Block xoang nhĩ là một trong những nguyên nhân làm cho nhịp tim đập chậm hơn bình thường, gây khó thở, mệt mỏi, choáng ngất cho người bệnh. Trong bài viết này Ninh Tâm Vương sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh liên quan đến sức khỏe tim mạch này để biết cách phòng ngừa và điều trị tốt nhất. 

Block xoang nhĩ là bệnh gì?

Block xoang nhĩ (sinoatrial block) là tình trạng tín hiệu điện tim phát ra từ nút xoang không được truyền tới tâm nhĩ một cách bình thường khiến cho tín hiệu điện tim bị mất hoặc gián đoạn. 

Thông thường, trái tim của chúng ta được chia làm bốn ngăn, gồm 2 tâm nhĩ ở bên trên và 2 tâm thất ở dưới. Tâm nhĩ có vai trò lấp đầy máu vào tâm thất, còn tâm thất sẽ có nhiệm vụ bơm máu đến phổi và cơ thể. Nhịp tim được điều khiển bởi nút xoang nằm ở phía trên cùng tâm nhĩ phải, sau đó truyền tới nút nhĩ thất, chia làm 2 bó nhánh his bên phải và bên trái, cuối cùng là mạng lưới purkinje ở quanh tế bào cơ tim, làm cho các buồng tim co - giãn một cách nhịp nhàng, đều đặn.

block-xoang-nhi-la-benh-gi.jpg

Block xoang nhĩ đặc trưng bởi tình trạng các xung điện từ nút xoang nhĩ đến tâm nhĩ bị gián đoạn

Có những loại bệnh block xoang nhĩ nào?

Block xoang nhĩ được chia thành 3 cấp, cụ thể như sau: 

Block xoang nhĩ cấp 1

Xảy ra do có độ trễ giữa thời gian nút xoang được kích hoạt và quá trình khử cực thực tế của tâm nhĩ. Kết quả của tình trạng này là làm chậm trễ tín hiệu điện tim xuống buồng trên của tim. Block xoang nhĩ độ 1 khó phát hiện được trên điện tâm đồ (ECG) mà chỉ phát hiện trên nghiên cứu điện sinh lý học trong tim. 

Hinh-anh-block-xoang-nhi-do-1-tren-dien-tam-do.jpg

Hình ảnh block xoang nhĩ độ 1 trên điện tâm đồ

Block xoang nhĩ cấp 2

Block xoang nhĩ cấp 2 được chia nhỏ thành hai loại là loại 1 và loại 2 với những đặc trưng khác nhau trên điện tâm đồ. 

Block xoang nhĩ cấp hai (Wenckebach) loại 1

Bệnh xảy ra do có sự chậm trễ dẫn truyền từ nút xoang đến tâm nhĩ và có sự rút ngắn dần khoảng PR hoặc PP trước khi sóng P giảm. Một khoảng dừng xoang xảy ra sau đó sẽ ngắn hơn 2 trong số các khoảng RR trước đó.

Block xoang nhĩ cấp hai (SA) loại 2

Bệnh có điện tâm đồ đặc trưng bởi tình trạng sóng P giảm xuống mà không có bất kỳ thay đổi nào trước đó trong khoảng RR hoặc PP. Tình trạng này sẽ  khiến các xung động từ nút xoang xuống tâm nhĩ bị chặn lại. Khoảng dừng xoang tiếp theo ở đây là thường gấp 2 lần thời gian chính xác của các khoảng RR.

Hinh-anh-block-xoang-nhi-cap-do-2-type-2-tren-dien-tam-do.jpg

Hình ảnh block xoang nhĩ cấp độ 2 type 2 trên điện tâm đồ

Block xoang nhĩ cấp 3

Block xoang nhĩ cấp 3 là mức độ nặng nhất, do không có xung động nào được truyền từ nút xoang nhĩ đến tâm nhĩ. Điện tâm đồ của block xoang nhĩ cấp độ 3 không có sự xuất hiện của sóng P. Còn trên lâm sàng thì người bệnh có triệu chứng giống với ngừng xoang. Trong trường hợp này, người bệnh sẽ cần phải dùng đến máy tạo nhịp tim để giảm tử vong cho người bệnh. 

Nhịp tim hồi phục được gọi là nhịp thoát, có khả năng phát sinh trong cơ tim tâm nhĩ, khu vực kết nối hoặc trong mạng His-Purkinje. Tuy nhiên, ở mức độ 3 của block xoang nhĩ không thể sử dụng điện tâm đồ để nhận biết. 

Nguyên nhân gây bệnh block xoang nhĩ

Các rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh block xoang nhĩ, gồm có bệnh lý nội tại của nút xoang và nguyên nhân bên ngoài ảnh hưởng đến chức năng nút xoang: 

  • Xơ hóa nút xoang hoặc nút nhĩ thất: Làm rối loạn chức năng nút xoang, nút nhĩ thất gây ảnh hưởng tới quá trình dẫn truyền tín hiệu điện tim.

  • Tác dụng phụ của thuốc hoặc hóa chất độc gây suy giảm và rối loạn chức năng nút xoang như thuốc chẹn kênh canxi, digoxin, thuốc chống loạn nhịp, thuốc cường giao cảm.

  • Bệnh thâm nhiễm như bệnh amyloidosis, sarcoidosis, xơ cứng bì, huyết sắc tố, viêm màng ngoài tim gây rối loạn chức năng nút xoang.

  • Sau phẫu thuật bụng hoặc màng phổi, sửa chữa tĩnh mạch phổi dị dạng, cắt bỏ tĩnh mạch chủ trên.

  • Tăng trương lực phế vị trong bệnh quá mẫn xoang động mạch cảnh, rối loạn thần kinh thực vật.

  • Mắc các bệnh lý như rối loạn bẩm sinh, rối loạn thâm nhiễm, suy tim, thoái hóa nút xoang do tuổi tác. 

  • Mắc bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim hoặc nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim cấp tính làm giảm tưới máu tới nút xoang.

Nguyen-nhan-gay-benh-block-xoang-nhi.jpg

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn nhịp tim chậm

Bệnh nhược năng tuyến giáp, bệnh gan tiến triển, đột biến kênh natri của tim. Tuy nhiên đa số các trường hợp bệnh khối xoang nhĩ thường rất khó để xác định được nguyên nhân cụ thể. Bệnh ở cấp độ 1 và 2 thường không có biểu hiện rõ rệt nên nhiều người thường không nhận ra khi gặp phải tình trạng rối loạn nhịp tim chậm. 

Triệu chứng block xoang nhĩ

Triệu chứng của bệnh block xoang nhĩ không quá rõ ràng, chủ yếu là nhịp tim chậm, nút xoang và ngừng xoang. Đối tượng biểu hiện các triệu chứng rõ ràng hơn là người lớn tuổi và người có bệnh nền. Một số triệu chứng thường gặp bạn có thể tham khảo như:

  • Cơ thể mệt mỏi

  • Lâng lâng

  • Đánh trống ngực

  • Khó thở khi cố sức

  • Tức ngực

  • Choáng váng và ngất

Bệnh cạnh đó, đối với những bệnh nhân block xoang nhĩ đi kèm bệnh mạch vành thì có thể có các triệu chứng của bệnh thiếu máu cục bộ như đau ngực và khó thở.

Những triệu chứng của bệnh block xoang nhĩ thường không liên tục và tăng dần theo tình trạng bệnh, một số trường hợp bệnh đặc biệt sẽ có những triệu chứng bệnh dai dẳng và nghiêm trọng hơn. Rất hiếm khi bệnh nhân bị rối loạn chức năng xoang không có triệu chứng và thường được xác định trên điện tâm đồ (ECG) hoặc theo dõi dựa vào điện tâm đồ lưu động.

Block xoang nhĩ nguy hiểm không?

Tiến triển của bệnh nhân rối loạn chức năng xoang phụ thuộc nhiều vào các tình trạng cơ bản kèm theo. Block xoang nhĩ là bệnh không thể chữa khỏi nhưng có thể kiểm soát được. Tỷ lệ tử vong do tim của bệnh cũng không cao. Biến chứng thường gặp của rối loạn chức năng xoang khi không có máy tạo nhịp tim là huyết áp và ngất. Tuy nhiên, liệu pháp điều trị bằng máy tạo nhịp tim trên thực tế không ảnh hưởng quá nhiều khả năng sống sót của người bệnh rối loạn chức năng xoang.

Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong

Mối quan hệ của rối loạn chức năng xoang và tỷ lệ tử vong không quá rõ ràng, vì nhiều trường hợp người bị rối loạn chức năng nút xoang có các bệnh đi kèm từ trước như đái tháo đường, tăng huyết áp hay rung nhĩ cũng có thể làm tăng khả năng tử vong do bất kỳ nguyên nhân nào.

Một số biến chứng của rối loạn chức năng nút xoang như:

  • Đột tử do tim

  • Ngất

  • Huyết khối tắt mạch hay đột quỵ

  • Suy tim sung huyết (CHF)

  • Loạn nhịp nhanh nhĩ.

Khoảng 50% bệnh nhân bị rối loạn chức năng nút xoang phát triển thành hội chứng tachy-brady (nhịp tim nhanh) trong suốt đời, những bệnh nhân này có nguy cơ đột quỵ và tử vong cao. Tuy nhiên, như đã nói ở trên tỷ lệ đột tử do rối loạn chức năng nút xoang rất thấp.

Chẩn đoán bệnh block xoang nhĩ

Không có một tiêu chuẩn chính xác để chẩn đoán chính xác tình trạng rối loạn chức năng nút xoang mà bác sĩ thường hỏi tiền sử bệnh của bệnh nhân cũng như một số xét nghiệm sau:

  • Thăm khám sơ bộ: Bác sĩ sẽ trao đổi các triệu chứng lâm sàng cùng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh và thời điểm chúng bắt đầu xuất hiện các triệu chứng bệnh. Sau đó, bác sĩ tiến hành nghe nhịp tim bằng tai nghe và khai thác tiền sử mắc bệnh, dùng thuốc của bệnh nhân. 

Chan-doan-benh-block-xoang-nhi.jpg

Thăm khám sơ bộ để chẩn đoán bệnh

  • Các xét nghiệm cận lâm sàng: Người bệnh được xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormon tuyến giáp, nồng độ chất điện giải

  • Đo điện tâm đồ: người bệnh sẽ được đo điện tâm đồ ở trạng thái thư giãn đang nghỉ ngơi hoặc theo dõi Holter thông qua đo điện tâm đồ lưu động trong thời gian từ 24 đến 48 tiếng. Ngoài ra, người bệnh sẽ được nghiên cứu điện sinh lý để chuẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất. 

  • Nghiệm pháp gắng sức: giúp phát hiện bệnh thiếu máu cơ tim và giúp lập trình thiết bị cho những người bị block xoang nhĩ mà phải đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn.

  • Siêu âm tim: giúp phát hiện bệnh thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim hoặc bệnh amyloid. 

Điều trị bệnh block xoang nhĩ như thế nào?

Để điều trị bệnh block xoang nhĩ hiệu quả trước mắt cần xác định xem bệnh nhân có ổn định về huyết động (máu lưu thông qua tim) hay không.  

Điều trị bằng thuốc

Thuốc chống đông máu được chỉ định cho hầu hết người bị rối loạn chức năng nút xoang có cơn rung nhĩ/cuồng nhĩ hoặc người đã được đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn để ngăn nguy cơ huyết khối và phòng ngừa đột quỵ.

Những người bị block xoang nhĩ có huyết động không ổn định, rối loạn nhịp tim chậm kèm theo ngất, đau ngực do thiếu máu cục bộ thường sẽ được điều trị bằng các loại thuốc có tác dụng làm tăng nhịp tim tại bệnh viện như: 

  • Atropine: Đây là thuốc có công dụng làm tăng tim nhịp tim và cung lượng tim, giảm các hoạt động của hệ thần kinh đối giao cảm, hỗ trợ ổn định huyết áp. 

  • Ephedrine và Norepinephrine: Công dụng chính là hai loại thuốc này là tác động trực tiếp đến hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp, tăng lưu lượng máu vào trong mạch vành và não bộ.

Cấy máy tạo nhịp tim cho bệnh nhân ổn định huyết động

Những người bị block xoang nhĩ mà huyết động ổn định, không có triệu chứng bất thường thì chưa cần điều trị mà chỉ theo dõi định kỳ 3 tháng/lần. Còn ở những người có triệu chứng sẽ được chỉ định đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn một buồng hoặc hai buồng, tùy thuộc bệnh nhân có bị chậm dẫn truyền nhĩ thất hay không.

Máy tạo nhịp tim làm một thiết bị phát xung điện được kết nối với tim thông qua 1 hoặc 2 dây dẫn. Các dây dẫn này thường được đặt trên mặt ngoài tim hoặc đưa qua tĩnh mạch để vào khoang tim. Nếu phát hiện nhịp tim bị giảm bất thường hoặc rối loạn thiết bị này sẽ phát ra xung điện giúp nhịp tim nhanh chóng hoạt động ổn định trở lại. 

Các bệnh nhân bị block xoang nhĩ cấp độ 3 thường sử dụng máy tạo nhịp tim tạm thời trong thời gian ngắn để điều chỉnh nhịp tim mà không cần phải cấy trực tiếp vào cơ thể. Block xoang nhĩ nếu không được phát hiện kịp thời và có phương pháp điều trị phù hợp sẽ khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe thậm chí là tính mạng. Do đó, bạn nên có thói quen thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ để đảm bảo các cơ quan trong cơ thể luôn hoạt động ổn định và phát huy các chức năng một cách tối ưu nhất. 

Tham khảo:

  • https://healthjade.net/sinoatrial-block/
  • https://ecgwaves.com/topic/sinoatrial-block-sa-criteria-ecg-causes-management/