Sự nguy hiểm của bệnh rối loạn thần kinh tim có thể không đến ngay lập tức khi bạn mới mắc bệnh nhưng về lâu dài sẽ mang đến nhiều hệ lụy, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày. Trước khi muốn biết rối loạn thần kinh tim có nguy hiểm không hãy cùng tìm hiểu xem rối loạn thần kinh tim là gì nhé!
Rối loạn thần kinh tim là gì?
Rối loạn thần kinh tim (hay còn gọi là rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn lo âu, suy nhược thần kinh tim, hội chứng Da Costa) là tên gọi chỉ chung các hiện tượng rối loạn không rõ nguyên nhân có liên quan đến nhịp tim (tim đập nhanh, chậm hay bỏ nhịp, dễ hồi hộp, trống ngực, choáng ngất…). Bệnh không gây tổn thương thực tại tim nhưng có triệu chứng tương tự như một bệnh tim thực sự
Xem thêm:
-
Bác sĩ hướng dẫn điều trị rối loạn thần kinh tim bằng Đông y
-
Rối loạn thần kinh thực vật - Triệu chứng và cách chữa trị
.
Rối loạn thần kinh tim có các triệu chứng liên quan về nhịp tim
Bệnh rối loạn thần kinh tim có nguy hiểm không?
Rối loạn thần kinh tim thường lành tính ở giai đoạn đầu nhưng về lâu dài nếu không điều trị bệnh có thể tiến triển nguy hiểm với nhiều triệu chứng khó chịu như hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh, đau ngực… ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Rất nhiều người bệnh rối loạn thần kinh tim cho biết, họ cảm thấy sợ hãi bởi vì khi đi khám không được chẩn đoán bệnh. Giống như một căn bệnh giả vờ mà họ tự vẽ ra viễn vông không có thực. Một số trường hợp xấu hơn, họ cảm thấy như mình đang mắc bệnh của thế giới âm, hay đang phải gánh chịu cho tội lỗi nào đó mà mình đã gây ra.
Thật không may, sợ hãi và lo lắng càng làm trầm trọng thêm bệnh rối loạn thần kinh tim. Nhiều người bệnh cố gắng bảo vệ bản thân bằng cách thu mình lại trong những hoạt động thường ngày.
Trên thực tế, rối loạn thần kinh tim rất ít khi gây nguy hiểm, nhưng tác động của nó đến tâm lý lại vô cùng nặng nề và đáng sợ. Người bệnh dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, thiếu sức sống, mệt mỏi vì tình trạng tim loạn nhịp thường xuyên. Tất cả như một vòng xoáy khiến cường độ, mức độ ngày càng nghiêm trọng, làm ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình điều trị.
Nhiều người thường băn khoăn rối loạn thần kinh tim là gì, có phải rối loạn thần kinh thực vật?
Triệu chứng và dấu hiệu rối loạn thần kinh tim
Mặc dù thường không có tổn thương thực thể nào tại tim, nhưng các triệu rối loạn thần kinh tim cũng tương tự như triệu chứng của hầu hết các bệnh về tim mạch khác. Cụ thể là:
-
Khó thở: cảm giác không thở được một hơi đầy đủ. Người bệnh thường có xu hướng tránh đi tới những nơi đông đúc và thích ngồi ở gần cửa sổ để đón không khí trong lành.
-
Mệt mỏi: mệt mỏi kéo dài và thường khó hồi phục kể cả sau khi đã nghỉ ngơi.
-
Đau ngực: cảm giác đau nhói âm ỉ ở ngực, có thể là một cơn đau cấp tính, đến và đi nhanh chóng; cũng có thể là cảm giác đau liên tục mãn tính.
-
Đánh trống ngực: cảm giác tim đập mạnh bất thường, dồn dập, thường xảy ra khi căng thẳng và gắng sức.
-
Chóng mặt: choáng váng nhẹ, quay cuồng, đứng không vững hoặc muốn ngất.
-
Tăng thông khí: thở nhanh và sâu, giống với hơi thở sau khi chạy bộ một quãng đường dài, người bệnh có cảm giác như không thể lấy đủ không khí vào phổi và muốn ngất. Khi gặp triệu chứng này có 1 cách để giảm nhanh đó là bịt mũi lại trong vài giây.
Mặc dù thường không có tổn thương thực thể nào tại tim, nhưng các triệu rối loạn thần kinh tim cũng tương tự như triệu chứng của hầu hết các bệnh về tim mạch khác. Cụ thể là:
Khó thở: cảm giác không thở được một hơi đầy đủ. Người bệnh thường có xu hướng tránh đi tới những nơi đông đúc và thích ngồi ở gần cửa sổ để đón không khí trong lành.
Mệt mỏi: mệt mỏi kéo dài và thường khó hồi phục kể cả sau khi đã nghỉ ngơi.
Đau ngực: cảm giác đau nhói âm ỉ ở ngực, có thể là một cơn đau cấp tính, đến và đi nhanh chóng; cũng có thể là cảm giác đau liên tục mãn tính.
Đánh trống ngực: cảm giác tim đập mạnh bất thường, dồn dập, thường xảy ra khi căng thẳng và gắng sức.
Chóng mặt: choáng váng nhẹ, quay cuồng, đứng không vững hoặc muốn ngất.
Tăng thông khí: thở nhanh và sâu, giống với hơi thở sau khi chạy bộ một quãng đường dài, người bệnh có cảm giác như không thể lấy đủ không khí vào phổi và muốn ngất. Khi gặp triệu chứng này có 1 cách để giảm nhanh đó là bịt mũi lại trong vài giây.
Đau ngực, khó thở, mệt mỏi là dấu hiệu rối loạn thần kinh tim điển hình mà bạn cần biết
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn thần kinh tim
Hiện nay, về nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh rối loạn thần tim vẫn chưa được các nhà nghiên cứu tìm ra câu trả lời chính xác nhất. Nhưng có một vài yếu tố thường gặp dưới đây được xem là có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh thực vật:
-
Thần kinh luôn trong tình trạng căng thẳng, gặp sang chấn hoặc áp lực lớn về tâm lý.
-
Bản thân thường gặp stress trong công việc hay cuộc sống hằng ngày.
-
Sống trong môi trường ô nhiễm cũng có thể tác động đến hệ thần kinh thực vật.
-
Mắc các bệnh lý về hệ thần kinh như trầm cảm, rối loạn lo âu…
-
Phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh, mãn dục nam…
-
Lối sống ít vận động
Những áp lực, căng thẳng có thể là nguyên nhân dẫn đến rối loạn thần kinh tim
Cách chữa rối loạn thần kinh tim hiệu quả cao
Khi bị rối loạn thần kinh tim, bạn không nên lo lắng quá. Bởi vì càng lo nghĩ, căng thẳng nhiều thì bệnh tình sẽ càng thêm nặng. Thay vào đó, bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn và điều chỉnh lối sống cho lành mạnh. Có hai phương pháp cơ bản để điều trị rối loạn thần kinh tim là: Liệu pháp tự nhiên và dùng thuốc.
Các liệu pháp tự nhiên
Tốt nhất bạn nên bố trí công việc để được nghỉ ngơi hoàn toàn trong 1 đến 3 tháng ở những nơi yên tĩnh. Nếu có điều kiện, có thể về nghỉ dưỡng ở các vùng đồng quê. Đồng thời, bạn cần thực hiện các thói quen để hạn chế những triệu chứng rối loạn thần kinh tim như:
-
Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, trà đặc, cà phê....
-
Luyện tập thể dục thể thao đều đặn. Những bộ môn hữu ích cho người bị rối loạn thần kinh tim là đi bộ, bơi lội, yoga, thái cực quyền, đạp xe... Nghiên cứu cho thấy tập thể dục ít nhất 30 phút/ lần, từ 3 đến 5 lần/ tuần sẽ làm cải thiện đáng kể sức khỏe, đặc biệt với những người có các vấn đề về tâm lý.
-
Ngưng hút thuốc và tránh xa môi trường có khói thuốc
-
Nên tránh những tình huống hay những việc có thể gây xúc động mạnh quá mức hoặc căng thẳng tinh thần như đọc truyện tình cảm, lâm li bi đát, xem phim hành động…
-
Luôn giữ tâm trạng thoải mái, tích cực, tránh căng thẳng, lo nghĩ.
-
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng từ các loại trái cây giàu vitamin C, rau củ tươi, nên ăn cá ít nhất 3 bữa/tuần.
Xem thêm: Rối loạn thần kinh tim nên ăn gì?
Những bài tập nhẹ nhàng của Yoga, thái cực quyền hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị rối loạn thần kinh tim
Sử dụng thuốc điều trị rối loạn thần kinh tim
Rối loạn thần kinh tim uống thuốc gì? Chắc hẳn đây là vấn đề được rất nhiều người bệnh nhân quan tâm.
Một số người bệnh có triệu chứng sẽ cần điều trị rối loạn thần kinh tim bằng thuốc. Trong đó, thuốc chẹn beta giao cảm là lựa chọn phổ biến nhất. Ngoài ra, người bệnh có thể được kê đơn thêm thuốc an thần để giảm lo lắng.
Các thuốc này có thể giảm triệu chứng nhanh nhưng lại không tác động được tới nguyên nhân gây rối loạn. Mặt khác, nếu sử dụng không đúng liều hoặc quá liều thuốc chẹn beta giao cảm thì người bệnh có nguy cơ bị rối loạn nhịp tim nhanh trầm trọng hơn. Thuốc điều trị rối loạn thần kinh tim loại này cũng không sử dụng cho những người bị bệnh hen, bệnh đường hô hấp vì tăng nguy cơ gây co thắt phế quản.
Cần tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị rối loạn thần kinh tim nào
Chữa rối loạn thần kinh tim bằng đông y
Xu hướng hiện nay được nhiều chuyên gia y tế đang hướng đến là sử dụng các hoạt chất thiên nhiên có cơ chế giảm nhịp tim tương tự thuốc điều trị rối loạn nhịp tim. Điều này nhằm tạo ra tác động lâu dài để ổn định hệ thần kinh tim và giảm bớt những tác dụng bất lợi của phương pháp Tây y. Điển hình trong đó phải kể đến hoạt chất matrin và oxymatrin trong thảo dược Khổ sâm.
Tại nhiều nước phát triển, dịch chiết Khổ sâm đã được sử dụng qua đường tiêm truyền cho người mắc chứng rối loạn nhịp tim và thu được hiệu quả tốt. Tại Việt Nam, thảo dược này được kết hợp với nhiều hoạt chất ổn định dẫn truyền thần kinh tim như Taurine, Magie và dược liệu giúp máu lưu thông tốt hơn như Đan sâm, Hoàng đằng để tạo thành thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Đây là giải pháp hỗ trợ giúp làm giảm nhịp tim, giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực và phòng ngừa biến chứng của rối loạn thần kinh tim.
Rối loạn thần kinh tim không dễ chữa khỏi, nhưng không khó đến mức bạn phải chấp nhận chung sống với bệnh cả đời. Chỉ cần hiểu rõ bản chất, thực hiện đúng những lời khuyên kể trên, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát nhịp tim của mình.
Bác sĩ tư vấn giải đáp thắc mắc về bệnh rối loạn thần kinh tim
Với bệnh lý rối loạn nhịp tim nhanh bạn sử dụng sản phẩm thảo dược có thành phần khổ sâm rất tốt, giúp ổn định nhịp tim, giảm cảm giác hồi hộp,bồn chồn, khó thở, ổn định chức năng tim.
Ngoài ra bạn cần kết hợp thêm với chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý như:
- Tránh xa các chất kích thích không có lợi như cà phê, trà, thuốc lá, rượu bia…
- Nên đi ngủ sớm và thức dậy đúng giờ, đảm bảo mỗi ngày ngủ đủ 6-8 tiếng
- Luyện tập thể dục thường xuyên: ưu tiên các bài tập như yoga, thiền, hít sâu thở chậm…
Chúc bạn sức khỏe!