Nhờ tác dụng giúp ổn định nhịp tim, giúp giảm trống ngực, hồi hộp hiệu quả, Khổ sâm đã trở thành cây thuốc không thể thiếu trong điều trị rối loạn nhịp tim. Điều gì đã giúp Khổ sâm có được những lợi ích tuyệt vời này? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

kho-sam-la-vi-thuoc-khong-the-thieu-trong-dieu-tri-roi-loan-nhip-tim.jpg

Khổ sâm là vị thuốc không thể thiếu trong điều trị rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim là một bệnh lý phổ biến gặp ở nhiều lứa tuổi. Bệnh có thể được điều trị bằng thuốc, can thiệp đốt điện tim... Tuy nhiên, thực tế cho thấy một số thuốc điều trị lại có thể là nguyên nhân khiến tình trạng rối loạn nhịp tim trở nên trầm trọng. Chính vì lẽ đó, các nhà dược học trên thế giới đã không ngừng tìm kiếm các thảo dược thiên nhiên giúp ổn định nhịp tim một cách toàn diện và an toàn hơn. Và Khổ sâm chính là cây thuốc được phát hiện từ những nghiên cứu đó.

Những tác dụng của Khổ Sâm với người bệnh rối loạn nhịp tim

Khổ sâm có 2 loại là Khổ sâm cho rễ và Khổ sâm cho lá. Trong đó, chỉ có Khổ sâm cho rễ (Sophora flavescens Ait) mới có tác dụng ổn định nhịp tim. Cây thuốc này làm giúp điều hòa nhịp tim, tăng thời gian dẫn truyền tim, ổn định nồng độ chất điện giải (kali, magie, canxi, natri…) và làm giảm tính kích thích cơ tim (cơ tim bị kích thích quá nhiều khiến tim đập nhanh).

Khổ sâm giúp giảm tính kích thích của cơ tim

Nghiên cứu thực hiện tại Đại học Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc cho thấy, hoạt chất matrine trong Khổ sâm có tác dụng ức chế trực tiếp trên cơ tim. Đồng thời, hoạt chất này còn giúp giảm tính kích thích quá mức của thần kinh tim bằng cách ức chế phóng thích hormon adrenalin. Đây là gây tăng nhịp tim khi chúng ta căng thẳng, tức giận.

Tác động này của Khổ Sâm cũng tương tự như tác động của nhóm thuốc chính được sử dụng hiện nay trong điều trị rối loạn nhịp tim là nhóm chẹn beta giao cảm. Tuy nhiên, Khổ sâm có ưu thế hơn. Bởi thảo dược này chỉ tác dụng chọn lọc trên cơ tim, nên không gây co thắt phế quản hay hạ nhịp tim quá mức như nhóm chẹn beta. Ưu thế này có thể giúp hạn chế tối đa những tác dụng bất lợi cho người bệnh rối loạn nhịp tim khi phải điều trị dài ngày.

kho-sam-ho-tro-on-dinh-nhip-tim-gan-giong-thuoc-chen-beta-nhung-an-toan-hon.jpg

Khổ sâm hỗ trợ ổn định nhịp tim gần giống thuốc chẹn beta nhưng an toàn hơn.

Khổ sâm giúp điều hòa điện giải, ổn định điện thế trong tim

Hệ thống điện chịu trách nhiệm điều hòa nhịp tim được duy trì bởi sự chênh lệch nồng độ của các chất điện giải (Kali, Natri, Canxi) tại màng tế bào cơ tim. Khi nồng độ của các ion này bị thay đổi bởi một số lý do như khiếm khuyết gen, thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, hay do cơ tim bị tổn thương trong bệnh cơ tim giãn, viêm cơ tim, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim … sẽ làm mất cân bằng điện thế trong tim và gây ra các rối loạn nhịp.

Các nhà khoa học tại Đại học Cáp Nhĩ Tân đã phát hiện ra rằng, hoạt chất oxymatrine trong rễ Khổ sâm có khả năng điều hòa nồng độ các chất điện giải ở cơ tim nên giúp ổn định điện thế trong tim. Nhờ đó, sử dụng cây thuốc này sẽ hỗ trợ giảm tần suất xuất hiện và mức độ của các cơn rối loạn nhịp, giảm thiểu tỷ lệ tử vong do rối loạn nhịp tim.

Khổ sâm hiệu quả với nhiều dạng rối loạn nhịp tim khác nhau

Các nhà khoa học tại Đại học Y Dược Bắc Kinh đã tiến hành một nghiên cứu lâm sàng nhằm đánh giá tác dụng của Khổ sâm trên 167 bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim nhanh. Mỗi người bệnh được sử dụng 3-10 viên cao Khổ sâm mỗi ngày (1 viên được chiết từ 2g dược liệu). Kết quả cho thấy Khổ sâm có tác động tích cực trên nhiều dạng rối loạn nhịp tim khác nhau như ngoại tâm thu, rung nhĩ, nhịp nhanh thất kịch phát, ngoại tâm thu, nhịp nhanh nhĩ, rối loạn thần kinh tim...

kho-sam-tot-cho-nhieu-dang-roi-loan-nhip-tim.jpg

Khổ sâm tốt cho nhiều dạng rối loạn nhịp tim: ngoại tâm thu, rung nhĩ, nhịp nhanh nhĩ, rối loạn thần kinh tim

Người bệnh rối loạn nhịp tim dùng Khổ sâm sao cho hiệu quả?

Trước đây, Khổ sâm được chiết xuất thô bằng cách thu hoạch đào lấy rễ vào mùa thu và mùa xuân, sau đó rửa sạch, phơi khô và sắc uống để làm thuốc. Mặc dù khá đơn giản nhưng phương pháp này lại có nhược điểm là không chiết xuất hết được các tinh chất có lợi trong Khổ sâm.

Cho đến năm 1998, Viện Y học Cổ Truyền tại Oregon - Mỹ đã tìm ra phương pháp chiết làm giàu oxymatrine và matrine lên tới khoảng 20% so với chiết xuất thô, giúp tăng hiệu suất chiết và thu được tối đa hoạt chất trong rễ Khổ sâm. Phương pháp này giúp chiết xuất Khổ sâm với quy mô lớn, thuận tiện cho việc bào chế và đảm bảo nồng độ hoạt chất trong điều trị.

Tại Việt Nam, viện thực phẩm chức năng đã ứng dụng công nghệ này để chiết xuất Khổ sâm và bào chế dưới dạng viên nén thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp hỗ trợ giảm triệu chứng và phòng ngừa biến chứng của rối loạn nhịp tim nhanh.

Mặc dù không không phải là thuốc, nhưng những sản phẩm được bào chế từ Khổ sâm vẫn được hứa hẹn sẽ trở thành một giải pháp an toàn và hiệu quả, giúp hỗ trợ cải thiện nhịp tim nhanh hiệu quả.

Xem thêm:

Nguồn tham khảo:

  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7340875/
  • https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24680622/
  • https://new.hindawi.com/journals/bmri/2017/4615727/
  • http://www.itmonline.org/arts/oxymatrine.htm
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20717872
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3248657/