Nhồi máu cơ tim là một biến chứng tim mạch nguy hiểm đến tính mạng. Nắm bắt thông tin về nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim, triệu chứng nhận biết, cách điều trị xử trí nhồi máu cơ tim sẽ giúp bạn chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình tốt hơn.
Bệnh nhồi máu cơ tim là gì?
Nhồi máu cơ tim là tình trạng một phần cơ tim bị chết đi do động mạch vành (mạch máu đưa máu tới nuôi tim) bị tắc nghẽn đột ngột. Vì vậy, nhồi máu cơ tim còn được xem là biến chứng của bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Trước đây, nhồi máu cơ tim được quan niệm là bệnh của người già. Nhưng hiện nay, căn bệnh này đã được trẻ hóa. Có những người bệnh chỉ mới 35 - 45 tuổi đã bị nhồi máu cơ tim. Do đó, tìm hiểu nguyên nhân và phát hiện dấu hiệu sớm của bệnh là vô cùng quan trọng.
Nhồi máu cơ tim là bệnh lý tim mạch nguy hiểm đến tính mạng
Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim thường gặp
Nguyên nhân nhồi máu cơ tim cấp thường là do mảng xơ vữa trong lòng động mạch vành bị nứt vỡ, tạo điều kiện hình thành cục máu gây bít tắc đột ngột lòng mạch. Khi này, tim bị thiếu máu đột ngột, gây đau tim, nhồi máu cơ tim.
Ngoài nguyên nhân kể trên, có nhiều yếu tố cũng khiến tình trạng tắc nghẽn dòng máu nuôi tim xảy ra bao gồm:
- Tuổi tác cao: Khi lớn tuổi thì cơ thể sẽ bị lão hóa. Lúc này, thành động mạch cũng cứng và dễ bị xơ vữa hơn. Từ đó, tỷ lệ bị nhồi máu cơ tim sẽ cao hơn.
- Tiền sử bệnh tim mạch: Nếu người bệnh từng hoặc đang mắc các bệnh như: Tăng huyết áp, rối loạn lipid huyết, đái tháo đường,... thì tỷ lệ bị nhồi máu cơ tim sẽ cao hơn.
- Hút thuốc lá hoặc uống rượu bia: Dùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia dễ khiến cơ thể bị lão hóa, dễ mắc các bệnh tim mạch. Từ đó gây nên tình trạng nhồi máu cơ tim.
Các yếu tố trên đây tác động rất lớn đến các bệnh tim mạch nói chung và nhồi máu cơ tim nói riêng. Vì vậy, hạn chế các tác nhân này chính là cách phòng ngừa nhồi máu cơ tim hữu hiệu nhất.
Nhồi máu cơ tim là do bị tắc nghẽn động mạch vành
Triệu chứng nhận biết bệnh nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim có dấu hiệu tương tự như bệnh thiếu máu tim cục bộ. Tuy nhiên, vì tính chất cấp cứu của bệnh mà dấu hiệu sẽ dữ dội và rõ ràng hơn. Bạn sẽ thấy một số triệu chứng như: Đau tim, choáng váng, khó thở,...
- Đau ngực và đau tim dữ dội: Cơn đau ngực trái dữ dội. Bạn sẽ có cảm giác như bị ai đó bóp nắn tim. Cơn đau rất đột ngột và thường không có dấu hiệu báo trước. Vì vậy, rất khó để dự đoán.
- Choáng váng, ngất xỉu: Người bệnh có thể bị toát mồ hôi lạnh, sau đó là ngất xỉu.
- Khó thở: Thường đi kèm với đau tim. Bệnh nhân thường sẽ ôm ngực và thở gấp.
Các triệu chứng trên rất điển hình cho nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên 95% người sống sót sau nhồi máu cơ tim nói rằng họ đã thấy một số dấu hiệu bất thường trong nhiều tuần, thậm chí cả tháng trước khi cơn nhồi máu cơ tim xuất hiện. Nếu thấy các dấu hiệu này, bạn cũng nên đi thăm khám sớm để tránh rủi ro cho mình.
Các dấu hiệu nhận biết sớm cơn nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim có nguy hiểm không?
Nhồi máu cơ tim là một bệnh rất nguy hiểm, có nguy cơ gây tử vong cao và dù người bệnh sống sót cũng có thể gặp phải nhiều biến chứng nặng nề.
Cơ tim là cơ hoạt động không ngừng nghỉ để co bóp tống máu đi nuôi cơ thể. Chính vì vậy, sự cung cấp thiếu hụt oxy cho hoạt động của cơ tim sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của toàn cơ thể. Nếu nhồi máu cơ tim không cấp cứu kịp thời sẽ khiến một phần tim bị thiếu máu, hoại tử, từ đó gây ngừng tim và tử vong.
Nhồi máu cơ tim hoàn toàn có thể phòng tránh sớm hoặc giảm bớt các biến chứng. Hãy gọi cho chuyên gia theo tổng đài để được tư vấn cách ngăn chặn sớm biến chứng này.
Cách điều trị bệnh nhồi máu cơ tim khẩn cấp
Nhồi máu cơ tim không thể điều trị tại nhà. Đây là tình trạng cấp cứu gấp. Vì vậy, bạn cần gọi ngay cho trung tâm cấp cứu vào báo cáo tình hình để được ưu tiên chữa trị.
Trong quá trình chờ xe cấp cứu, bạn cần cho bệnh nhân nằm nghỉ ngơi. Kiểm tra xem trong túi người bệnh có thuốc nitroglycerin hay không. Thông thường, bệnh nhân có thể được điều trị thiếu máu tim cục bộ. Vì vậy, sẽ có loại thuốc này. Nếu là thuốc đặt dưới lưỡi thì cần đặt thuốc dưới lưỡi của người bệnh.
Sau khi đến bệnh viện, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thở oxy và dùng các thuốc như: Aspirin, thuốc chống đông, nitroglycerin,... để tạm thời hồi phục chức năng tim. Tuy nhiên, để loại bỏ tình trạng nhồi máu cơ tim hoàn toàn thì cần có các thủ thuật can thiệp như:
- Đặt stent động mạch và nong động mạch vành.
- Phẫu thuật nối bắc cầu động mạch chủ và động mạch vành.
Các phẫu thuật này sẽ được bác sĩ cân nhắc dựa trên tình trạng của người bệnh. Bạn cũng có thể tiến hành các phẫu thuật khi được chẩn đoán bị thiếu máu cơ tim để phòng ngừa nhồi máu cơ tim từ sớm.
Bạn cần gọi cấp cứu ngay khi có người bị nhồi máu cơ tim
Các biện pháp phòng ngừa nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim hiện nay hầu hết đều bắt nguồn từ tình trạng xơ vữa động mạch. Vì thế thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống cũng đóng một vai trò vô cùng to lớn trong việc giảm xơ vữa, làm dịu đi các triệu chứng, giúp hỗ trợ trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh.
Thói quen sinh hoạt
- Vận động thường xuyên, tập các bài tập phù hợp với thể trạng.
- Tạo thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ để đánh giá và phát hiện các nguy cơ sớm nhất.
- Theo dõi huyết áp thường xuyên.
- Không sử dụng thuốc lá và hạn chế tiếp xúc với khói thuốc.
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh không những giúp bạn hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh nhồi máu cơ tim mà còn hỗ trợ trong các bệnh tim mạch khác.
- Hạn chế các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đặc biệt thức ăn nhanh.
- Tăng sử dụng các loại thực phẩm tốt cho hệ tim mạch như đậu đen, cá hồi, các loại củ như cà rốt, khoai lang và các trái cây giàu vitamin như cam, quýt ...
Ăn nhiều rau củ giúp phòng ngừa nhồi máu cơ tim
Điều trị tốt các bệnh nền
Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc các bệnh tim mạch trước đây thì tuân thủ chỉ định của bác sĩ là bắt buộc để phòng ngừa các biến chứng như nhồi máu cơ tim. Bạn cần sử dụng thuốc đúng thời gian, đúng liều và tránh tình trạng quên thuốc. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn các thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ chức năng tim mạch để giảm các gánh nặng lên tim.
Tùy theo bệnh lý mà sẽ có những thảo dược hỗ trợ riêng. Ví dụ nếu bị mạch vành, hẹp hở van tim, bạn nên chọn các thảo dược như Đan sâm, Hoàng đằng, Cao Natto hay Thông Dahurian. Bởi đây là các thảo dược đã được chứng minh có tác dụng giúp tăng lưu thông máu đến tim, chống xơ vữa, ngăn cục máu đông. Trường hợp bị rối loạn nhịp tim, bạn nên lựa chọn các thảo dược có tác dụng giúp ổn định nhịp tim như Khổ sâm.
Xem thêm: Tác dụng Khổ Sâm đối với người bệnh rối loạn nhịp tim
Nhìn chung nhồi máu cơ tim là một bệnh tim mạch nguy hiểm và đe dọa tính mạng con người. Tuy nhiên, bệnh này hoàn toàn có thể phòng ngừa, điều trị nếu xử lý kịp thời và có lối sống lành mạnh, tích cực. Nếu có băn khoăn cần tư vấn, bạn hãy gọi đến hotline để được giải đáp.