Những người nhiễm Covid-19 dễ bị rối loạn nhịp tim, đau tim, dù họ có tiền sử bệnh tim mạch hay không. Đặc biệt, người bệnh tim mạch nếu mắc covid-19 sẽ tăng nguy cơ tử vong lên gấp đôi so với người không bị bệnh này.

Tác động của Covid-19 lên sức khỏe tim mạch

Covid-19 ảnh hưởng đến tim mạch ở nhiều mức độ khác nhau, tùy thuộc vào bệnh lý nền và tình trạng sức khỏe của người mắc, bao gồm:

Covid-19 gây biến chứng nặng ở người mắc bệnh tim .

Theo báo cáo dịch tễ tại Trung Quốc sau đại dịch Covid-19 vừa qua, người bệnh tim mạch, người tăng huyết áp mắc Covid-19 có tỷ lệ tử vong cao gấp 5 lần và 3 lần so với tỷ lệ tử vong trung bình của cả nước. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do sự tấn công và nhân lên của virus Corona trong cơ thể người bệnh đã gây ra phản ứng viêm nghiêm trọng. Trong khi bản thân người bệnh vốn đã yếu, nên khó có thể chịu thêm được những gánh nặng bệnh tật. Vì vậy, sự suy kiệt của người bệnh diễn ra ngày càng nhanh chóng, khiến họ lâu hồi phục hơn, bệnh tiến triển nặng hơn hoặc tử vong.

Không chỉ người bệnh tim mạch, người bệnh tiểu đường, bệnh thận, bệnh phổi, người trên 70 tuổi cũng có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng khi mắc Covid-19.

Covid-19 gây ảnh hưởng đến tim ở nhiều mức độ khác nhau

Covid-19 gây ảnh hưởng đến tim ở nhiều mức độ khác nhau

Biến chứng tim mạch cấp tính ở người mắc Covid-19

Theo báo cáo nghiên cứu hồ sơ của 138 bệnh nhân nhập viện vì nhiễm COVID-19 công bố ngày 07/02/2020 trên tạp chí Y Khoa Hoa Kỳ cho thấy, có 16,7% người bệnh bị rối loạn nhịp tim và 7,2% bị tổn thương tim cấp tính. Ngoài ra, các biến chứng tim mạch khác như ngừng tim, nhồi máu cơ tim, suy tim cấp tính và viêm cơ tim, huyết khối tĩnh mạch cũng được ghi nhận ở bệnh nhân mắc COVID-19.

Những biến chứng trên xảy ra có thể do Covid-19 gây nhiễm trùng máu, làm giảm nồng độ oxy trong máu, trong tế bào cơ tim, khiến tim bị quá tải - Bác sỹ Waqar Khan - Giám đốc Trung tâm Y tế & Sức khỏe Tim mạch Tomball, Texas cho biết.

Thuốc điều trị Covid-19 có thể gây tác dụng phụ trên tim mạch

Các thuốc được sử dụng điều trị Covid-19 ở các nước có thuốc kháng virus và kháng sinh có thể gây tác dụng bất lợi trên tim mạch, đó là tình trạng rối loạn nhịp tim, viêm cơ tim… Chính vì vậy, khi điều trị cho bệnh nhân tim mạch nhiễm Covid-19, bác sỹ cần cân nhắc giữa lợi ích - nguy cơ khi dùng các thuốc này, đặc biệt là những người đang bị rối loạn nhịp tim hay bệnh tim mạch nghiêm trọng.

Cần cân nhắc khi Sử dụng thuốc điều trị Covid-19 cho bệnh nhân tim mạch

Cần cân nhắc khi Sử dụng thuốc điều trị Covid-19 cho bệnh nhân tim mạch

Những điều người bệnh rối loạn nhịp tim, tim mạch cần làm

Sử dụng và dự phòng đầy đủ thuốc theo đơn

Dùng thuốc theo đơn của bác sỹ là cách tốt nhất để bảo vệ trái tim bạn và chống lại các biến chứng của dịch Covid-19, nếu lỡ mắc bệnh. Đồng thời, để hạn chế phải đi khám bệnh và tiếp xúc đông người trong thời gian dịch bệnh diễn ra, bạn nên trao đổi với bác sỹ hết các vấn đề của mình cũng như nhắc bác sỹ kê thuốc cho bạn dùng đủ 2-3 tháng mà không phải đi khám lại nếu không có gì bất thường. Bạn hãy xin cả số điện thoại của bác sỹ điều trị trực tiếp để tiện trao đổi khi chưa đi khám trực tiếp. Và tuyệt đối không được tự ý ngưng thuốc hoặc dùng thêm bất kỳ thuốc nào khác khi đọc được thông tin trên mạng, mà chưa hỏi ý kiến bác sỹ.

Giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19

Covid 19 có khả năng sống sót ở bên ngoài cơ thể bằng việc bám trên bề mặt tiếp xúc của người bệnh như tay nắm cửa, nút bấm thang máy, chìa khóa, điện thoại. Do đó, bạn nên:

  • Rửa tay bằng xà phòng và nước thường xuyên trong ít nhất 20 giây, và đừng quên vệ sinh đồ dùng và lau mặt điện thoại bằng cồn hàng ngày.
  • Che miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc khủy tay khi bạn ho hoặc hắt hơi. Sau đó bỏ khăn giấy đã sử dụng vào thùng và rửa tay ngay.
  • Hạn chế ra khỏi nhà nếu không cần thiết, đặc biệt không nên đi du lịch hay di chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng.
  • Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, tránh tiếp xúc gần những người bị ho, sốt và hắt hơi.

Chỉ cập nhật các thông tin về dịch Covid-19 từ Bộ Y tế

Khi đọc những thông tin không chính xác về dịch bệnh sẽ khiến bạn trở nên lo lắng, sợ hãi, hoặc phẫn nộ, dẫn tới giảm sức đề kháng, huyết áp và nhịp tim lại tăng lên, điều này không hề tốt cho tình trạng của bạn.

Nhận biết sớm dấu hiệu mắc Covid-19

Các triệu chứng chính của bệnh cần chú ý là ho, sốt và khó thở. Một số triệu chứng không đặc hiệu của người nhiễm Covid-19 như: đau ngực, nhịp tim không đều, khó thở có thể bị cho rằng đó là biểu hiện thường gặp của người bệnh tim mạch, nên dễ dàng bị bỏ qua, hoặc có điều trị nhưng lại là điều trị bệnh tim. Tương tự như một điều dưỡng 54 tuổi ở bệnh viện Bạch Mai bị nhiễm Covid-19 trên nền bệnh tăng huyết áp (theo vietnamnet.vn)

Nếu bạn có bất kỳ biểu hiện nào trong số này, dù nhẹ đến đâu, bạn phải đeo khẩu trang vào và liên hệ ngay với trung tâm y tế gần nhất để được hướng dẫn các bước tiếp theo, tuyệt đối không nên tự ý đi khám bệnh tại các phòng khám, bệnh viện để tránh lây nhiễm cho cộng đồng. Sau đây là số điện thoại tại các bệnh viện lớn hoặc đường dây nóng bạn có thể liên hệ.

Link tham khảo

https://www.thecardiologyadvisor.com/home/topics/practice-management/covid-19-clinical-guidance-for-the-cardiovascular-care-team-by-acc/

https://www.bhf.org.uk/informationsupport/heart-matters-magazine/news/coronavirus-and-your-health

http://www.onlinejacc.org/content/early/2020/03/18/j.jacc.2020.03.031

https://www.everydayhealth.com/heart-disease/what-people-with-heart-disease-need-to-know-about-covid-19/