Chào chuyên gia, tôi năm nay 41 tuổi có tiền sử huyết áp thấp khoảng 107/52 mmHg. Trước đây sức khỏe tôi bình thường chỉ mùa hè hay bị đau đầu hoặc tụt huyết áp do nắng nóng. Trong thời gian giãn cách vì Covid tôi có tiêm Vaccin Covid mũi 1, sau khi tiêm khoảng 3-5 ngày đầu cũng sốt nhẹ, đau họng, sưng chỗ tiêm, ớn lạnh, nhức mỏi rồi cũng giảm dần và hết. Nhưng từ đó tôi cứ thỉnh thoảng khó thở ở tim, nghẹn họng, chuột rút ở tay trái, tê tay chỉ thoáng qua, tôi nghĩ là do tiêm Vaccin, nhưng tình trạng trên lặp đi lặp lại nhiều lần. Vì giãn cách tôi nấn ná tận 2 tháng sau tiêm thì tự nhiên tôi có hiện tượng vã hết mồ hôi lạnh, chân tay run rẩy, cảm giác tim mệt. Tôi phải vào viện và qua các xét nghiệm máu, điện tim thì nói tôi thiếu Kali máu về uống Kali, Magie và ăn uống nghỉ ngơi. Nhưng 1 tuần hết thuốc tình trạng đau đầu, hụt hơi tim đập nhanh loạn nhịp không hết. Tôi tái khám và làm xét nghiệm máu, nước tiểu cũng cho kết quả ổn định, chỉ uống thuốc bổ tim, bổ não 2 tuần tôi cũng không đỡ tình trạng này. Tôi đi khám viện tim có kể triệu chứng và thông tin đi khám cũ, làm thêm điện tim, siêu âm, XQ lồng ngực, đeo máy theo dõi 24h cũng không bắt được nhịp tim lúc bị nhanh loạn và run tay chân, đầu choáng. Kết quả chỉ số đeo máy kết luận Nhịp Nhanh Xoang. Bác sĩ có kê thuốc Concor 250mg 1v sau ăn/ ngày + Panagin 140mg 2v / ngày + Sulpiride Stella 50mg 1v tối/ ngày. Tôi uống được 4 ngày và cứ cách ngày lại có cơn tim đập nhanh như vậy. Liệu tôi có đúng bệnh chưa và tôi có cần chụp cắt lớp để biết bệnh rõ hơn không? Tôi bị gần 1 tháng mà cảm thấy trầm cảm quá. Nếu uống thuốc bao giờ mới cảm nhận khả quan hơn? Vì trên kết quả ổn mà tôi nghe ngóng cơ thế không biết như thế nào.Tôi mệt mỏi thở hụt hơi, rối loạn giấc ngủ và không thể đi làm được. Hàng ngày chỉ ăn và uống thuốc cũng như tập yoga để hít thở. Mong chuyên gia tư vấn thêm giúp tôi được yên tâm. Xin chân thành cảm ơn.
Trả lời:

Chào bạn,

Kết quả khám của bác sĩ đã kết luận bạn bị nhịp nhanh xoang là đúng và dựa trên các biểu hiện hay triệu chứng mà bạn đang mô tả thì ngoài bị nhịp nhanh xoang bạn có dấu hiệu của bệnh lý rối loạn thần kinh tim.

Rối loạn thần kinh tim (hay còn gọi là rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn lo âu, suy nhược thần kinh tim, hội chứng Da Costa) là tên gọi chỉ chung các hiện tượng rối loạn không rõ nguyên nhân có liên quan đến nhịp tim (tim đập nhanh, chậm hay bỏ nhịp, dễ hồi hộp, trống ngực, choáng ngất…). Bệnh không gây tổn thương thực tại tim nhưng có triệu chứng tương tự như một bệnh tim thực sự.

Rối loạn thần kinh tim thường lành tính ở giai đoạn đầu nhưng về lâu dài nếu không điều trị bệnh có thể tiến triển nguy hiểm với nhiều triệu chứng khó chịu như hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh, đau ngực… ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Rất nhiều người bệnh rối loạn thần kinh tim cho biết, họ cảm thấy sợ hãi bởi vì khi đi khám không được chẩn đoán bệnh. Giống như một căn bệnh giả vờ mà họ tự vẽ ra viễn vông không có thực.Thật không may, sợ hãi và lo lắng càng làm trầm trọng thêm bệnh rối loạn thần kinh tim. Trên thực tế, rối loạn thần kinh tim rất ít khi gây nguy hiểm, nhưng tác động của nó đến tâm lý lại vô cùng nặng nề và đáng sợ. Người bệnh dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, thiếu sức sống, mệt mỏi vì tình trạng tim loạn nhịp thường xuyên. Tất cả như một vòng xoáy khiến cường độ, mức độ ngày càng nghiêm trọng, làm ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình điều trị .

Do đó, để chiến thắng bệnh, bạn cần phải có 1 thái độ tích cực và lạc quan hơn bạn nhé!

Trước mắt, bạn cần sử dụng thuốc điều trị duy trì và tái khám theo chỉ định của bác sĩ. Kết hợp thêm chế độ tập luyện và nghỉ ngơi khoa học như:

- Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, trà đặc, cà phê....

- Luyện tập thể dục thể thao đều đặn. Những bộ môn hữu ích cho người bị rối loạn thần kinh tim là đi bộ, bơi lội, yoga, thái cực quyền, đạp xe... Nghiên cứu cho thấy tập thể dục ít nhất 30 phút/ lần, từ 3 đến 5 lần/ tuần sẽ làm cải thiện đáng kể sức khỏe.

- Ngưng hút thuốc và tránh xa môi trường có khói thuốc

- Nên tránh những tình huống hay những việc có thể gây xúc động mạnh quá mức hoặc căng thẳng tinh thần như đọc truyện tình cảm, lâm li bi đát, xem phim hành động…

- Luôn giữ tâm trạng thoải mái, tích cực, tránh căng thẳng, lo nghĩ.

- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng từ các loại trái cây giàu vitamin C, rau củ tươi, nên ăn cá ít nhất 3 bữa/tuần.

Đồng thời bạn có thể sớm sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ có thảo dược Khổ sâm để giúp ổn định nhịp tim, giảm tình trạng lo âu, căng thẳng, hồi hộp do rối loạn thần kinh thực vật gây ra.

Thân mến.

Xem thêm: