Block nhĩ thất độ 3 là tình trạng ngắt hoàn toàn tín hiệu điện tim giữa tâm nhĩ và tâm thất, làm cho nhịp tim hạ thấp, ảnh hưởng lớn đến chức năng tim. Đây là dạng nguy hiểm nhất của block nhĩ thất và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Hãy cùng Ninh Tâm Vương tìm hiểu về triệu chứng và cách ngăn chặn biến chứng nguy hiểm của bệnh trong bài viết sau đây.

Block nhĩ thất độ 3 là mức độ nghiêm trọng nhất của block nhĩ thất

Block nhĩ thất độ 3 là mức độ nghiêm trọng nhất của block nhĩ thất

Bệnh block nhĩ thất độ 3 là gì?

Block nhĩ thất độ 3 là tình trạng tắc nghẽn hoàn toàn đường dẫn truyền điện tim từ nút xoang qua nút nhĩ thất, dẫn tới mất hoàn toàn kết nối giữa tâm nhĩ và tâm thất. Điều này có thể dẫn đến tình trạng không thể kiểm soát nhịp tim và cung lượng tim, gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Đa số những bệnh nhân block nhĩ thất độ 3 đều được chỉ định cấy máy tạo nhịp tim tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Ảnh ECG block nhĩ thất độ 3

Ảnh ECG block nhĩ thất độ 3

Block nhĩ thất cấp độ - type 3

Block nhĩ thất cấp độ - type 3. Nguồn: msdmanuals.com

Tìm hiểu thêm:

Nguyên nhân gây bệnh block nhĩ thất độ 3

Nguyên nhân gây block nhĩ thất độ 3 rất đa dạng, bao gồm các vấn đề tại tim, tác dụng phụ của thuốc điều trị hoặc tổn thương tim sau phẫu thuật tim, có thể kể đến như:

  • Người mắc bệnh tim mãn tính tiềm ẩn như thiếu máu cơ tim cục bộ cấp tính, bệnh tim cấu trúc

  • Người bị ngộ độc thuốc, hay rối loạn chất điện giải.

  • Sau khi phẫu thuật tim hở hoặc thực hiện thay van động mạch chủ.

  • Sau cắt bỏ nút nhĩ thất

  • Tác dụng phụ của một số loạn thuốc điều trị rối loạn nhịp tim, digoxin.

  • Người mắc bệnh Lyme và một số bệnh hệ thống khác như amyloidosis, bệnh lupus ban đỏ, bệnh sarcoidosis, rối loạn mạch collagen

  • Nhồi máu cơ tim thành trước

Nguyên nhân gây block nhĩ thất độ 3

Nguyên nhân gây block nhĩ thất độ 3

Biểu hiện thường gặp của bệnh block nhĩ thất độ 3

Hầu hết người bệnh block nhĩ thất độ 3 đều sẽ gặp một hoặc nhiều triệu chứng bệnh. Tùy theo tình trạng sức khoẻ và mức độ bệnh mà bệnh nhân block nhĩ thất độ 3 sẽ có những biểu hiện khác nhau:

Triệu chứng thông thường

  • Đau tức ngực, cơ thể mệt mỏi

  • Khó thở, ngất xỉu

  • Máu lưu thông kém

Triệu chứng của bệnh nhân block nhĩ thất độ 3 kèm nhồi máu cơ tim: khó thở và tức ngực do thiếu máu cục bộ.

Triệu chứng của bệnh nhân có nhịp tim dưới 40 nhịp/phút

  • Thở gấp, suy hô hấp

  • Cơ thể co rút

  • Trạng thái tâm thần không ổn định

  • Da lạnh, giảm thời gian hồi máu của mao mạch

Biểu hiện của bệnh block nhĩ thất độ 3

Biểu hiện của bệnh block nhĩ thất độ 3

Chẩn đoán bệnh block nhĩ thất độ 3 như thế nào?

Sau khi thực hiện đánh giá nhịp tim bằng ống nghe và căn cứ vào các triệu chứng bệnh bác sĩ có thể chẩn đoán sơ bộ về tình hình sức khoẻ cơ bản và yêu cầu thực hiện thêm một số loại xét nghiệm để đưa ra kết quả chính xác như:

  • Xét nghiệm máu: việc thực hiện xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ có thể phát hiện những nguyên nhân hay yếu tố nguy cơ dẫn đến block nhĩ thất độ 3.

  • Điện tâm đồ (ECG hoặc EKG): đây là một xét nghiệm chính để có thể chẩn đoán. Thực hiện đánh giá bằng điện tâm đồ có thể theo dõi và đánh giá nhịp tim của bạn quá nhanh hay quá chậm.

  • Siêu âm tim: xét nghiệm này giúp bác sĩ có thể quan sát rõ hơn cấu trúc và chuyển động của tim.

  • Holter: đây là một thiết bị đo điện tâm đồ nhỏ, có thể mang theo trong người giúp ghi lại mọi hoạt động của tim liên tục khi bệnh nhân sinh hoạt bệnh thường.

  • Chụp X quang lồng ngực: giúp bác sĩ có thể quan sát được tình trạng hiện tại của tim và phổi.

  • Nghiệm pháp căng thẳng: Bác sĩ sẽ thực hiện những bài kiểm tra tim khi bệnh nhân đang tập thể dục, đạp xe đạp tĩnh hoặc chạy trên máy.

  • Thiết bị ghi nhịp tim: đây là một thiết bị tương tự như Holter những chỉ có thể ghi lại nhịp tim vài phút một lần, tại một số thời điểm nhất định. Người bệnh phải cần đeo thiết bị này trong vòng 30 ngày và họ sẽ khởi động máy khi cơ thể bắt đầu xuất hiện triệu chứng. Máy sẽ có nhiệm vụ phát hiện những nhịp tim bất thường.

Chẩn đoán block nhĩ thất độ 3

Chẩn đoán block nhĩ thất độ 3

Điều trị bệnh block nhĩ thất độ 3 đúng cách

Tùy thuộc vào triệu chứng người bệnh block nhĩ thất độ 3 đang gặp phải, bệnh tim mạch nền mà cách điều trị sẽ khác nhau.
Đối với những bệnh nhân block nhĩ thất độ 3 xuất hiện tình trạng nhịp tim chậm, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng atropine tiêm vào tĩnh mạch đầu tiên để hỗ trợ sự sống của tim. Tuy nhiên, biện pháp này không hiệu quả ở những người bị block tim hoàn toàn. Tiếp đến, bác sĩ sẽ tiếp tục cải thiện nhịp tim của bệnh nhân bằng dopamine và epinephrine, tuy nhiên đây chỉ là biện pháp xử trí tạm thời với những bệnh nhân block nhĩ thất độ 3 bị chậm nhịp tim và có triệu chứng.

Bác sĩ tư vấn: Điều trị bolck nhĩ thất độ 3 như thế nào cho hiệu quả?

Phương pháp điều trị thông thường sẽ được chỉ định là cấy máy tạo nhịp tim qua da hoặc qua đường tĩnh mạch, tùy theo mỗi trường hợp khác nhau. Máy tạo nhịp tim vĩnh viễn sẽ là liệu pháp thích hợp nhất đối với những bệnh nhân block nhĩ thất hoàn toàn.

Điều trị block nhĩ thất độ 3

Điều trị block nhĩ thất độ 3

Block nhĩ thất độ 3 và những biến chứng nguy hiểm

Một số biến chứng nguy hiểm gây nên bởi block nhĩ thất độ 3 bạn cần chú ý như:

  • Giảm lưu thông máu do xuất hiện nhịp tim chậm và giảm cung lượng tim

  • Người bệnh có thể bị chấn thương đầu hoặc tổn thương cơ thể nếu bị ngất đột ngột.

  • Suy tim hoặc thủng tim do ảnh hưởng của máy điều hoà nhịp tim trong thời gian dài.

  • Buồn nôn, mê sảng do bệnh nhân đã trở nặng và còn khả năng bảo vệ hệ hô hấp.

Suy tim là một trong những biến chứng nguy hiểm của block nhĩ thất độ 3

Suy tim là một trong những biến chứng nguy hiểm của block nhĩ thất độ 3

Xem thêm:

Cách chăm sóc bệnh nhân block nhĩ thất độ 3

Ngoài các biện pháp can thiệp y khoa tại bệnh viện, người bệnh block nhĩ thất độ 3 cần được chăm sóc sau điều trị và có những lưu ý như sau:

  • Bệnh nhân cần được chăm sóc vết thương và hướng dẫn hậu phẫu thuật nếu được chỉ định cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn.

  • Bệnh nhân không nên lái xe trong vòng 2 -3 tuần kể từ khi thực hiện cấy máy tạo nhịp tim.

  • Tránh xa các thiết bị điện có thể gây nhiễu tín hiệu của máy tạo nhịp tim.

  • Cần kiểm tra máy tạo nhịp tim định kỳ

  • Đều đặn đi khám sức khỏe định kỳ và nghiêm khắc thực hiện những yêu cầu của bác sĩ trong quá trình điều trị block nhĩ thất độ 3.

  • Kiểm soát tốt những yếu tố nguy cơ gây block nhĩ thất như bệnh tiểu đường, suy tim hay tăng huyết áp thông qua thói quen sống hoặc sử dụng thuốc.

  • Tập thể dục đều đặn và lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, không nên làm việc nặng nhọc, phải gắng sức.

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt cho tim mạch bằng cách bổ sung nhiều rau củ, quả, dưỡng chất thiết yếu và loại bỏ những thực phẩm nhiều dầu mỡ.

  • Dùng chế phẩm chứa thảo dược Khổ sâm để giúp ổn định quá trình dẫn truyền điện tim kết hợp Đan sâm, Hoàng đằng, cao Natto để giúp tim bơm máu khỏe hơn, máu lưu thông hiệu quả, giảm áp lực lên tim, ngăn biến chứng của bệnh block nhĩ thất độ 3.

Block nhĩ thất độ 3 là mức độ block nhĩ thất nguy hiểm nhất. Chính vì thế, người bệnh cần chú ý trong quá trình điều trị, theo dõi sát sao tình trạng sức khoẻ và đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường.

Nguồn tham khảo:

  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK545199/