Thiếu máu cơ tim là bệnh lý tim mạch phổ biến, có xu hướng gia tăng mạnh ở Việt Nam và có thể gây tử vong cao nếu không phát hiện sớm. Việc nhận thức sớm về triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị phòng ngừa bệnh thiếu máu cơ tim sẽ góp phần giảm thiểu những hậu quả đáng tiếc do căn bệnh này gây ra.
Thiếu máu cơ tim là căn bệnh phổ biến ở nước ta
Thiếu máu cơ tim là gì?
Thiếu máu cơ tim là tình trạng giảm lưu lượng máu đến nuôi tim do tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn động mạch vành. Bệnh còn được gọi là thiếu máu cơ tim cục bộ, bệnh mạch vành. Theo thời gian khi tim không được tái tưới máu kịp thời, cơ tim có thể bị hoại tử gây nhồi máu cơ tim.
Triệu chứng thiếu máu cơ tim
Để sớm nhận biết bệnh thiếu máu cơ tim, bạn cần lưu ý cả triệu chứng điển hình và không điển hình cũng như các triệu chứng cảnh báo bệnh trở nên nguy hiểm.
Dấu hiệu điển hình
Dấu hiệu điển hình nhất của bệnh thiếu máu cơ tim là cơn đau thắt ngực. Cơn đau có thể xuất hiện khi gắng sức (đau thắt ngực ổn định) hoặc xảy ra ngay cả khi đang nghỉ ngơi hoặc khi ngủ (đau thắt ngực không ổn định).
Vị trí đau thường ở ngực trái vùng trước tim, có thể lan rộng sang vùng sau xương ức cổ, hàm, vai trái và cánh tay trái. Đau có thể kèm theo cảm giác hồi hộp, lo âu, khó thở, vã mồ hôi lạnh ở vùng đầu cổ, buồn nôn, nôn, đánh trống ngực và choáng váng, kéo dài trong thời gian 3 - 5 phút. Nếu cơn đau kéo dài hơn 15 - 20 phút thì phải nghĩ đến biến chứng nhồi máu cơ tim.
Các dấu hiệu nhận biết sớm cơn nhồi máu cơ tim
Dấu hiệu không điển hình
Trong một số trường hợp, đặc biệt là phụ nữ và người đái tháo đường, bệnh nhân có thể không có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào (tình trạng này được gọi là thiếu máu cơ tim thầm lặng) hoặc gặp một số dấu hiệu thiếu máu cơ tim không điển hình như:
- Khó thở, mệt mỏi
- Nhịp tim nhanh
- Đầy hơi, buồn nôn
- Đau hoặc khó chịu ở hàm, cổ, lưng, vai, cánh tay.
- Đổ mồ hôi lạnh, lo lắng không rõ nguyên nhân.
Nguyên nhân thiếu máu cơ tim
Bệnh thiếu máu cơ tim xảy ra khi dòng máu di chuyển qua một hoặc nhiều động mạch vành bị suy giảm, cản trở. Trước đây, xơ vữa động mạch vành, co thắt mạch được cho là nguyên nhân chính làm cản trở dòng máu đến tim Thế nhưng trong 10 năm trở lại đây, các chuyên gia Tim mạch phát hiện ra rằng có rất nhiều yếu tố khác có thể làm giảm lượng máu tới nuôi tim.
Trong đó, rối loạn chức năng vi mạch vành được coi là yếu tố chính gây thiếu máu cơ tim cục bộ và các cơn đau thắt ngực mạn tính ở người bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, kể cả khi những người bệnh này không có xơ vữa hoặc xơ vữa không đáng kể. Theo thống kê, tỷ lệ đau thắt ngực, thiếu máu cơ tim không do tắc nghẽn chiếm tỷ lệ 30% ở nam và 40 - 60% ở nữ.
Hình ảnh hệ thống động mạch vành và vi mạch vành nuôi tim
Ngoài các nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim kể trên, có 1 số tác nhân, yếu tố cũng được cho là làm tăng nguy cơ xuất hiện căn bệnh này:
- Hút thuốc lá: Nicotin trong thuốc lá có thể gây xơ cứng động mạch và tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn các mạch máu nuôi tim.
- Tăng huyết áp: Huyết áp cao trong thời gian dài sẽ khiến cơ tim bị dày lên, chèn ép vào các mạch máu nhỏ nuôi tim (vi mạch vành). Bên cạnh đó, bệnh còn làm tăng nguy cơ tổn thương, xơ vữa mạch vành.
- Đái tháo đường: Bệnh gây tổn thương lớp nội mạc mạch máu, làm tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa và các cục máu đông trong các động mạch vành lớn. Đặc biệt, đường huyết cao nếu không được kiểm soát sẽ làm tổn thương, chít hẹp các vi mạch vành dẫn máu tới từng tế bào cơ tim.
- Béo phì, ít vận động: Các tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ dẫn tới tiểu đường, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch.
Thiếu máu cơ tim có thể xuất hiện ở bất cứ ai, bất cứ độ tuổi nào. Nếu bạn đã có những yếu tố nguy cơ trên, đặc biệt là tăng huyết áp, hãy gọi ngay cho các chuyên gia theo số 0981.238.219 để được tư vấn cách phòng ngừa.
Bệnh thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không?
Thiếu máu cơ tim nếu không được điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, suy tim, loạn nhịp tim… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thậm chí tính mạng người bệnh nhân. Trong đó, nhồi máu cơ tim là biến chứng thiếu máu cơ tim có tỷ lệ gây tử vong cao nhất.
Do đó, ngay từ khi phát hiện bệnh, bạn cần tuân thủ chặt chẽ việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Trường hợp chỉ có nguy cơ cao mắc bệnh, chủ động phòng ngừa sớm bằng lối sống lành mạnh là cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc căn bệnh này.
Người bị thiếu máu cơ tim cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để tránh biến chứng
Chẩn đoán thiếu máu cơ tim như thế nào?
Để chẩn đoán thiếu máu cục bộ cơ tim, bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng cùng các xét nghiệm như điện tâm đồ, chụp CT, chụp động mạch vành, siêu âm tim gắng sức…
Trong đó chụp động mạch vành qua da là cách chính xác nhất để phát hiện bệnh thiếu máu cơ tim hay bệnh mạch vành mạn tính. Khi chụp mạch vành, bác sĩ cũng sẽ biết nhiều thông tin như mức độ thiếu máu cơ tim nhẹ hay nặng, vị trí bị tắc nghẽn… để lựa chọn phương pháp điều trị tốt hơn. Tuy nhiên do vấn đề chi phí và 1 số rủi ro trong quá trình thực hiện nên phương pháp này hiện nay thường chỉ được sử dụng trong các trường hợp cấp cứu hay kết hợp với can thiệp đặt stent.
Thiếu máu cơ tim có chữa được không, khỏi được không?
Nhiều bệnh nhân khi phát hiện bệnh băn khoăn “Bệnh thiếu máu cơ tim có chữa khỏi được không?”. Rất tiếc là hiện nay bệnh thiếu máu cơ tim không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị như dùng thuốc, can thiệp đặt stent, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành kết hợp với các phương pháp không dùng thuốc để kiểm soát các triệu chứng và giảm nguy cơ biến chứng.
Để được tư vấn trực tiếp các cách điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của mình, bạn có thể gọi tới Tổng đài 0981.238.219 (miễn phí).
Những phương pháp điều trị thiếu máu cơ tim hiện nay
Thông thường bệnh nhân thiếu máu cơ tim nhẹ sẽ được điều trị bằng thuốc kết hợp với các giải pháp hỗ trợ như thay đổi lối sống, bổ sung thảo dược). Trường hợp thiếu máu cơ tim nặng, mức độ tắc hẹp mạch vành lớn, không đáp ứng với thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp nong mạch vành đặt stent hoặc phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.
Sử dụng thuốc trị thiếu máu cơ tim
Các thuốc chữa thiếu máu cơ tim thường dùng bao gồm chẹn beta, giãn mạch nitrat, chẹn canxi, ức chế men chuyển, thuốc chống kết tập tiểu cầu, chống đông máu, thuốc giảm đau thắt ngực thế hệ mới (trimetazidin…)
Lưu ý: không được ngừng thuốc đột ngột bởi có thể gây phản ứng ngược khiến cơn đau thắt ngực trầm trọng hơn.
Dùng thuốc là phương pháp đầu tay trong điều trị thiếu máu cơ tim
Can thiệp, phẫu thuật
- Đặt stent mạch vành: Đây là thường được sử dụng nhất cho bệnh nhân thiếu máu cơ tim do hiệu quả cao và ít xâm lấn. Tuy nhiên bệnh nhân cần lưu ý stent sẽ có tuổi thọ nhất định và vẫn còn nguy cơ tái tắc hẹp sau đặt. Do đó sau can thiệp, bạn vẫn cần dùng thuốc kết hợp các biện pháp hỗ trợ để duy trì hiệu quả điều trị
- Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Do đây là phương pháp xâm lấn, nhiều rủi ro hơn đặt stent nên thường chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh nhân bị hẹp nhiều vị trí.
- Sử dụng sóng xung kích: Đây là phương pháp mới được áp dụng tại 1 số bệnh viện lớn tại Việt Nam cho các bệnh nhân không thể đặt stent do tổn thương mạch vành phức tạp, không thể phẫu thuật do tuổi cao và có các bệnh lý kèm theo hoặc đã áp dụng 2 phương pháp trên nhưng chưa đạt hiệu quả điều trị.
Để được tư vấn cụ thể tình trạng bệnh của mình có cần phải can thiệp phẫu thuật hay không, bạn hãy liên hệ các chuyên gia theo số 0981.238.219 (miễn phí).
Bổ sung thảo dược
Việc sử dụng thuốc Tây hay can thiệp phẫu thuật mặc dù là không thể thiếu trong điều trị thiếu máu cơ tim. Tuy nhiên thực tế vẫn có rất nhiều người bệnh dù đã áp dụng các phương pháp này nhưng các triệu chứng vẫn không thuyên giảm nhiều hoặc gặp các tác dụng phụ khi sử dụng. Đây là lý do trong những thập kỷ gần đây, các thầy thuốc đã kết hợp thêm các thảo dược vào phác đồ để nâng cao hiệu quả điều trị thiếu máu cơ tim.
Trải qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra một số thảo dược có hiệu quả cao với người bệnh thiếu máu cơ tim như Đan sâm, Hoàng đằng, Cao Natto, chiết xuất Thông Dahurian hay Khổ sâm… Người bệnh có thể sử dụng thêm các sản phẩm chứa các thảo dược này để kiểm soát bệnh tốt hơn. Tuy nhiên cần lưu ý chọn các sản phẩm được Bộ Y Tế cấp phép, nhiều chuyên gia Tim mạch, người bệnh đánh giá cao để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất.
Trong Đông Y có nhiều thảo dược có tác dụng hỗ trợ giảm đau ngực, thiếu máu cơ tim
Thay đổi lối sống
- Chế độ ăn: Người bệnh thiếu máu cơ tim nên ăn giảm muối, đường, đồ nhiều dầu mỡ. Thay vào đó nên bổ sung các thực phẩm tốt như cá, rau củ quả tươi, thịt nạc, ngũ cốc nguyên hạt, sữa ít béo. Đặc biệt nếu kèm các bệnh như tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu thì chế độ ăn càng cần kiểm soát tốt hơn.
- Chế độ tập luyện: Hầu hết các bài thể dục đều có lợi cho người thiếu máu cơ tim. Tuy nhiên theo các nghiên cứu thì đi bộ 30 phút/ngày và tăng dần cường độ mỗi ngày được đánh giá là bài tập tốt nhất. Bởi bài tập này sẽ giúp phát triển tuần hoàn bàng hệ mạch vành - những mạch máu nhỏ được hình thành ngay dưới vị trí mạch vành bị tắc hẹp - từ đó giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Cách phòng ngừa bệnh thiếu máu cơ tim
Để giảm nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim, ngoài thay đổi lối sống theo các lời khuyên kể trên, người bệnh cần lưu ý thêm:
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh, nếu thừa cân cần có kế hoạch giảm cân.
- Bỏ hút thuốc lá và tránh xa các nơi có khói thuốc.
- Theo dõi huyết áp, đường máu và lipid máu thường xuyên. Nếu chỉ số này tăng cao hơn giới hạn bình thường cần kiểm soát theo chỉ định của bác sĩ.
- Giảm căng thẳng, stress, giữ tâm lý thoải mái.
Thiếu máu cơ tim là bệnh lý mãn tính, phải phối hợp nhiều phương pháp điều trị. Do đó bạn cần chú ý tuân thủ điều trị để đạt được hiệu quả tốt nhất. Nếu có băn khoăn cần tư vấn, bạn hãy gọi đến hotline 0981.238.219 để được giải đáp.