Nhịp xoang chính là một nhịp tim, loạn nhịp xoang là tình trạng nhịp xoang không đều trên điện tâm đồ, hoạt động quá nhanh hoặc quá chậm so với nhịp tim của người bình thường. Nếu không điều trị, về lâu dài bệnh có thể gây ra những rủi ro nhất định cho sức khỏe của người bệnh. Hãy cùng Ninh Tâm Vương tìm hiểu cách phát hiện và điều trị loạn nhịp xoang, phòng ngừa các biến chứng trong bài viết dưới đây!
Tìm hiểu về nhịp xoang và cách chẩn đoán, điều trị loạn nhịp xoang
Nhịp xoang là gì?
Nhịp xoang được hiểu là một nhịp đập của tim khi được điều khiển bởi các tín hiệu điện (xung điện) phát ra từ nút xoang nhĩ nằm bên phải buồng tim. Nút xoang này hoạt động như một máy tạo nhịp tim tự nhiên của cơ thể, nó làm tăng nhịp tim khi bạn chạy bộ và chậm nhịp tim khi nghỉ ngơi. Sự lan truyền xung điện được diễn ra một cách có trật từ của tâm nhĩ và tâm thất đẩy máu vào phổi và khắp cơ thể.
Loạn nhịp xoang là gì?
Loạn nhịp xoang là tình trạng rối loạn hoạt động của nút xoang, đặc trưng bởi tốc độ đập của nhịp xoang quá nhanh hoặc quá chậm so với nhịp xoang bình thường. Rối loạn nhịp xoang cho thấy sức khỏe tim mạch của bạn không tốt. Nhịp xoang không đều thường ít đe dọa tính mạng, có thể gặp ở người bình thường nhưng ở một số người đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn.
Hiện nay, trên lâm sàng người ta chia rối loạn nhịp xoang ra làm 2 loại là: nhịp xoang nhanh và nhịp xoang chậm. Nhịp xoang nhanh cho chỉ số nhịp tim khi đo là >100 nhịp/phút, còn nhịp xoang chậm thì nhịp tim khi đo <60 nhịp/phút. Ngoài ra, còn có một loại rối loạn nhịp tim thường gặp là nhịp xoang hô hấp. Tuy nhiên, tình trạng này đa phần là lành tính, không gây nguy hiểm. Trẻ em là đối tượng mắc nhịp xoang hô hấp phổ biến, khi lớn dần thì bệnh sẽ thuyên giảm.
Loạn nhịp xoang có thể là do loạn nhịp sinh lý hoặc bệnh lý. Loạn nhịp xoang sinh lý thường là do người bệnh thường xuyên căng thẳng, lo âu, … và có thể điều trị bệnh để trở lại bình thường. Trong khi đó loạn nhịp xoang bệnh lý thường là do cơ thể bị mất nước, rối loạn điện giải, … hoặc vấn đề về tim như bệnh về van tim, suy nút xoang, lão hoá nút xoang do lớn tuổi.
Ngoài ra có 1 số trường hợp loạn nhịp xoang không tìm được nguyên nhân gây bệnh, ví dụ như nhịp nhanh xoang không phù hợp (IST).
Loạn nhịp xoang có nguyên nhân bắt nguồn từ nút xoang
Các đối tượng có nguy cơ mắc loạn nhịp xoang
Các đối tương sau đây được xem là người có nguy cơ mắc loạn nhịp xoang cao:
-
Huyết áp cao
-
Người bị rối loạn lipid máu
-
Người lớn tuổi
-
Người đã từng bị chấn thương, tiền sử bị nhồi máu cơ tim, … khiến tim bị tổn thương.
-
Thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê, …
-
Người đã từng bị béo phì hoặc vận động thể thao quá mức cơ thể có thể.
Triệu chứng của loạn nhịp xoang
Có những người mắc phải nhịp xoang không đều, cả nhanh và chậm nhưng không biểu hiện triệu chứng. Với những người nhận ra mạch hoạt động bất thường, họ có thể cảm thấy nhịp tim thay đổi nhẹ khi hít vào hoặc thở ra. Tuy nhiên, có một số thay đổi nhỏ đến mức chỉ được phát hiện khi làm các kiểm tra trực tiếp với các thiết bị chuyên dụng tại các cơ sở y tế.
Đối với trường hợp trẻ em bị loạn nhịp xoang hô hấp thì cách nhận biết là quan sát nhịp tim thay đổi khi bé hít thở. Khi hít vào thì nhịp tim tăng còn khi thở ra thì nhịp tim giảm. Tình trạng này không quá nguy hiểm đối với trẻ em, tuy nhiên để nắm rõ hơn thì nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Một số khác khi mắc phải chứng rối loạn nhịp xoang lại có các triệu chứng:
-
Ở người mắc phải nhịp xoang nhanh thường có cảm giác tim đập nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực, lo lắng, khó thở, bồn chồn, choáng váng, giảm khả năng vận động.
-
Ở người mắc nhịp chậm xoang ngoài các triệu chứng giống nhịp nhanh xoang còn kèm theo đau tức ngực trầm trọng, ngất xỉu, yếu mệt đột ngột, suy tim, trong một số trường hợp có thể dẫn đến ngừng tim.
-
Ở trẻ em khi mắc nhịp xoang không đều có thể bỏ bú, hay quấy khóc, mệt lả.
>> Xem thêm: Nhịp nhanh xoang: nguyên nhân, cách điều trị và mức độ nguy hiểm
Khi xuất hiện các triệu chứng trên hoặc nặng hơn là tim đập nhanh, dồn dập rõ ràng thì bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra. Bởi mặc dù đa số tình trạng rối loạn nhịp xoang là lành tính nhưng nếu để lâu không điều trị thì có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt nếu loạn nhịp xoang nếu xuất hiện ở những bệnh nhân có bệnh nền về tim mạch thì người bệnh dễ gặp các biến chứng về huyết khối, suy tim và tai biến mạch máu não
Bệnh loạn nhịp xoang là một dạng rối loạn nhịp tim do nút xoang
Cách chẩn đoán loạn nhịp xoang
Người nghi ngờ mắc nhịp xoang không đều có thể được tiến hành các kiểm tra, xét nghiệm liên quan tại các cơ sở y tế như:
-
Đo điện tim: Theo dõi hoạt động, tốc độ nhịp xoang, điện tâm đồ nhịp xoang không đều có thể được dùng chung với các xét nghiệm khác để chẩn đoán và theo dõi các tình trạng hưởng đến tim.
-
Theo dõi điện tim liên tục trong thời gian dài (Holter Monitor): Đây là thiết bị ghi lại tất cả nhịp tim trong thời gian đeo, thông thường sẽ là từ 1 - 2 ngày tuỳ vào yêu cầu bác sĩ. Đeo Holter Monitor là cách kiểm tra tiếp theo nếu điện tâm đồ không cung cấp đủ thông tin về tình hình tim của bệnh nhân.
-
Xét nghiệm máu để phát hiện các nguyên nhân như suy giáp hoặc một số nguyên nhân khác.
-
Siêu âm tim: Siêu âm tim cung cấp hình ảnh của tim để xác định xem có bệnh cơ tim hoặc van tim có thể gây ra rối loạn nhịp tim hay không. Xét nghiệm này có thể được thực hiện khi cơ thể đang nghỉ ngơi hoặc hoạt động.
-
Chụp X - Quang ngực: để kiểm tra yếu tố bất thường của tim và phổi
Hình ảnh ecg nhịp xoang không đều
Điều trị loạn nhịp xoang hiệu quả
Có rất nhiều phương pháp khác nhau để điều trị loạn nhịp xoang. Cách đơn giản nhất, không phải can thiệp điều trị nhiều là thay đổi lối sống mỗi ngày, từ đó có thể giảm thiểu các triệu chứng của rối loạn nhịp xoang.
Nếu là bệnh nhân rối loạn nhịp xoang cấp tính thì có thể dùng các loại thuốc như:
-
Atropin dạng tiêm vào tĩnh mạch: mỗi liều cách nhau từ 2-4 giờ/ngày.
-
Isoproterenol dạng truyền tĩnh mạch.
Trường hợp bị nhịp xoang nhanh mãn tính thì sử dụng một số loại thuốc chống loạn nhịp như Digoxin, Propranolol hoặc Quinidine. Bên cạnh đó phải thường xuyên đo điện tim Holter để theo dõi tình trạng bệnh. Còn đối với nhịp xoang chậm mãn tính thì cần thực hiện đặt máy tạo nhịp tim.
Phụ nữ mang thai bị loạn nhịp xoang thì cần theo dõi kỹ hơn và uống thuốc theo liều lượng đúng chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt nên tránh dùng thuốc Amiodarone vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nếu điều trị loạn nhịp xoang bằng thuốc không hiệu quả thì nên cân nhắc các thủ thuật khác như: đặt máy tạo nhịp tim, đặt stent, đốt điện tim , …
Thảo dược Khổ sâm có tác dụng ổn định nhịp tim cho những người bị rối loạn nhịp tim hiệu quả
Trên đây, là một số những kiến thức về loạn nhịp xoang mà Ninh Tâm Vương muốn chia sẻ đến với bạn. Hy vọng sau bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về nhịp xoang cũng như bệnh loạn nhịp xoang, nhịp xoang không đều để có hướng điều trị phù hợp nhất cho mình.
Nguồn tham khảo:
- https://www.healthline.com/health/sinus-rhythm#arrhythmia.
- https://www.nottingham.ac.uk/nursing/practice/resources/cardiology/function/sinus_rythm.php