Tim đập nhanh hồi hộp sau khi ngủ có thể là hiện tượng sinh lý, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tim mạch như rối loạn nhịp tim, rối loạn thần kinh tim, thiếu máu cơ tim…. Vì vậy, Nếu chỉ dựa trên triệu chứng như vậy thì rất khó xác định mà cần phải thăm khám, làm điện tâm đồ, siêu âm tim...
Tim đập nhanh hồi hộp sau khi ngủ trưa là hiện tượng sinh lý
Tăng nhịp tim kèm theo triệu chứng hồi hộp, trống ngực có thể là kết quả của việc bạn sử dụng một tách cà phê sau giờ ăn trưa hoặc sau khi uống một loại thuốc nào đó, ví dụ như thuốc cảm cúm, thuốc trị nghẹt mũi; hoặc do bạn bị tỉnh giấc đột ngột, gặp ác mộng trong lúc ngủ… Đây đều là đáp ứng sinh lý của cơ thể với những tác động bên ngoài, và kết quả là nhịp tim nhanh hồi hộp, cho nên ít khi phải điều trị, chỉ cần ngưng các yếu tố tác động là nhịp tim bạn sẽ trở về bình thường sau khoảng 3-6 tiếng.
Những bệnh lý tim mạch làm tim đập nhanh sau khi ngủ
Nếu nhịp tim nhanh, hồi hộp, trống ngực kéo dài, mặc dù bạn đã có chế độ ăn uống đủ, nghỉ ngơi hợp lý thì cần nghĩ đến các bệnh lý tim mạch như rối loạn thần kinh tim, rối loạn nhịp tim nhanh, thiếu máu cơ tim…. Và khi đó bạn nên tới chuyên khoa tim mạch để thăm khám càng sớm càng tốt, để được phát hiện chính xác tình trạng bệnh, từ đó có hướng điều trị phù hợp.
Cách cải thiện tình trạng nhịp tim đập nhanh hồi hộp sau khi ngủ
Những điều sau đây cũng sẽ giúp bạn kiểm soát được nhịp tim cũng như các triệu chứng khó chịu đang gặp phải:
- Tránh xa các chất kích thích không có lợi như cà phê, trà, thuốc lá, rượu bia…- Giải tỏa sự lo lắng, căng thẳng trong cuộc sống bằng cách tâm sự với người thân, bạn bè về các vấn đề mình đang gặp phải
- Nên đi ngủ sớm và thức dậy đúng giờ, đảm bảo mỗi ngày ngủ đủ 6-8 tiếng
- Luyện tập thể dục thường xuyên: ưu tiên các bài tập như yoga, thiền, hít sâu thở chậm…
Nếu tình trạng tim đập nhanh hồi hộp vẫn xảy ra, bạn cần sớm đi khám tại chuyên khoa tim mạch để được điều trị phù hợp.
Đồng thời, bạn hãy liên hệ ngay đến chuyên gia của chung tôi để có được giải pháp khắc phục hiệu quả nhất!
Xem thêm:
- Thuốc Concor là gì? Tác dụng thuốc, liều dùng sử dụng
Thân mến.
Ngoài ra bạn cần kết hợp thêm với chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý như:
- Tránh xa các chất kích thích không có lợi như cà phê, trà, thuốc lá, rượu bia…
- Nên đi ngủ sớm và thức dậy đúng giờ, đảm bảo mỗi ngày ngủ đủ 6-8 tiếng
- Luyện tập thể dục thường xuyên: ưu tiên các bài tập như yoga, thiền, hít sâu thở chậm…
Nếu tình trạng tim đập nhanh hồi hộp vẫn xảy ra, bạn cần sớm đi khám tại chuyên khoa tim mạch để được điều trị phù hợp. Thân ái!
Triệu chứng của bạn có thể do nhiều nguyên nhânnhư: rối loạn thần kinh thực vật, bệnh lý về tim mạch... Mỗi nguyên nhân sẽ có hướng điều tri khác nhau. Vì vậy bạn nên đi khám để xác định rõ bệnh lý đang gặp phải để có hướng điều trị phù hợp.
Chúc bạn sức khỏe.
Giấc ngủ vào buổi trưa tuy ngắn nhưng rất tốt cho sức khỏe, thời gian tốt nhất để bạn ngủ trưa nên khoảng 15-20 phút. Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá no, dùng chất kích thích vào bữa trưa mà nằm ngủ ngay là không tốt, vì dạ dày căng đẩy vào cơ hoành gây tim đập nhanh và khó thở.
Bạn thử điều chỉnh lại thời gian ăn uống và ngủ nghỉ buổi trưa hợp lý hơn để giúp tình trạng này được cải thiện.
Điều lưu ý tiếp theo là trong khi nghỉ ngơi mà vẫn gặp tình trạng tim đập nhanh, khó thở thì cũng cần cảnh giác với các bệnh lý tại tim và ngoài tim, bạn cần đi khám sớm. Một số nguyên nhân làm tăng nhịp tim như: Tim đập mạnh kèm hồi hộp, đánh trống ngực có thể do rối loạn thần kinh thực vật, cũng có thể do stress (như lo âu, suy nhược, thiếu máu, mất ngủ...); do các bệnh liên quan như bệnh cường giáp trạng, bệnh tăng huyết áp hoặc tổn thương thực thể ở tim như suy tim, loạn nhịp tim, nhịp nhanh trên thất...
Đồng thời sớm tìm hiểu và sử dụng thêm các sản phẩm thảo dược được bào chế từ tinh chất Khổ sâm, kết hợp Đan sâm, Hoàng đằng, cao Natto… có tác dụng ổn định nhịp tim và giảm các triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực và khó thở cho bạn.
Thân mến,
Hiện các triệu chứng mà bạn mô tả rất có thể là dấu hiệu của bệnh lý rối loạn thần kinh tim, rối loạn nhịp tim, rối loạn thần kinh thực vật... Dù bệnh không gây tổn thương thực thể ở tim nhưng ảnh hưởng đến hệ thần kinh tim gây tim đập nhanh, mệt mỏi, hồi hộp... Do đó nếu các triệu chứng trên kéo dài bạn nên đi khám sớm để được bác sĩ theo dõi và có hướng điều trị tích cực.
Bên cạnh đó, bạn hãy điều chỉnh lại lối sống theo hướng tích cực để giúp làm giảm tình trạng này như:
- Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, tránh làm việc quá sức hay căng thẳng trong thời gian dài.
- Nên ngủ đủ giấc mỗi ngày 6-8 tiếng, tránh thức khuya sau 23 giờ đêm
- Dành mỗi ngày ít nhất 30 phút để tập các bài tập giúp thư giãn như hít sâu thở chậm, ngồi thiền, yoga, đi bộ, đạp xe
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây nhiều màu sắc, hạn chế đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ...
- Không dùng chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia, trà đặc.
Đồng thời bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ có thảo dược Khổ sâm để giúp ổn định nhịp tim, giảm tình trạng lo âu, căng thẳng, hồi hộp do rối loạn thần kinh thực vật gây ra.
Thân mến.
Giấc ngủ trưa tuy ngắn nhưng rất tốt cho sức khỏe, trừ khi ăn quá no mà nằm ngủ ngay có khi cũng không tốt, vì dạ dày căng đẩy vào cơ hoành gây tim đập nhanh và khó thở.
Hoặc trong trường hợp giấc ngủ trưa của bạn kéo dài khiến bạn rơi vào pha ngủ sâu mà thức giấc giữa lúc này sẽ vô cùng uể oải, mệt mỏi do não không đủ thời gian điều chỉnh. Và thời gian tốt nhất để bạn ngủ trưa chỉ nên khoảng 15-20 phút.
Bạn thử điều chỉnh lại thời gian ăn uống và ngủ nghỉ buổi trưa hợp lý để giúp tình trạng này cải thiện hơn nhé!
Tuy nhiên, có điều lưu ý là trong khi nghỉ ngơi mà vẫn gặp tình trạng tim đập nhanh, đau đầu kéo dài thì cũng đáng báo động.Một số nguyên nhân làm tăng nhịp tim như: Tim đập mạnh kèm hồi hộp, đánh trống ngực có thể do rối loạn thần kinh thực vật, cũng có thể do stress (như lo âu, suy nhược, thiếu máu, mất ngủ...); do các bệnh liên quan như bệnh cường giáp trạng, bệnh tăng huyết áp hoặc tổn thương thực thể ở tim như suy tim, loạn nhịp tim, nhịp nhanh trên thất...Nên nếu tình trạng trên kéo dài, bạn cũng nên đi khám sớm.
Thân mến,
Tim đập nhanh, hồi hộp trước khi đi ngủ có thể là do bữa ăn trước đó quá gần giờ đi ngủ của bạn, cơ thể vẫn cần thời gian để tiêu hóa thức ăn, dạ dày vẫn co bóp và kích thích tim đập nhanh và bạn chỉ nhận thấy chúng rõ ràng hơn khi môi trường xung quanh trở nên yên tĩnh. Hoặc đôi khi trước giờ ngủ bạn đã ""lỡ"" vô tình ăn nhiều chocolate, hoặc uống nhiều cà phê, rượu bia, mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng...
Trường hợp tình trạng tim đập nhanh là lành tính, các triệu chứng thường có xu hướng tự giảm nhẹ sau vài giây. Bạn có thể ngăn ngừa tình trạng tim đập nhanh bằng cách xác định các yếu tố gây kích hoạt cơn đánh trống ngực, từ đó tránh hoặc hạn chế chúng.
Nếu trường hợp tình trạng này xảy ra thường xuyên, liên tục, hãy đi khám để được hướng dẫn cách giảm thiểu triệu chứng này càng sớm càng tốt
Thân mến,