Chào bạn,
Nhiệt độ miền Bắc đang có sự chênh lệch giữa ngày và đêm rất rõ rệt. Khoảng 29 độ C vào ban ngày, 17 độ C vào ban đêm và sáng sớm, như vậy chênh khoảng 12 độ C. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiệt độ giữa ngày và đêm cũng đang chênh lệch khoảng 10 độ C.
Chênh lệch nhiệt độ quá cao trong những ngày giao mùa làm tim đập nhanh hơn. Đó là do, khi thay đổi thời tiết đột ngột, cơ thể cũng phải thay đổi để thích ứng với thời tiết, từ đó có thể làm quá tải hệ thống tim mạch. Nhiệt độ cao vào ban ngày có thể khiến cơ thể mất nước, hạ huyết áp. Ngược lại, khi trời lạnh, nhu cầu cơ thể cần giữ được nhiệt độ ấm cao hơn, vì thế tim cần phải làm việc nhiều hơn để đưa oxy tới các mô trong cơ thể, việc này làm cho trái tim đang bị bệnh phải gồng mình làm việc nặng hơn. Mặt khác khi đi ngoài trời lạnh, những cơn gió lạnh càng làm bạn mất nhiệt nhiều hơn, tim bạn càng phải làm việc nhiều hơn, các mạch máu co lại, điều này đặc biệt nguy hiểm ở những bệnh nhân bị tăng huyết áp, khi đó huyết áp sẽ cao hơn và có thể gây ra biến cố tim mạch. Ngoài ra, còn dễ hình thành huyết khối (cục máu đông). Cục máu đông này đến não gây đột quỵ, đến tim gây nhồi máu cơ tim. Ngay cả những người khỏe mạnh cũng có thể gặp phải các triệu chứng như tăng huyết áp, khó thở, tim đập nhanh, số trường hợp bị nhồi máu cơ tim gia tăng, kể cả nguy cơ đột quỵ cũng tăng. Vì thế, những người có tiền sử bệnh tim mạch như bạn càng dễ gặp phải triệu chứng trên.
Do đó, bạn nên mặc đủ ấm vào ban đêm, đủ mát vào ban ngày và bổ sung nước thường xuyên khi trời nóng. Tránh ra trời lạnh đột ngột vào buổi sáng, nhất là khi vừa ngủ dậy.
Bên cạnh đó bạn cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh, hoa quả và cá, hạn chế chất béo có hại như da động vật, gia cầm, không hút thuốc và chăm chỉ thể dục. Bổ sung sản phẩm có chứa Khổ sâm càng sớm càng tốt để ổn định nhịp tim. Kiên trì dùng vị thảo dược này sẽ giúp bạn ổn định nhịp tim và phòng ngừa nhịp tim tăng lên.
Xem thêm: Top thực phẩm người rối loạn nhịp tim nên ăn để ổn định nhịp tim
Chúc bạn sức khỏe!