Bisoprolol là cái tên thường gặp trong các đơn thuốc điều trị bệnh tim mạch, đặc biệt là nhịp tim nhanh, huyết áp cao, đau thắt ngực. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng, hướng dẫn cách dùng thuốc Bisoprolol sao cho an toàn và hiệu quả.
Bisoprolol STADA là biệt dược phổ biến của Bisoprolol
Thông tin chung về Bisoprolol
Bisoprolol là thuốc gì?
Bisoprolol là một loại thuốc điều trị bệnh tim mạch đường uống thường được sử dụng trong các trường hợp như bị nhịp tim nhanh, cao huyết áp, đau ngực do thiếu máu cơ tim và suy tim.
-
Tên hoạt chất: Bisoprolol
-
Loại thuốc: Thuốc ức chế chọn lọc thụ thể Beta 1 adrenergic.
Cấu trúc phân tử của Bisoprolol
Thuốc ở dạng viên uống với một số biệt dược như:
-
Agicardi
-
Bisoprolol Stada 2.5mg, 5mg, thuốc Bisoprolol fumarate 2.5mg, 5 mg; Bisoprolol, Bisoprolol OPV
-
Bisoprolol, Bio-Biso, Bihasal, Bisoblock, Biselect, Bisotab
-
Concor, Concor COR
-
Domecor
-
Haiblock
-
Zebeta
Bisoprolol có những loại nào?
Thuốc Bisoprolol được điều chế dưới dạng viên nén, và thường có 3 loại hàm lượng như sau:
-
Thuốc Bisoprolol 2.5mg
-
Thuốc Bisoprolol 5mg
-
Thuốc Bisoprolol 10mg
Tác dụng của Bisoprolol
Bisoprolol 2.5mg hay 5mg là thuốc chẹn thụ thể beta (beta blocker) có tác dụng giảm nhịp tim và điều trị cao huyết áp. Việc sử dụng Bisoprolol còn giúp ngăn ngừa các vấn đề về thận, đột quỵ hay đau tim. Bisoprolol tác dụng thông qua cơ chế ngăn chặn hoạt động của các hormone như Epinephrine trong tim và mạch máu, từ đó làm giảm nhịp tim, giảm huyết áp và giảm áp lực co bóp cho tim.
Các công dụng chính của Bisoprolol
Trường hợp chỉ định và chống chỉ định
Đối tượng nào có thể dùng Bisoprolol (chỉ định)
Thuốc được chỉ định đối với những trường hợp sau:
-
Bệnh nhân tăng huyết áp
-
Bệnh nhân đau thắt ngực
-
Bệnh nhân suy tim mãn thể ổn định mức độ từ vừa đến nặng. Có kèm giảm chức năng tâm thu thất trái, đã được điều trị bằng các thuốc như ức chế men chuyển, thuốc lợi tiểu và glycosid tim. Trường hợp này phải được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa.
Đối tượng nào KHÔNG được dùng Bisoprolol (chống chỉ định)
Bisoprolol 2.5 mg chống chỉ định trong những trường hợp dưới đây:
-
Bệnh nhân sốc tim, bị suy tim cấp hoặc suy tim chưa kiểm soát được bằng điều trị nền.
-
Bệnh nhân suy tim độ 3 hoặc độ 4, kết hợp giảm chức năng co bóp thất trái (EF < 30%).
-
Bệnh nhân block nhĩ thất độ 2 hoặc độ 3, có nhịp chậm xoang (nhịp tim dưới 60 lần/phút trước khi tiến hành điều trị), có các bệnh liên quan đến nút xoang.
-
Bệnh nhân mắc hội chứng Raynaud nặng
-
Bệnh nhân có u tủy thượng thận (u tế bào ưa crom) và chưa được điều trị.
-
Bệnh nhân huyết áp thấp (< 100mmHg)
-
Bệnh nhân nhiễm toan chuyển hóa
-
Bệnh nhân nhạy cảm với Bisoprolol hoặc bất cứ thành phần nào khác của thuốc
Bisoprolol chống chỉ định với bệnh nhân suy tim cấp
Các loại thuốc chứa Bisoprolol giá bao nhiêu?
Tên thuốc | Dạng thuốc | Định lượng Bisoprolol | Mức giá tham khảo |
Bisoprolol Fumarate 2.5mg | Viên nén | 2.5mg | 2280đ/viên |
Bisoprolol Stada 5mg | Viên nén | 5mg | 57000đ/30 viên |
Bisoprolol Stada 10mg | Viên nén | 10mg | 2400đ/viên |
Cách dùng thuốc Bisoprolol hiệu quả cao và an toàn
. Liều dùng thuốc Bisoprolol
Đối với người lớn: Liều lượng thuốc phải được điều chỉnh cho phù hợp với từng người, theo đáp ứng của bệnh và sự dung nạp của bệnh nhân. Thời gian cho mỗi lần điều chỉnh sẽ cách nhau ít nhất 2 tuần. Liều điều trị tăng huyết áp và đau thắt ngực:
-
Liều khởi đầu: 2.5-5mg x 1 lần/ngày. Tính chọn lọc của thuốc bisoprolol fumarate 5mg không tuyệt đối, do đó phải thận trọng hơn khi sử dụng với người bệnh co thắt phế quản.
-
Nếu liều 5mg không mang đến hiệu quả như mong muốn thì có thể tăng lên 10mg/ngày. Đối với một số trường hợp rất nặng có thể tiếp tục tăng liều đến mức tối đa là 20mg/ngày.
-
Tuy nhiên, một số chuyên gia vẫn khuyên nên sử dụng Bisoprolol với liều từ 2.5-10mg. Nếu không đáp ứng với liều điều trị này, hoặc bị giảm kali máu nặng sau khi uống hydroclorothiazid 50mg/ngày thì nên kết hợp sử dụng cả hai thuốc.
-
Liều khởi đầu hàng ngày khi kết hợp là bisoprolol 2,5 mg và hydroclorothiazid tỷ lệ 6,25 mg. Nếu cần có thể tiếp tục tăng liều nhưng không được vượt qua 20mg đối với Bisoprolol và 12.5mg đối với hydroclorothiazid.
- Bệnh nhân nhạy cảm với Bisoprolol hoặc bất cứ thành phần nào khác của thuốc
Liều dùng Bisoprolol để điều trị đau thắt ngực, cao huyết áp có thể lên tới 20mg/ngày
Liều điều trị suy tim mãn tính thể ổn định: Người bệnh suy tim mãn tính trước khi điều trị với Bisoprolol cần phải được điều trị ổn định với phác đồ chuẩn trong vòng 6 tuần, sử dụng các loại thuốc như ức chế men chuyển, thuốc lợi tiểu và Digitalis. Sau khi đã đạt đến tình trạng suy tim “khô” (không còn dịch màng tim, màng phổi, hết phù, phổi không còn ứ đọng và gan thu ngỏ) thì mới dùng thêm Bisoprolol vào phác đồ. Nguyên tắc sử dụng là liều khởi đầu thấp và tăng dần chậm. Điều trị với Bisoprolol vần phải được theo dõi bởi bác sĩ tim mạch. Thời gian chỉnh liều sẽ tuân thủ theo các bước như sau:
-
Bước 1: Uống 1.25mg/lần/ngày vào buổi sáng, duy trì trong 2 tuần. Nếu dung nạp tốt thì chuyển sang bước 2.
-
Bước 2: 2.5mg/lần/ngày, duy trì trong 2 tuần. Nếu dung nạp tốt thì chuyển sang bước 3
-
Bước 3: 5mg/lần/ngày, duy trì trong 4 tuần. Nếu dung nạp tốt thì chuyển sang bước 4
-
Bước 4: 7.5mg/lần/ngày, duy trì trong 4 tuần. Nếu dung nạp tốt thì chuyển sang bước 5.
-
Bước 5: 10mg/lần/ngày và điều trị duy trì. Sau khi cho liều đầu tiên 1.25mg, cần theo dõi trong vòng 4 giờ, đặc biệt là huyết áp, tần số tim, rối loạn dẫn truyền tim và các dấu hiệu tiến triển suy tim nặng
Liều điều trị tối đa được khuyến cáo là 10mg/lần/ngày. Liều lượng điều chỉnh không chỉ dựa vào đáp ứng lâm sàng mà còn tùy thuộc vào mức độ dung nạp thuốc trước khi đi đến liều cuối cùng. Một số bệnh nhân sẽ xảy ra tác dụng phụ, không thể sử dụng được liều tối đa. Trong trường hợp nghiêm trọng cần phải giảm liều thuốc. Nếu cần thiết, phải ngừng uống thuốc, sau đó uống lại. Trong thời gian sử dụng liều điều chỉnh, nếu suy tim nặng lên hoặc không dung nạp thuốc thì phải giảm liều, thậm chí ngừng điều trị (trong trường hợp hạ huyết áp nghiêm trọng, suy tim nặng kết hợp phù phổi cấp, sốc tim, chậm nhịp tim hoặc block nhĩ-thất). Điều trị suy tim sử dụng Bisoprolol là điều trị trong thời gian dài, không được ngưng thuốc đột ngột nếu không sẽ làm nặng thêm bệnh suy tim. Nếu cần ngưng thuốc cần giảm liều từ từ, mỗi tuần giảm liều đi 1 nửa. Đối với trẻ em Bisoprolol không được khuyến cáo sử dụng với trẻ em. Đối với các trường hợp khác Bệnh nhân suy thận hoặc suy gan:
-
Nếu ClCr < 40ml/phút hoặc có tổn thương gan thì liều khởi đầu nên là 2.5mg/ngày. Cần hết sức cẩn thận khi tăng liều ở bệnh nhân này.
-
Nếu ClCr < 20ml/phút, có cơn đau thắt ngực kèm theo tăng huyết áp, gan tổn thương nặng thì không nên dùng nhiều hơn 10mg/lần/ngày.
-
Đối với người cao tuổi liều lượng không cần phải điều chỉnh.
Liều dùng thuốc Bisoprolol ở người cao tuổi không cần điều chỉnh
Thời điểm dùng thuốc Bisoprolol
Thời điểm dùng Bisoprolol có thể trước bữa ăn hoặc sau đều được. Bạn nên uống thuốc vào cùng một giờ mỗi ngày để tránh quên thuốc.
Cách sử dụng thuốc Bisoprolol
Cách dùng Bisoprolol tốt nhất là uống thuốc một lần mỗi ngày. Nếu lỡ quên thì uống bù ngay, nhưng khi đã quá 12 tiếng thì bỏ luôn liều đó và uống tiếp theo như lịch. Bisoprolol giúp bạn ổn định nhịp tim và huyết áp, nhưng không chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Vì vậy, dù đã hết triệu chứng nhưng bạn vẫn cần dùng thuốc lâu dài. Trong trường hợp ngưng thuốc, phải diễn ra từ từ trong ít nhất 1 tuần, giảm dần liều dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Dừng Bisoprolol đột ngột có thể gây đau thắt ngực kịch phát, hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim nghiêm trọng và đôi khi là cơn nhồi máu cơ tim gây nguy hiểm tới tính mạng. Hơn thế nữa, các loại thuốc này trên thị trường có hai dạng liều là Bisoprolol 2.5 mg và 5mg. Mỗi khi lấy thuốc ở bệnh viện, nhà thuốc hay phòng khám, bạn nên cẩn thận kiểm tra xem đó có đúng là loại trong đơn của bác sĩ không nhé.
Hãy dùng thuốc Bisoprolol theo đúng liều liệu bác sĩ kê đơn
Các tác dụng phụ cần lưu ý khi sử dụng Bisoprolol
Bisoprolol có các tác dụng phụ dưới đây:
-
Tác dụng phụ thường gặp: Viêm mũi, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, suy nhược cơ thể, mệt mỏi.
-
Tác dụng phụ ít gặp: Đau khớp, khó ngủ, buồn nôn, giảm cảm giác và vận động, đau ngực, phù ngoại biên và nhịp tim chậm.
-
Tác dụng phụ hiếm gặp: Ngất xỉu, gặp ác mộng, ảo giác, viêm kết mạc mắt, viêm mũi dị ứng, rối loạn thính giác, tăng triglyceride máu và tăng men gan (ALAT và ASAT)
Các tương tác của Bisoprolol
Dược lực học của Bisoprolol (cơ chế tác động)
Bisoprolol tác động ức chế chọn lọc trên thụ thể Beta 1 adrenergic, không có hoạt tính ổn định màng hay kích thích giao cảm nội tại nếu dùng trong phạm vi liều điều trị. Thuốc này ít có tác dụng trên thụ thể beta 2 ở cơ trơn phế quản và thành mạch máu nên không ảnh hưởng đến sức cản đường dẫn khí cũng như các tác dụng chuyển hóa trung gian thông qua thụ thể beta 2. Cơ chế hạ huyết áp của thuốc Bisoprolol bao gồm:
-
Giảm lưu lượng tim
-
Ức chế giải phóng renin từ thận
-
Giảm tác động lên hệ thần kinh giao cảm
-
Tác dụng nổi bật nhất là giảm tần số tim, cả khi nghỉ ngơi và khi gắng sức.
Dược động học Bisoprolol (Phản ứng của cơ thể với thuốc)
-
Hấp thu: Thuốc được hấp thu gần như hoàn toàn qua đường tiêu hóa và không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau từ 2-4 tiếng. Tính sinh khả dụng qua đường uống khoảng 90%.
-
Phân bố: Khả năng liên kết với protein huyết tương của Bisoprolol khoảng 30%. Thể tích phân bố đạt 3.5L/kg.
-
Chuyển hóa: Thuốc được chuyển hóa tại gan thành các chất không có hoạt tính.
-
Thải trừ: Thuốc được đào thải ra ngoài cơ thể thông qua 2 con đường. Trong đó, 50% được chuyển hóa ở gan, tạo thành các chất không có hoạt tính rồi thải ra ngoài qua thận. Số còn lại được đào thải qua thận dưới dạng không chuyển hóa. Thời gian bán hủy khoảng 10-12 tiếng.
Bisoprolol được hấp thu tốt qua đường uống và thải trừ qua thận
Tương tác giữa Bisoprolol với thuốc khác
-
Không được sử dụng Bisoprolol với các loại thuốc ức chế thụ thể beta khác.
-
Sử dụng cùng các thuốc giảm catecholamin như reserpin hay guanethidin có thể khiến tác dụng chẹn beta tăng lên, gây giảm quá mức hoạt tính giao cảm.
-
Nếu phải ngừng sử dụng Clonidin thì phải ngừng Bisoprolol trước 1 thời gian
-
Thận trọng khi sử dụng Bisoprolol đồng thời với các thuốc ức chế co bóp cơ tim hoặc ức chế dẫn truyền nhĩ thất, ví dụ như thuốc ức chế Canxi. Tuyệt đối tránh kết hợp với thuốc tiêm bằng đường tĩnh mạch như Verapamil hay Diltiazem, hoặc các thuốc giảm loạn nhịp như Disopyramide hay Solatol.
-
Các loại thuốc chống viêm không steroid có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp của Bisoprolol.
-
Thuốc Cimetidin và Hydralazine làm giảm chuyển hóa, giảm cấp máu đến gan nên làm giảm sự thải trừ.
-
Thuốc ức chế beta có thể làm tăng tác dụng chậm nhịp tim của Digoxin.
-
Khi sử dụng Bisoprolol, người bệnh có thể phản ứng mạnh hơn với các dị nguyên đã có tiền sử dị ứng trước đó.
Tương tác giữa Bisoprolol với thực phẩm
Bisoprolol không bị ảnh hưởng bởi thức ăn hay các loại thực phẩm khác. Đây là lý do bạn có thể uống thuốc trong khi ăn hoặc không cùng với thức ăn.
Cần lưu ý điều gì khi sử dụng Bisoprolol ?
Dùng Bisoprolol đúng cách, đúng liều đã giúp bạn đạt hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ tác dụng phụ. Song để hạn chế rủi ro một cách tối đa hơn, bạn cần lưu ý thêm các điều sau:
-
Nếu gặp phải tác dụng phụ, đừng ngừng dùng thuốc đột ngột mà nói chuyện với bác sĩ. Nhiều trường hợp, việc tự ngừng thuốc còn gây ra rủi ro nghiêm trọng hơn cả các tác dụng phụ.
-
Cần theo dõi huyết áp thường xuyên trong quá trình dùng thuốc, bằng cách tái khám và sử dụng máy đo tại nhà.
-
Bisoprolol có thể làm giảm phản ứng của não bộ hoặc gây ra chóng mặt. Vậy nên bạn cần đứng dậy từ từ để tránh té ngã, tránh lái xe hay làm những việc nguy hiểm. Đặc biệt, bạn cần hạn chế uống rượu bia. Bởi đồ uống có cồn sẽ làm tình trạng chóng mặt xuất hiện nhiều và với mức độ nặng hơn.
-
Quá liều Bisoprolol là trường hợp nguy hiểm, cần được trợ giúp y tế. Vì vậy dù bạn có triệu chứng hay không thì cũng nên báo cho bác sĩ nhé.
Bạn cần uống Bisoprolol đúng liều quy định, không tự tăng liều
Xử lý các trường hợp thường gặp khi dùng Bisoprolol?
Làm gì nếu uống Bisoprolol gặp tác dụng phụ?
Bisoprolol 2.5mg hay Bisoprolol 5mg đều có thể gây ra tác dụng phụ. Bạn nên quan sát cơ thể xem liệu mình có gặp phải phản ứng không mong muốn của Bisoprolol nào dưới đây không:
-
Nhức đầu, chóng mặt, tiêu chảy, viêm mũi, mệt mỏi, phù, hạ huyết áp tư thế, lạnh đầu chi: Đây là những tác dụng phụ thường xảy ra nhất trong quá trình sử dụng Bisoprolol. Những tác dụng phụ này sẽ mất đi trong vòng vài ngày hoặc vài tuần, khi mà cơ thể của bạn đã quen với thuốc. Nhưng nếu kéo dài hơn thì nên báo với bác sĩ để được điều chỉnh liều.
-
Tăng mỡ máu (triglycerid), khô miệng, rối loạn cương dương, hay ngủ mơ nhiều và mất ngủ: Chỉ một số ít người bệnh rối loạn nhịp tim, cao huyết áp, đau thắt ngực dùng thuốc Bisoprolol gặp các triệu chứng khó chịu này.
-
Co thắt phế quản: Đây là lý do tại sao những người bị hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD không được khuyến khích dùng Bisoprolol.
Bên cạnh đó, thuốc Bisoprolol còn có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm như:
-
Dị ứng: phát ban đỏ trên da, ngứa, sưng mặt/môi/lưỡi.
-
Thay đổi nhịp tim: tim đập chậm hoặc không đều, cảm thấy chóng mặt, ngất xỉu.
-
Vấn đề về tim mạch: khó thở, phù chân hoặc mắt cá chân, đau ngực, tăng suy tim.
-
Đau, tê, lạnh, thay đổi màu da hoặc giảm độ nhạy cảm của ngón tay/ngón chân, đau nhức cơ bắp.
-
Lú lẫn, đổ mồ hôi, run rẩy, nôn mửa.
Dị ứng cũng là một trong các tác dụng phụ của Bisoprolol
Điều may mắn là rất hiếm người sử dụng Bisoprolol gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng kể trên. Vì vậy, hãy cứ yên tâm, tin tưởng vào bác sĩ và kiên nhẫn điều trị bạn nhé.
Quên liều Bisoprolol phải làm sao?
Nếu bạn quên sử dụng một liều thuốc, cần sử dụng bổ sung càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần đến thời gian để dùng liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục uống thuốc đúng theo kế hoạch. Tuyệt đối không dùng gấp đôi so với liều lượng đã quy định.
Dùng quá liều Bisoprolol cần làm gì?
Trong trường hợp bạn dùng quá liều Bisoprolol và xuất hiện các dấu hiệu quá liều như tim đập chậm, giảm huyết áp rõ rệt, suy tim cấp, hạ đường huyết và co thắt phế quản, hãy đến ngay trạm Y tế gần nhất để được điều trị kịp thời. Đừng quên ghi lại hoặc mang theo danh sách các loại thuốc bạn đã sử dụng, bao gồm cả thuốc có kê đơn và không kê đơn để bác sĩ có thể chẩn đoán đúng nhất.
Có nên uống bia, rượu khi đang dùng Bisoprolol không?
Bạn cần hạn chế tối đa việc uống rượu bia khi dùng Bisoprolol. Rượu bia có thể ảnh hưởng gián tiếp đến tác dụng của thuốc thông qua việc làm nặng thêm các bệnh lý tim mạch mà bạn đang gặp phải.
Hạn chế dùng rượu bia khi đang dùng Bisoprolol
Có nên dùng Bisoprolol cho phụ nữ có thai/ cho con bú?
Thuốc Bisoprolol vẫn chưa được xác định rõ ràng về rủi ro khi sử dụng trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Do vậy, hãy tham khảo trước ý kiến của bác sĩ để cân nhắc về lợi ích và nguy cơ khi sử dụng.
Bảo quản Bisoprolol thế nào?
Bisoprolol nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh môi trường có độ ẩm cao và ánh sáng trực tiếp. Không để thuốc trong ngăn đá và cũng không được bảo quản trong phòng tắm. Trước khi sử dụng hãy đọc kỹ hướng dẫn để biết cách bảo quản đúng với từng loại thuốc khác nhau. Lưu ý giữ thuốc tránh xa khỏi tầm tay của trẻ em và vật nuôi.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến khả năng dùng Bisoprolol
Các bệnh nền trên cơ thể sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc. Do đó, hãy nói rõ với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình, bao gồm những vấn đề và bệnh lý sau đây:
-
Bệnh đau thắt ngực, nếu ngưng sử dụng thuốc đột ngột có thể gây đau ngực.
-
Bệnh huyết quản, nên thận trọng khi dùng Bisoprolol. Vì loại thuốc này có thể làm tăng mức độ trầm trọng của bệnh
-
Nhịp tim chậm so với bình thường
-
Suy tim - thuốc Bisoprolol không nên sử dụng ở những bệnh nhân này
-
Bệnh đái tháo đường
-
Bệnh cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức)
-
Hạ glucose máu. Bệnh này có thể che giấu một số triệu chứng và dấu hiệu của các bệnh lý khác, ví dụ như tim đập nhanh
-
Bệnh lý ở thận
-
Bệnh lý tại gan nên sử dụng thuốc một cách thận trọng. Các triệu chứng có thể tăng lên rõ rệt vì quá trình đào thải thuốc sẽ chậm hơn.
-
Bệnh lý tại phổi, như hen suyễn, khí phế thủng hay viêm phế quản. Sử dụng Bisoprolol có thể gây khó chịu cho những bệnh nhân này.
Bệnh nhân đái tháo đường cần nói rõ với bác sĩ về tình trạng bệnh
Dùng Bisoprolol lâu dài có được không?
Người bệnh tim mạch hoàn toàn có thể sử dụng Bisoprolol lâu dài. Tuy nhiên do bệnh tim mạch luôn tiến triển theo thời gian và có cơ chế bệnh phức tạp nên bạn cần thường xuyên thăm khám để điều chỉnh liều thuốc. Dù nhiều có lưu ý trong quá trình sử dụng nhưng Bisoprolol 2.5 mg hay 5 mg vẫn là loại thuốc hiệu quả để giảm nhịp tim, hạ huyết áp và hỗ trợ điều trị đau thắt ngực. Điều quan trọng là bạn nên biến việc dùng thuốc đúng cách thành thói quen hằng ngày để luôn có kết quả tốt nhất!
Thông tin về thuốc Bisoprolol 2.5mg và Bisoprolol 5mg:
Nguồn tham khảo:
-
https://www.drugs.com/bisoprolol.html
-
https://medlineplus.gov/druginfo/meds/a693024.html
-
https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/bisoprolol-oral-route/side-effects/drg-20071022?p=1
-
https://reference.medscape.com/drug/monocor-zebeta-bisoprolol-342367
Việc ngưng sử dụng thuốc Concor hay tiếp tục sử dụng thuốc bạn nên trao đổi với bác sĩ điều trị trực tiếp. Không tự ý ngưng liều đột ngột bởi có thể gây ra “phản ứng ngược” như gây đau thắt ngực kịch phát, hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim nghiêm trọng và đôi khi là cơn nhồi máu cơ tim gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần có một chế độ ăn uống, tập luyện khoa học để giúp ổn định nhịp tim và phòng ngừa nguy cơ đột quỵ, suy tim như:
- Tăng cường nhiều hoa quả tươi nhiều vitamin các loại hạt ngũ cốc nguyên cám.
- Bổ sung các vitamin nhóm B và C như: hải sản, đậu, chuối, bơ, cà chua, yến mạch, bí ngô, rau dền, khoai lang, trái cây họ cam quýt, bưởi…
- Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, tránh làm việc quá sức.
- Không được sử dụng các chất kích thích như cafe, nước trà đặc…
- Tập thể dục mỗi ngày ít nhất 30 phút với các môn như đạp xe, chạy bộ, bơi lội…
Đồng thời sớm tìm hiểu và sử dụng sản phẩm thảo dược được bào chế từ tinh chất Khổ sâm, kết hợp Đan sâm, Hoàng đằng, cao Natto… có tác dụng ổn định nhịp tim và giảm các triệu chứng cho bạn.
Thân mến,
Tôi năm nay 64t, tôi bị HA cao 155/90 và nhịp tim nhanh từ 106-110.
Tôi đi khám bs có cho dùng thuốc nầy 2,5mg 1 ngày và thuốc hạ HA Apitim 5mg.
Khoảng 10 ngày nay HA và nhịp tim đều ổn.
Tôi muốn hỏi bs tôi có thể ngưng uống thuốc HA được ko?
Vì loại thuốc điều trị làm ổn nhịp tim nầy cũng có công dụng chữa cao HA?
Rất mong được bs trợ giúp.
Tôi chân thành cảm ơn!
Với thuốc huyết áp bạn nên giảm liều từ từ và chỉ nên ngưng theo chỉ định của bác sĩ. Lần khám định kỳ tới đây, bạn có thể trao đổi với bác sĩ điều trị về việc nhịp tim và huyết áp đã ổn định, có mong muốn ngưng thuốc huyết áp để bác sĩ theo dõi và giảm liều hoặc ngưng thuốc cho bạn.
Ngoài việc tái khám và sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bạn cũng nên điều chỉnh lại lối sống theo hướng tích cực để giúp làm ổn định nhịp tim và huyết áp hơn như:
- Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, tránh làm việc quá sức hay căng thẳng trong thời gian dài.
- Nên ngủ đủ giấc mỗi ngày 6-8 tiếng, tránh thức khuya sau 23 giờ đêm
- Dành mỗi ngày ít nhất 30 phút để tập các bài tập giúp thư giãn như hít sâu thở chậm, ngồi thiền, yoga, đi bộ, đạp xe
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây nhiều màu sắc, hạn chế đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ...
- Không dùng chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia, trà đặc
Đồng thời bạn cũng có thể sử dụng thêm sản phẩm có thành phần chính từ thảo dược Khổ sâm đã được chứng minh có tác dụng điều hòa, ổn định nhịp tim trong các trường hợp bị rối loạn nhịp tim nhanh.
Thân mến,
Thuốc Bisoprolol chống chỉ định với các trường hợp như: U tuyến thượng thận chưa điều trị (u tế bào ưa crom), suy tim cấp, suy tim mất bù, sốc do rối loạn chức năng tim, nhịp tim chậm (45 - 50 lần/phút), block nhĩ thất độ 2 - 3 không có máy tạo nhịp, hội chứng suy nút xoang, block xoang nhĩ, huyết áp thấp có triệu chứng lâm sàng, hen phế quản nặng, COPD...
Do đó với trường hợp của bạn bị suy tuyến thượng thận không nên sử dụng. Với thuốc điều trị bạn chỉ nên dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Thân mến,
Hiện huyết áp của bạn đang cao và đang được điều trị bằng thuốc theo đơn của bác sĩ. Nếu bạn muốn dùng thêm thuốc Bisoprolol bạn cũng nên trao đổi với bác sĩ để điều chỉnh liều dùng cho phù hợp với thể trạng, sức khỏe và cân nặng của bạn. Không tự ý mua về sử dụng để tránh dùng không đúng liều gây tác dụng phụ như hạ nhịp tim, hạ huyết áp quá mức, nguy hiểm đến sức khỏe.
Về bệnh rối loạn thần kinh tim (hay còn gọi là rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn lo âu, suy nhược thần kinh tim, hội chứng Da Costa) là tên gọi chỉ chung các hiện tượng rối loạn không rõ nguyên nhân có liên quan đến nhịp tim (tim đập nhanh, chậm hay bỏ nhịp, dễ hồi hộp, trống ngực, choáng ngất…).
Rối loạn thần kinh tim thường lành tính ở giai đoạn đầu nhưng về lâu dài nếu không điều trị bệnh có thể tiến triển nguy hiểm với nhiều triệu chứng khó chịu như hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh, đau ngực… ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Do đó, nếu bạn thường xuyên gặp các triệu chứng tim đập nhanh, hồi hộp, đau tức ngực, mệt mỏi kèm khó thở có thể là dấu hiệu cảnh báo của chứng rối loạn thần kinh tim, rối loạn thần kinh thực vật,... bạn nên đi khám bác sĩ để được theo dõi.
Bên cạnh đó, bạn hãy điều chỉnh lại lối sống theo hướng tích cực để giúp làm giảm tình trạng này như:
- Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, tránh làm việc quá sức hay căng thẳng trong thời gian dài.
- Nên ngủ đủ giấc mỗi ngày 6-8 tiếng, tránh thức khuya sau 23 giờ đêm
- Dành mỗi ngày ít nhất 30 phút để tập các bài tập giúp thư giãn như hít sâu thở chậm, ngồi thiền, yoga, đi bộ, đạp xe
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây nhiều màu sắc, hạn chế đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ...
- Không dùng chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia, trà đặc
Đồng thời bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ có thảo dược Khổ sâm để giúp ổn định nhịp tim, giảm tình trạng lo âu, căng thẳng, hồi hộp, khó thở do rối loạn nhịp tim gây ra.
Thân mến.
Về liều dùng của thuốc Bisoprolol bạn nên dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ thăm khám trực tiếp cho bạn.
Mỗi tình trạng bệnh khác nhau, cân nặng và sức khỏe của người bệnh khác nhau mà bác sĩ sẽ kê liều dùng cho phù hợp. Bạn không tự ý mua sử dụng, hoặc thay đổi liều dùng thuốc mà bác sĩ đã kê trước đó để tránh tác dụng phụ của thuốc như hạ nhịp tim, hạ huyết áp quá mức gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Thân mến,
Hiện với nhịp tim dao động từ 49 - 62 nhịp/ phút bạn có triệu chứng gì không? Nếu không có triệu chứng gì thì bạn hoàn toàn yên tâm, sử dụng thuốc theo đúng liều và hướng dẫn của bác sĩ. Trường hợp nhịp tim của bạn quá chậm ( < 60 nhịp/ phút) kèm hiện tượng mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, hạ huyết áp thì bạn nên tái khám để bác sĩ điều chỉnh liều cho phù hợp.
Cùng với đó sau phẫu thuật đặt sten bạn nên duy trì một lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý như sau:
- Bổ sung vào bữa ăn mỗi ngày các thực phẩm chứa chất xơ hòa tan và vitamin như đậu Hà Lan, yến mạch, cà rốt, cam… giúp tăng cường đào thải cholesterol, giảm xơ vữa mạch. Thực phẩm giàu vitamin như táo, cam, măng tây, cà rốt giúp tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho tim mạch.
- Hạn chế các loại chất béo xấu như mỡ động vật, thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn) và các loại thực phẩm chế biến sẵn như bánh quy, bánh nướng, khoai tây chiên… nên chọn những loại chất béo từ cá, dầu olive.
- Tập luyện thể dục thường xuyên. Đặc biệt việc duy trì đi bộ 30 phút mỗi ngày sẽ giúp phát triển tuần hoàn bàng hệ mạch vành, ngăn ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Ngoài ra, bổ sung thêm sản phẩm từ thảo dược Khổ sâm cũng là một giải pháp được nhiều người lựa chọn để kiểm soát nhịp tim tốt hơn cho người bệnh sau phẫu thuật đặt stent mạch vành.
Thân mến!
Ngoài ra, bổ sung thêm sản phẩm từ thảo dược Khổ sâm cũng là một giải pháp giúp bạn ổn định nhịp tim ngăn tái hẹp sau phẫu thuật đặt stent mạch vành, tránh nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Thân mến,
Phụ nữ có thai và cho con bú là những đối tượng nhạy cảm, không nên dùng bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm nào mà chưa có sự hướng dẫn của bác sỹ điều trị. Mặc dù TPBVSK Ninh Tâm Vương là thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhưng nếu đang mang thai thì bạn cũng chưa nên dùng, mà bạn nên sử dụng sau khi cai sữa cho con.
Trước mắt, bạn nên trao đổi với bác sĩ điều trị để được kê thuốc ( nếu cần thiết) và điều chỉnh lại lối sống theo hướng tích cực để giúp làm giảm tình trạng này như:
- Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, tránh làm việc quá sức hay căng thẳng trong thời gian dài.
- Nên ngủ đủ giấc mỗi ngày 6-8 tiếng, tránh thức khuya sau 23 giờ đêm
- Dành mỗi ngày ít nhất 30 phút để tập các bài tập giúp thư giãn như hít sâu thở chậm, ngồi thiền, yoga, đi bộ, đạp xe
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây nhiều màu sắc, hạn chế đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ...
- Không dùng chất kích thích như cà phê, trà đặc
Chúng tôi chúc bạn và bé có kỳ thai kỳ thật khỏe mạnh.
Thân mến,
Sau khi hết sốt và khi sử dụng gần hết thuốc Bisoprolol bạn vẫn nên đi tái khám để bác sĩ theo dõi và điều chỉnh liều hoặc ngưng thuốc từ từ theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý ngưng thuốc điều trị, việc dừng Bisoprolol đột ngột có thể gây đau thắt ngực kịch phát, hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim nghiêm trọng và đôi khi là cơn nhồi máu cơ tim gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần có một chế độ ăn uống, tập luyện khoa học để giúp ổn định nhịp tim và phòng ngừa nguy cơ đột quỵ, suy tim như:
- Tăng cường nhiều hoa quả tươi nhiều vitamin các loại hạt ngũ cốc nguyên cám.
- Bổ sung các vitamin nhóm B và C như: hải sản, đậu, chuối, bơ, cà chua, yến mạch, bí ngô, rau dền, khoai lang, trái cây họ cam quýt, bưởi…
- Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, tránh làm việc quá sức.
- Không được sử dụng các chất kích thích như cafe, nước trà đặc…
- Tập thể dục mỗi ngày ít nhất 30 phút với các môn như đạp xe, chạy bộ, bơi lội…
Đồng thời sớm tìm hiểu và sử dụng sản phẩm thảo dược được bào chế từ tinh chất Khổ sâm, kết hợp Đan sâm, Hoàng đằng, cao Natto… có tác dụng ổn định nhịp tim và giảm các triệu chứng cho bạn.
Thân mến,
Thuốc concor dùng điều trị rối loạn nhịp tim, suy tim, tăng huyết áp và phòng đau thắt ngực vì thuốc concor làm cho tim đập chậm hơn, giãn mạch máu làm tăng lưu lượng máu qua tim, giảm áp lực máu bơm ra khỏi tim do đó làm giảm huyết áp..
Trong trường hợp của bạn là suy tim mạn tính, hoạt động bơm của tim trở nên kém hiệu quả, khi đó việc bạn dùng concor sẽ giúp tim bơm máu dễ dàng hơn, nghĩa là tim không cần dùng nhiều năng lượng để bơm máu đến các cơ quan trong cơ thể và phòng suy tim mạn tính tiến triển.
Thân mến,
Bạn đang có băn khoăn nào về bệnh thần kinh tim cần chúng tôi giải đáp? Bạn có thể chia sẻ thêm về tình trạng sức khỏe của mình để chúng tôi có thể tư vấn cho bạn được cụ thể.
Thân mến,
Liều dùng thuốc Bisoprolol thường là từ 1,25 - 10mg một ngày. Tuy nhiên, liều dùng sẽ được kê cho mỗi người bệnh có thể khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh, thể trạng, cân nặng, tuổi tác... Do đó, bạn nên đi khám và dùng đúng liều theo chỉ định của bác sĩ.
Khi sử dụng thuốc, bạn nên dùng nước lọc, không dùng nước hoa quả vì có thể gây tương tác hoặc làm giảm tác dụng của thuốc.
Thân mến,