Tình trạng tim đập nhanh có nhiều cách chữa trị, phổ biến nhất là sử dụng thuốc tim đập nhanh. Vậy bệnh tim đập nhanh uống thuốc gì tốt nhất? Cùng Ninh Tâm Vương tìm hiểu ngay các loại thuốc điều trị nhịp tim nhanh hiệu quả trong bài viết sau.

thuốc tim đập nhanh

Các loại thuốc điều trị tim đập nhanh hiệu quả

Thuốc chống loạn nhịp giảm nhịp tim nhanh

Nhóm thuốc này có khả năng kéo dài thời gian trơ của tim và ngăn chặn tính tự động bất thường của nhịp tim.Việc này làm nhịp tim chậm lại và ổn định hơn. Các loại thuốc giảm nhịp tim nhanh hiệu quả thuộc nhóm này bao gồm: amiodaron, dronedaron, sotalol….… Các thuốc này thường được chỉ định để điều trị nhịp nhanh trên thất và nhịp nhanh thất ở bệnh nhân không có tổn thương thực thể tại tim. Với các bệnh nhân có tổn thương tại tim, các thuốc này thường chỉ được kê đơn khi các loại thuốc khác kém hiệu quả.

Thuốc giảm nhịp tim amiodaron, dronedaron, sotalol

Thuốc giảm nhịp tim amiodaron, dronedaron, sotalol

Xem thêm:

Thuốc chẹn Beta giảm nhịp tim nhanh

Thuốc chẹn Beta giao cảm điều trị nhịp tim nhanh bằng cách không cho cơ thể tiết ra adrenalin - một chất làm mạch máu co lại và tim đập nhanh. Bên cạnh đó, thuốc có khả năng giảm gánh nặng cho tim bởi các kích thích hay căng thẳng và làm giảm dẫn truyền xung điện tim qua nút nhĩ thất. Hầu hết các loại thuốc chẹn Beta đều ở dạng viên nén và chỉ trong trường hợp cấp cứu khẩn cấp mới ở dạng thuốc tiêm vào tĩnh mạch. Một số thuốc điều trị nhịp tim nhanh thuộc nhóm chẹn Beta được dùng phổ biến là: Metoprolol (Betaloc), Atenolol (Tenormin), Propranolol (Inderal)…

thuốc trị tim đập nhanh

Thuốc Atenolol - Thuốc điều trị tim đập nhanh thường dùng

Khi sử dụng thuốc chèn Beta, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: tim đập quá chậm, đau đầu, mệt mỏi, tiêu chảy, táo bón,... Nếu có các dấu hiệu này, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc gặp bác sĩ để có những điều chỉnh về loại thuốc cũng như liều lượng thuốc phù hợp.

Thuốc chẹn kênh Canxi giảm nhịp tim nhanh

Các ion trong tế bào không cân bằng về điện tích, đặc biệt là Ca++ tạo ra các xung điện tim giúp tim co bóp và hoạt động bình thường. Khi điện tích của các ion này thay đổi làm cho nhịp tim rối loạn. Thuốc chẹn Ca sẽ giải quyết tình trạng này, làm giãn mạch máu, giảm tính tự động và giảm tốc độ dẫn truyền, từ đó giúp tim đập chậm lại. Bên cạnh đó, thuốc chẹn Canxi còn giúp hạ huyết áp nên được dùng trong các trường hợp có mắc kèm huyết áp tăng cao,... Các loại thuốc điều trị tim đập nhanh thuộc nhóm chẹn canxi thường dùng là: verapamil, diltiazem…

Thuốc giảm nhịp tim  verapamil, diltiazem…

Thuốc giảm nhịp tim  verapamil, diltiazem…

Thuốc chống đông máu giảm nhịp tim nhanh

Tim đập nhanh có thể dẫn đến tình trạng tích tụ máu đông trong mạch máu, tăng nguy cơ đột quỵ. Vì vậy bên cạnh các thuốc hạ nhịp tim kể trên, bác sĩ có thể kê các loại thuốc chống đông máu để hạn chế biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Các loại thuốc chống đông máu thường dùng (wafarin, clopidogrel…) làm loãng các cục máu đông, tránh tắc nghẽn mạch máu, giúp máu lưu thông bình thường. Tuy nhiên một điều đáng lưu ý là thuốc chống đông máu có thể dẫn đến tình trạng máu chảy quá mức, nên được sử dụng dưới sự chỉ định và giám sát nghiêm ngặt của bác sĩ.

Thuốc giảm nhịp tim wafarin, clopidogrel…

Thuốc giảm nhịp tim wafarin, clopidogrel…

Thuốc trợ tim Digoxin giảm nhịp tim nhanh

Thuốc Digoxin (hay Digitalis), thuộc nhóm thuốc glycoside cũng được sử dụng để giải quyết tình trạng tim đập nhanh ở bệnh nhân rung nhĩ. Thuốc có tác dụng làm tim co bóp nhiều hơn, giảm quá trình truyền xung điện tim qua nhĩ thất giúp nhịp tim chậm lại và ổn định. Tuy nhiên dùng thuốc Digoxin cho hiệu quả khá chậm, cần duy trì sử dụng thời gian dài để thấy kết quả rõ rệt.

Nhìn chung các loại thuốc tim đập nhanh cho hiệu quả rất tốt tuy nhiên vẫn tồn tại những tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt là nguy cơ hạ nhịp tim quá mức hoặc khiến tình trạng rối loạn nhịp tim trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, người bệnh cần sử dụng thuốc đúng chỉ định và liều lượng theo kê đơn của bác sĩ.

Bổ sung thêm các thảo dược hỗ trợ ổn định nhịp tim như Khổ sâm cũng là một giải pháp được nhiều người bệnh lựa chọn để tăng hiệu quả điều trị và giảm tác dụng phụ của thuốc Tây. Bởi nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy Khổ sâm có tác dụng làm giảm kích thích cơ tim, cân bằng các chất điện giải, ổn định xung điện trong tim, từ đó giúp giảm và ổn định nhịp tim hiệu quả

Thuốc giảm nhịp tim Digoxin

Thuốc giảm nhịp tim Digoxin

Khổ sâm là một thảo dược tốt cho người bệnh tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim

Ngoài ra, để việc điều trị tim đập nhanh hiệu quả nhất, bên cạnh việc sử dụng thuốc và thảo dược, người bệnh cần có chế độ ăn uống khoa học, thói quen sống lành mạnh, thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, lo âu và hạn chế tối đa rượu bia, thuốc lá, cafein,... Bởi đây là các yếu tố có thể khiến nhịp tim tăng cao.

Trên đây là thông tin về những loại thuốc tim đập nhanh, mong rằng sẽ giúp bạn điều trị bệnh hiệu quả hơn. Để được tư vấn tình trạng bệnh cũng như giải đáp các băn khoăn khác về thuốc điều trị nhịp tim nhanh, bạn hãy liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia qua số 0981 238 219 nhé.