hoạt động thường ngày sau khi thực hiện cấy máy. Vùng được cấy máy tạo nhịp tim sẽ có nguy cơ gặp phải các biến chứng như bị nhiễm trùng hoặc sưng tại chỗ đặt máy nhưng tỷ lệ rất thấp và hiếm gặp.
Cấy máy tạo nhịp tim là phương pháp thường được chỉ định trong điều trị hội chứng nút xoang
Với những trường hợp bị nhịp tim nhanh do hội chứng nút xoang, bạn sẽ được chỉ định bổ sung một trong số các biện pháp điều trị sau đây để kiểm soát nhịp tim:
-
Sử dụng thuốc: Nếu bạn vẫn bị nhịp tim nhanh sau khi đặt máy tạo nhịp tim, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc chống đông máu nếu bạn bị rung nhĩ hoặc nhịp nhanh khác làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối.
-
Cắt bỏ nút nhĩ thất: Dùng để kiểm soát tình trạng nhịp tim nhanh ở người đã đặt máy tạo nhịp tim. Người ta sẽ dùng năng lượng cao tần để phá hủy mô tim xung quanh nút nhĩ thất, nhằm ngăn chặn cơn nhịp nhanh đến tâm thất.
-
Đốt điện tim điều trị rung nhĩ: Dùng năng lượng sóng cao tần đốt các mô tim gây ra cơn rung nhĩ.
Cách phòng ngừa và ngăn tái phát hội chứng nút xoang
Để có thể phòng ngừa hội chứng nút xoang và duy trì một trái tim khỏe mạnh, bạn cần đáp ứng tốt những yếu tố sau:
-
Từ bỏ thói quen hút thuốc, vì thuốc lá được xem là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến đến những bệnh lý về tim mạch.
-
Duy trì nồng độ cholesterol và huyết áp ở mức ổn định. Bạn nên thay đổi thói quen sống đồng thời sử dụng thêm một số loại thuốc điều chỉnh lượng huyết áp và cholesterol theo chỉ định của bác sĩ.
-
Xây dựng một thói quen sống lành mạnh. Tập thể dục đều đặn và có chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là hai yếu tố cốt lõi tạo nên một cuộc sống khỏe mạnh. Do đó, bạn hãy xây dựng thói quen tập thể dục đều đặn cùng với đó là bổ sung thêm nhiều dưỡng chất có lợi và loại bỏ ngay những thực phẩm có hại cho sức khoẻ ngay hôm nay.
-
Hạn chế hoặc tốt nhất là không nên sử dụng bia, rượu, chất kích thích.
-
Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý và hạn chế những cảm xúc tiêu cực, căng thẳng.
-
Đảm bảo cân nặng ở mức hợp lý vì thừa cân béo phì luôn là những yếu tố nguy cơ gia tăng tỷ lệ mắc bệnh lý tim mạch.
-
Dùng thảo dược Khổ sâm: Khổ sâm đã được chứng minh có tác dụng ổn định tính dẫn truyền điện tim, làm giảm tính kích thích cơ tim nên ổn định nhịp tim hiệu quả cho những người bệnh đang có vấn đề về hoạt động của nút xoang hoặc đang mắc bệnh tim mạch nói chung.
Tập thể dục đều đặn giúp phòng ngừa bệnh lý nút xoang hiệu quả
Dưới đây là tài liệu cụ thể tất cả các thông tin về bệnh hội chứng nút xoang mà bạn có thể tham khảo để biết thêm những thông tin chuyên sâu hơn:
Nói tóm lại, hội chứng nút xoang sẽ không còn là nỗi lo nếu bạn có thể điều trị tốt và có thể quản lý sức khỏe bản thân một cách hiệu quả. Do đó, bạn cần tuân thủ tốt những khuyến cáo mà bác sĩ đã đưa ra trong quá trình điều trị và hãy đến thăm khám định kỳ đều đặn để được theo dõi và có những biện pháp can thiệp kịp thời.
Nguồn tham khảo:
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sick-sinus-syndrome/diagnosis-treatment/drc-20377560
- https://www.healthline.com/health/sick-sinus-syndrome#treatment
- https://www.msdmanuals.com/professional/cardiovascular-disorders/arrhythmias-and-conduction-disorders/sinus-node-dysfunction
Hội chứng nút xoang là một hội chứng không quá nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị sớm. Do đó bạn đừng quá lo lắng, khi mới phát hiện bệnh, bạn nên điều trị theo chỉ định của bác sĩ và kết hợp giữa nhiều giải pháp đồng bộ, bao gồm: điều trị tốt các bệnh lý nền, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ, thực hiện lối sống lành mạnh như:
- Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, tránh làm việc quá sức hay căng thẳng trong thời gian dài.
- Nên ngủ đủ giấc mỗi ngày 6-8 tiếng, tránh thức khuya sau 23 giờ đêm
- Dành mỗi ngày ít nhất 30 phút để tập các bài tập giúp thư giãn như hít sâu thở chậm, ngồi thiền, yoga, đi bộ, đạp xe
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây nhiều màu sắc, hạn chế đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ...
- Không dùng chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia, trà đặc
Đồng thời, sử dụng kết hợp thêm giải pháp hỗ trợ điều trị chuyên biệt cho chứng rối loạn nhịp tim nhanh chứa tinh chất Khổ sâm cũng là cách để bạn giảm và ổn định nhịp tim, cũng như các triệu chứng của bệnh một cách hiệu quả.
Chúng tôi tin sau khi thực hiện tốt những điều chúng tôi hướng dẫn sức khoẻ của bạn sẽ được cải thiện tốt hơn.
Thân mến,