Chồng em 33 tuổi đi khám bị rung nhĩ. Hiện nay chồng em không có biểu hiện gì cả, bác sĩ cũng không cho thuốc điều trị thì chồng em nên làm gì bây giờ?
Trả lời:

Bị rung nhĩ không được bác sĩ cho thuốc thì phải làm gì? Chào bạn, dựa trên những gì bạn chia sẻ thì khả năng tình trạng bệnh của chồng bạn vẫn còn nhẹ, nên bác sĩ chưa chỉ định dùng thuốc. Tuy nhiên, để tránh bệnh tiến triển nặng lên trong tương lai, ngay từ bây giờ, chồng bạn nên thay đổi lối sống để kiểm soát bệnh.

Nhiều nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ. Tuy nhiên, nếu tập thể dục quá nhiều, thực hiện các bài tập quá sức, nguy cơ mắc rung nhĩ lại tăng cao. Vì thế, chồng bạn nên tập luyện ở cường độ nhẹ hoặc trung bình, khoảng 30 phút/ngày, ít nhất 5 ngày/tuần. Khi tập luyện, bạn cũng nên theo dõi nhịp tim của chồng và thông báo lại với bác sỹ nếu thấy có dấu hiệu bất thường như đỏ mặt, mệt mỏi, khó thở khi tập..

Dưới đây là 5 bài tập an toàn nhất với người bệnh rung nhĩ mà chồng bạn có thể tham khảo:

  • Đi bộ: Nếu mới bắt đầu tập thể dục, chồng bạn chỉ nên đi bộ từ 5 - 10 phút/ngày. Sau mỗi tuần, bạn có thể tăng thêm 2 phút/tuần.
  • Bơi lội
  • Đạp xe: đạp xe với máy tập trong nhà, tránh tập luyện trong thời tiết bất lợi ở ngoài trời.
  • Tập yoga: Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí American College of Cardiology, tập yoga 2 lần/tuần, mỗi lần 60 phút trong 3 tháng có thể giúp giảm các triệu chứng rung nhĩ, giảm trầm cảm, lo lắng và cải thiện nhịp tim cho người bệnh rung nhĩ.
  • Các hoạt động thể chất khác: làm vườn, làm việc nhà… cũng làm tăng nhịp tim, do đó cũng được tính là một bài tập tốt cho người bệnh rung nhĩ.
  • Ngoài việc tập thể dục thì chế độ ăn cũng có vài điểm cần lưu ý. Chồng bạn nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu kali: như khoai lang, chuối, cam, mận, quả bơ, cà chua, bí…. Đồng thời hạn chế sử dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá…, đồ chiên rán, mỡ động vật và ăn nhạt hơn để tránh kích thích cơn rung nhĩ.

Bổ sung sản phẩm chứa Khổ sâm cũng là một giải pháp đang được nhiều người bệnh rung nhĩ áp dụng hiệu quả. Bởi Khổ sâm đã được chứng minh có tác dụng giúp giảm và ổn định nhịp tim, từ đó ngăn bệnh rung nhĩ trở nặng.

Xem thêm:

[Hỏi đáp] Bệnh rung nhĩ sống được bao lâu?

Rung nhĩ và nhịp tim chậm có dùng thảo dược được không?

Chúc bạn sức khỏe!