Suy tim, đột quỵ, đột tử là các biến chứng của rối loạn nhịp tim nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời. Cùng tìm hiểu thêm về những biến chứng này và cách phòng bệnh hiệu quả trong bài viết sau.
Rối loạn nhịp tim là bệnh tim mạch chiếm tỷ lệ từ 1,5-5% dân số. Bệnh xảy ra do sự bất thường của nhịp tim như đập quá nhanh, quá chậm hoặc bỏ nhịp. Người bị rối loạn nhịp tim có thể xuất hiện các triệu chứng như hồi hộp, tim rung trong lồng ngực, đánh trống ngực, hụt hơi, khó thở, mệt mỏi, chóng mặt, ngất, nhiều người bệnh thậm chí còn không có triệu chứng nhưng vẫn có nguy cơ ngừng tim bất cứ lúc nào. 

Bien-chung-cua-roi-loan-nhip-tim-co-the-anh-huong-den-tinh-mang.webp

Biến chứng của rối loạn nhịp tim có thể ảnh hưởng đến tính mạng

4 biến chứng nguy hiểm của rối loạn nhịp tim bạn nên biết

Nếu không điều trị sớm rối loạn nhịp tim, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm, cụ thể như:

Suy tim do rối loạn nhịp tim

Nhịp tim của một người khỏe mạnh bình thường là từ 60 - 100 nhịp/ phút. Ở những người bị rối loạn nhịp tim, nhịp tim có thể trở nên quá chậm dưới 60 nhịp/ phút hoặc quá nhanh lên đến 180-200 nhịp/ phút làm buồng tim chưa được bơm đủ máu đã phải co bóp. Sự loạn nhịp tim này sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất bơm máu của tim. 
Khi này tim phải hoạt động nhiều hơn để đảm bảo cung cấp đủ máu đi nuôi khắp cơ thể. Qua thời gian dài tim sẽ bị suy yếu, giảm chức năng và dẫn đến suy tim. Đây là biến chứng của rối loạn nhịp tim nguy hiểm cần phòng ngừa sớm vì có đến gần 50% người bệnh suy tim sẽ tử vong sau 5 năm chẩn đoán. 

Đột quỵ

Nếu bạn bị một số rối loạn nhịp tim như rung nhĩ, cuồng nhĩ, nhịp nhanh nhĩ đa ổ… máu có thể bị luẩn quẩn trong buồng tim và hình thành nên các cục máu đông. Các cục máu đông này theo dòng máu lên não làm tắc nghẽn các mạch máu não, gây đột quỵ nhồi máu não hoặc làm vỡ mạch, gây đột quỵ xuất huyết não. Lúc này, người bệnh cần được cấp cứu trong thời gian vàng từ 3-6 tiếng kể từ thời điểm phát hiện dấu hiệu đột quỵ đầu tiên để tăng khả năng sống sót cho người bệnh.
Ngoài ra, các cục máu đông gây ra do rối loạn nhịp tim có thể di chuyển đến khắp cơ thể gây tắc mạch vùng ngoại biên. Nếu cục máu đông gây tắc mạch  chi có thể gây hoại tử chi, gây tắc mạch thận, lách… có thể làm giảm chức năng của các cơ quan này.

Roi-loan-nhip-tim-gay-nen-bien-chung-dot-quy.webp

Rối loạn nhịp tim gây nên biến chứng đột quỵ

Nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim, thiếu máu cục bộ cơ tim là biến chứng của rối loạn nhịp tim xảy ra khi tim bị thiếu máu và oxy nuôi dưỡng. Lúc này, người bệnh có thể có những cơn đau thắt ngực, khó thở, hụt hơi… Về lâu dài, bệnh có thể làm biến đổi cấu trúc tim, làm tăng nặng, khó điều trị bệnh hơn và hậu quả cuối cùng là tử vong.

Đột tử do nhịp tim đập quá nhanh

Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của rối loạn nhịp tim. Với các dạng rối loạn nhịp tim như, xoắn đỉnh, rung thất với nhịp tim lên tới 300 nhịp/ phút người bệnh có thể ngất và tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Trong đó, rối loạn nhịp tim chậm cho block nhĩ thất hoặc suy nút xoang, người bệnh có thể bị ngừng tim do nút xoang không thể tạo nhịp tim bình thường hoặc thiểu năng dẫn truyền xung động điện tim. 

>>> Xem thêm: Các phương pháp chính điều trị rối loạn nhịp tim bạn nên biết

Cách phòng tránh hiệu quả các biến chứng của rối loạn nhịp tim

Phát hiện và điều trị sớm rối loạn nhịp tim là cách duy nhất giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm kể trên. Một số cách bạn có thể tham khảo bao gồm:

Đi khám sức khỏe định kỳ

Một số rối loạn nhịp tim không có biểu hiện triệu chứng (block nhĩ thất, rung nhĩ, nhịp nhanh nhĩ đa ổ, nhịp chậm xoang…) nên rất khó để phát hiện. Để phòng ngừa hiệu quả nhất, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ 1 năm từ 1 - 2 lần, đo điện tâm đồ để phát hiện những bất thường trên tim mạch.

Kham-suc-khoe-dinh-ky-de-phat-hien-som-cac-roi-loan-nhip-tim.webp

Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các rối loạn nhịp tim

Áp dụng lối sống khoa học, lành mạnh

Áp lực, căng thẳng, stress, rối loạn lo âu, sử dụng các chất kích thích, thiếu ngủ… những thói quen sinh hoạt xấu này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tim mạch và gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim. Vì thế để điều trị tốt và phòng ngừa biến chứng của rối loạn nhịp tim bạn nên xây dựng cho mình một phong cách sống lành mạnh như:

  • Tập thể dục thể thao thường xuyên, tập thiền, yoga, tập hít sâu thở chậm để điều hòa nhịp tim. 
  • Hạn chế hoặc loại bỏ các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, trà đặc, rượu, bia và các đồ uống có cồn khác.
  • Tăng cường thêm các thực phẩm giàu kali, magie, kẽm như rau xanh, hoa quả mọng, các loại hạt, sữa, đậu phụ, cá béo (cá hồi, cá thu, cá trích…), thịt gia cầm, giảm ăn thức ăn nhanh và đồ ăn nhiều dầu mỡ…
  • Ngủ đủ giấc ít nhất 7-8 giờ mỗi tối.
  • Kiểm soát căng thẳng, dành thời gian cho bản thân để thư giãn, nghe nhạc, đọc sách…

>>> Xem thêm: 5 Nhóm thực phẩm "vàng" cho người rối loạn nhịp tim

Tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Với người bệnh bị rối loạn nhịp tim, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc điều trị. Các thuốc này bao gồm thuốc giúp kiểm soát nhịp tim, giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực, hụt hẫng, khó thở, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt cho người bệnh. Thuốc được chỉ định đầu tay là thuốc chẹn beta giao cảm (Betaloc, concor, atenolol), chẹn Na (Flecainide), chẹn K (Cordarone), chẹn Ca (Covera). 
Bên cạnh đó người bệnh có thể cần sử dụng thêm thuốc phòng chống nguy cơ hình thành cục máu đông để phòng ngừa biến chứng của rối loạn nhịp tim - đột quỵ, nhồi máu cơ tim. 
Nếu người bệnh có các bệnh nền như tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu… thì cần dùng thêm các thuốc chuyên biệt điều trị các bệnh lý này, giúp kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây biến chứng tim mạch nguy hiểm.
Nếu điều trị bằng thuốc không hiệu quả, người bệnh không kiểm soát được cơn loạn nhịp tim thì các bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị bằng phẫu thuật can thiệp như đốt điện tim, sốc điện tim, cấy máy tạo nhịp tim, cấy máy khử rung tim… 

Can-thiep-phau-thuat-de-dieu-tri-roi-loan-nhip-tim-khi-dung-thuoc-khong-hieu-qua.webp

Can thiệp phẫu thuật để điều trị rối loạn nhịp tim khi dùng thuốc không hiệu quả

>>> Xem thêm: Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim phổ biến & lưu ý khi sử dụng

Dùng thảo dược giúp ổn định nhịp tim, phòng biến chứng nguy hiểm

Sử dụng thảo dược được xem là xu hướng mới trong hỗ trợ phòng ngừa biến chứng của rối loạn nhịp tim và cải thiện bệnh hiệu quả. Các thảo dược tốt cho tim bao gồm:

  • Khổ sâm

Với hai hoạt chất sinh học chính là matrine và oxymatrine, Khổ sâm đã được nhiều nghiên cứu khoa học trên toàn thế giới chứng minh công dụng: Hỗ trợ ổn định điện thế màng tế bào cơ tim, ổn định thần kinh kim, giảm kích thích cơ tim, giãn mạch, tăng tưới máu đến tim. Nghiên cứu lâm sàng tại Đại học Y Dược Bắc Kinh cũng cho thất Khổ sâm có hiệu quả trên nhiều dạng rối loạn nhịp tim khác nhau như rung nhĩ, nhịp nhanh xoang, nhịp nhanh kịch phát trên thất, ngoại tâm thu… Từ đó Khổ sâm giúp hỗ trợ phòng chống các biến chứng rối loạn nhịp tim an toàn hiệu quả.

Kho-sam-Thao-duoc-vang-ho-tro-on-dinh-nhip-tim.webp

Khổ sâm - Thảo dược vàng hỗ trợ ổn định nhịp tim

  • Đan sâm

Theo y học cổ truyền, Đan sâm là vị thuốc giúp dưỡng huyết, hoạt huyết và thường được kê đơn trong các bài thuốc điều trị bệnh tim mạch. Ngày nay khoa học chứng minh, hoạt chất Tanshinon IIA trong rễ Đan sâm có thể hỗ trợ chống loạn nhịp tim, đặc biệt là các rối loạn nhịp trên người bệnh có tiền sử thiếu máu cơ tim. Đan sâm còn được chứng minh có thế giảm nguy cơ hình thành huyết khối giúp phòng chống hiệu quả biến chứng của rối loạn nhịp tim.

  • Hoàng đằng

Nghiên cứu lâm sàng tại Trung Quốc chứng minh hoạt chất berberin trong Hoàng đằng có thể ngăn ngừa khởi phát của cơn nhịp nhanh thất giúp biến chứng suy tim và giảm nguy cơ đột tử do rối loạn nhịp tim. 
Vì thế để phòng chống các biến chứng của rối loạn nhịp tim hiệu quả nhất, bạn có thể áp dụng các phương pháp kể trên (dùng thuốc, thay đổi lối sống). Đồng thời sử dụng hằng ngày sản phẩm thảo dược có thành phần chính là Khổ sâm kết hợp với Đan sâm, Hoàng đằng để ổn định nhịp tim và bảo vệ sức khỏe tim mạch bạn nhé.
Nếu còn bất kỳ vấn đề gì thắc mắc cần giải đáp về bệnh lý rối loạn nhịp tim, bạn hãy gọi ngay về tổng đài 0981238219 để được các dược sĩ tư vấn. 
Tài liệu tham khảo:
https://www.nhlbi.nih.gov/health/arrhythmias
https://www.nhs.uk/conditions/arrhythmia/
https://www.webmd.com/heart-disease/atrial-fibrillation/heart-disease-abnormal-heart-rhythm 
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK558923/
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK209966/ 
http://www.itmonline.org/arts/oxymatrine.htm
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/1707782