Chào bạn,
- Nếu nhịp tim cao như vậy mà không có biểu hiện hồi hộp, trống ngực, lo âu, bồn chồn gọi là nhịp tim nhanh khi nghỉ, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch khi ở độ tuổi trung và cao, cần theo dõi thường xuyên và tập thể dục hoặc dùng giải pháp thảo dược để đưa nhịp tim giảm xuống.
- Nếu nhịp tim cao và bạn thường xuyên có triệu chứng hộp hộp, trống ngực, lo âu... là rối loạn nhịp tim cần điều trị bằng thuốc theo đơn của bác sĩ.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần có một chế độ ăn uống, tập luyện khoa học để giúp ổn định nhịp tim và phòng ngừa nguy cơ đột quỵ, suy tim như:
- Tăng cường nhiều hoa quả tươi nhiều vitamin các loại hạt ngũ cốc nguyên cám.
- Bổ sung các vitamin nhóm B và C như: hải sản, đậu, chuối, bơ, cà chua, yến mạch, bí ngô, rau dền, khoai lang, trái cây họ cam quýt, bưởi…
- Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, tránh làm việc quá sức.
- Không được sử dụng các chất kích thích như cafe, nước trà đặc…
- Tập thể dục mỗi ngày ít nhất 30 phút với các môn như đạp xe, chạy bộ, bơi lội… Đặc biệt cần chú ý tới giấc ngủ, nên ngủ đủ giấc, đảm bảo 7- 8 tiếng/ngày cho cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi, tránh các cuộc cãi vã, căng thẳng stress.
Đồng thời bạn cũng có thể tham khảo sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt cho chứng rối loạn nhịp tim nhanh chứa thành phần chính là thảo dược Khổ sâm để giúp ổn định tính dẫn truyền thần kinh tim, giảm các triệu chứng như hồi hộp, khó thở…và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm do nhịp tim nhanh gây ra như huyết khối, suy tim đột quỵ…
Thân mến,