Block nhĩ thất độ 2 là tình trạng tắc nghẽn dẫn truyền nhĩ thất do sự truyền tín hiệu điện tim giữa tâm nhĩ và tâm thất bị chậm trễ. Đây là chưa phải là dạng block nhĩ thất ở mức độ nguy hiểm, tuy nhiên người bệnh cũng không nên chủ quan vì bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là phát triển thành block nhĩ thất hoàn toàn (độ 3).

Block-nhi-that-do-2-co-nguy-hiem-khong-Cach-dieu-tri-nhu-the-nao

Block nhĩ thất độ 2 có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?

Block nhĩ thất độ 2 là gì?

Block nhĩ thất độ 2 là tình trạng chậm trễ dẫn truyền tín hiệu điện tim giữa tâm nhĩ và tâm thất, dẫn tới tắc nghẽn dẫn truyền nhĩ thất, làm chậm nhịp tim và giảm khả năng bơm máu của tim. 

Block nhĩ thất gồm 3 loại là block nhĩ thất độ 1, block nhĩ thất độ 2 và độ 3. Block nhĩ thất độ 2 là mức độ trung bình với điện tâm đồ đặc trưng là sự kéo dài khoảng PR trên điện tâm đồ.

Có hai loại block nhĩ thất độ 2 là

  • Block nhĩ thất độ 2 - Mobitz I (type 1) (Wenckebach)

  • Block nhĩ thất độ 2 - Mobitz II (type 2)

Anh-ECG Block-nhi-that-do-2- Mobitz-II

Ảnh ECG Block nhĩ thất độ 2 - Mobitz II

Block-nhi-that-cap-do 2- Mobitz-II msdmanuals-com

Block nhĩ thất cấp độ 2 - Mobitz II: msdmanuals.com

Block-nhi-that-cap-do 2- Mobitz-II-Nguon msdmanuals-com

Block nhĩ thất cấp độ 2 - Mobitz II. Nguồn: msdmanuals.com

Tuỳ vào độ suy giảm của hệ thống dẫn truyền mà block nhĩ thất độ 2 được đánh giá là tạm thời hoặc vĩnh viễn. Tuy nhiên, bệnh vẫn có nguy cơ phát triển thành block tim hoàn toàn (cấp độ 3) và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong nếu không được phát hiện và điều trị.

Xem thêm: 

Nguyên nhân gây bệnh block nhĩ thất độ 2

Tuỳ theo dạng và mức độ bệnh mà block nhĩ thất độ 2 có thể do nhiều nguyên nhân gây nên như:

Nguyên nhân gây block nhĩ thất độ 2 Mobitz loại I (Wenckebach)

  • Người bị cường có âm phế vị cao nhưng không có dấu hiệu của bệnh liên quan đến cấu trúc tim.

  • Thiếu máu cục bộ cơ tim 

  • Tác dụng phụ của thuốc điều trị rối loạn nhịp tim lên nút nhĩ thất như thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi, digoxin hoặc thuốc ức chế miễn dịch

  • Người mắc bệnh cơ tim hoặc sau phẫu thuật tim.

  • Người bị tăng kali máu.

Nguyên nhân gây block nhĩ thất độ 2 Mobitz loại II: 

  • Tổn thương cấu trúc tim: xơ hoá cơ tim, xơ cứng cơ tim, nhồi máu cơ tim hoặc liên quan đến thiếu máu cục bộ.

Một số nguyên nhân khác như:

  • Thấp tim cấp tính

  • Bệnh nhân cơ tim phì đại có tiêm etanol.

  • Ung thư hạch, khối u ác tính.

  • Bệnh lý mạch Collagen.

  • Sau thay van tim

  • Người mắc bệnh tim thâm nhiễm - amyloidosis, hemochromatosis

  • Người có khối u tim

Nguyen-nhan-gay-block-nhi-that-do-2

Nguyên nhân gây block nhĩ thất độ 2

Biểu hiện & triệu chứng bệnh block nhĩ thất độ 2

Những người bị block nhĩ thất độ 2 có thể có hoặc không có triệu chứng đặc trưng của bệnh. Đối với những trường hợp block nhĩ thất độ 2 - Mobitz 2 có thể xuất hiện những triệu chứng như:

  • Khó thở

  • Đau ngực

  • Mệt mỏi

  • Ngất xỉu hay thậm chí là ngưng tim đột ngột.

  • Bệnh nhân còn có thể xuất hiện nhịp tim chậm, điều này có thể dẫn đến giảm cung lượng tim

  • Hạ huyết áp gây rối loạn nhịp tim và mệt mỏi ở người bệnh.

  • Bên cạnh đó, Block nhĩ thất độ 2 do thiếu máu cục bộ cơ tim gây nên còn có biểu hiện tức ngực.

Trieu-chung-block-nhi-that-do-2

Triệu chứng block nhĩ thất độ 2

Các biến chứng của block nhĩ thất độ 2

Bệnh block nhĩ thất độ 2 nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như:

  • Thường xuyên đau tức ngực

  • Choáng váng, chóng mặt

  • Ngất xỉu

  • Tiến triển thành block nhĩ thất hoàn toàn (block nhĩ thất độ 3)

  • Tử vong do ngưng tim đột ngột

Điều trị bệnh block nhĩ thất độ 2 đúng cách

Tùy thuộc dạng block nhĩ thất mà người bệnh mắc phải, bệnh lý nền gây block và các triệu chứng đang gặp phải mà cách điều trị cũng khác nhau:

Điều trị block nhĩ thất độ 2 - Mobitz II

Thông thường thì block nhĩ thất độ 2-  Mobitz II (Wenckebach) có thể không cần phải điều trị. Tuy nhiên, người bệnh vẫn không nên chủ quan và nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và kiểm tra thường xuyên. Nếu người bệnh gặp tình trạng hạ huyết áp và nhịp tim chậm sẽ được chỉ định sử dụng atropine để ổn định lại. Nếu người bệnh có đang sử dụng các loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim như digoxin, thuốc chẹn beta hoặc thuốc chẹn kênh canxi thì nên ngưng sử dụng hoặc điều chỉnh lại liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ.

ECG-Block-nhi-that-do-2-Mobitz-I

ECG Block nhĩ thất độ 2 - Mobitz I

Điều trị block nhĩ thất độ 2 - Mobitz II

Block nhĩ thất độ 2 - Mobitz II là trường hợp nghiêm trọng hơn và có thể gây hỏng hệ thống dẫn truyền điện tim và tiến triển thành block nhĩ thất hoàn toàn. Do đó, khi bắt đầu điều trị, bệnh nhân cần đước xác định nhịp bất thường và truyền các thuốc chống loạn nhịp qua tĩnh mạch cho đến khi được chỉ định tiến hành đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn. Khác với Mobitz I, bệnh nhân bị hạ huyết áp do nhịp tim chậm ở Mobitz thường không đáp ứng tốt với atropine.

Dieu-tri-block-nhi-that-do-2

Điều trị block nhĩ thất độ 2

Cách chăm sóc bệnh nhân block nhĩ thất độ 2

Block nhĩ thất độ 2 có thể sẽ không nguy hiểm bằng block nhĩ thất độ 3 tuy nhiên bệnh vẫn có nguy cơ phát triển thành và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế, để có hiệu quả cao trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần chú ý những điều sau:

  • Theo dõi sức khoẻ và thường xuyên đến khám sức khỏe định kỳ theo yêu cầu của bác sĩ. Nếu phát hiện những triệu chứng bất thường, cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để có thể xử lý và ngăn chặn kịp thời.

  • Nghe theo những hướng dẫn điều trị của bác sĩ, sử dụng thuốc đúng theo chỉ định.

  • Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng và thực phẩm tốt cho tim mạch.

  • Hạn chế thực phẩm nhiều protein và chất béo, thay vào đó hãy bổ sung nhiều trái cây và rau củ quả.

  • Không sử dụng chất kích thích như thuốc lá, bia, rượu….

  • Duy trì cân nặng ở mức ổn định và không để cơ thể trong tình trạng béo phì, thừa cân.

  • Đối với các bệnh nhân được lắp đặt máy tạo nhịp tim cần chú ý tránh xa các thiết bị điện tử có sóng và nghe theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

  • Dùng thêm chế phẩm chứa thảo dược Khổ sâm: Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh Khổ sâm có tác dụng ổn định tính dẫn truyền điện tim, cân bằng nồng độ điện giải tại tế bào cơ tim nên giúp tim đập đều đặn hơn, cải thiện các triệu chứng của block nhĩ thất và ngăn biến chứng ngưng tim đột ngột. Bạn có thể sử dụng Khổ sâm kết hợp với Đan sâm, Hoàng đằng... dưới dạng viên nén thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Bo-sung-nhieu-duong-chat-tot-cho-tim-mach-giup-co-the-han-che-nhung-nguy-co-benh-tat

Bổ sung nhiều dưỡng chất tốt cho tim mạch giúp cơ thể hạn chế những nguy cơ bệnh tật

Block nhĩ thất độ 2 sẽ không phải là căn bệnh quá nguy hiểm nếu bạn biết cách chăm sóc bản thân tốt và tích cực trong việc điều trị. Bất kỳ một bệnh lý tim mạch nào cũng ẩn chứa những nguy cơ tiềm ẩn có thể gây hại đến sức khỏe của bạn bất cứ khi nào nếu nó khởi phát. Chính vì thế mà bạn không nên chủ quan, hãy chăm sóc bản thân một cách hiệu quả để ngăn ngừa nguy cơ bệnh tiến triển nặng thành block hoàn toàn.

Nguồn tham khảo:

  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK482359/