Bạn biết gì về nhịp tim nhanh?

  • 1. Nhịp tim nhanh là bao nhiêu?
    • A > 80 nhịp/phút
    • B > 90 nhịp/phút
    • C > 100 nhịp/phút
      Nhịp tim bình thường là số lần tim đập trong 1 phút khi nghỉ ngơi. Nhịp tim trung bình của một người trưởng thành khỏe mạnh nằm trong khoảng 60 – 100 nhịp/phút. Khi nhịp tim trên 100 nhịp/phút được coi là nhịp tim nhanh, gây tình trạng tim đập thình thịch, rung hoặc nhịp bất thường trong vài giây hoặc vài phút.
      Đôi khi, nhịp tim đập trên 80 hoặc 90 nhịp/phút nhưng kèm theo các triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực, choáng váng cũng được gọi là nhịp tim nhanh.
    • D > 110 nhịp/phút
  • 2. Có những cách phát hiện nhịp tim nhanh?
    • A Siêu âm tim
    • B Điện tâm đồ
    • C Đếm nhịp tim ở cổ tay hoặc dưới góc hàm
    • D Tất cả các phương án trên
      Bạn có thể tự đo nhịp tim bằng cách đếm nhịp đập ở cổ tay hoặc động mạch cảnh ở dưới góc hàm. Các đo rất đơn giản: chỉ cần duỗi thẳng ngón tay trỏ và ngón giữa, để sát và song song với nhau, sau đó đặt vào cổ tay hoặc dưới góc hàm để dò mạch đập; khi đã có mạch đập, bạn đếm số nhịp tim trong vòng 15s và nhân 4 lên sẽ được số nhịp tim/phút. Nếu nhịp tim trên 100 được gọi là nhịp tim nhanh.
      Còn khi đi khám, bạn sẽ được siêu âm tim, làm điện tâm đồ để phát hiện nhịp đập bất thường.
  • 3. Những nguyên nhân nào gây ra nhịp tim nhanh?
    • A Bệnh tim mạch như tăng huyết áp, hẹp hở van tim, suy tim, bệnh mạch vành
    • B Bệnh phổi, cường giáp
    • C Sốt, mất máu, rối loạn điện giải
    • D Tất cả các đáp án trên
      Nhịp tim nhanh đôi khi chỉ là phản ứng của cơ thể trước các cảm xúc mạnh gây ra bởi yếu tố tâm lý hoặc do chất kích thích, thay đổi nội tiết tố, rối loạn hormon tuyến giáp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tim đập nhanh lại là dấu hiệu cảnh báo của một bệnh lý nghiêm trọng như bệnh tim mạch gồm tim bẩm sinh, hẹp hở van tim, bệnh mạch vành, bệnh tăng huyết áp, cơ tim phì đại, nhồi máu cơ tim … đều trực tiếp hoặc gián tiếp làm tổn thương cơ tim, van tim hoặc làm hư hại hệ thống dẫn truyền điện trong tim và làm tim bơm máu kém hiệu quả, buộc tim phải đập nhanh.
      Rối loạn thần kinh tim cũng là nguyên nhân gây tim đập nhanh thường gặp. Đây không phải là bệnh tim thực thể (không hề có tổn thương tại tim), nhưng nó có đầy đủ các triệu chứng tương tự như ở người bị bệnh tim thực sự.
  • 4. Những triệu chứng nào thường đi kèm nhịp tim nhanh?
    • A Hồi hộp, đánh trống ngực, bồn chồn lo lắng, mất ngủ
    • B Vã mồ hôi
    • C Ngất xỉu
    • D Tất cả các đáp án trên
      Một số người bị nhịp tim nhanh hơn bình thường nhưng có thể họ không nhận ra cho đến khi kiểm tra nhịp tim. Còn số khác sẽ có các biểu hiện sau kèm theo nhịp tim nhanh:
      - Khó thở, thở hụt hơi, đôi khi phải rướn người lên mới thở được
      - Hồi hộp: người bệnh cảm giác bồn chồn, lo lắng
      - Trống ngực: người bệnh nghe rõ tiếng đập thình thịch của tim rất to và mạnh, cảm giác như lồng ngực bị rung lên và đôi khi bị bỏ mất một nhịp
      - Đau thắt ngực
      - Đau đầu, choáng, ngất xỉu
      - Mất ngủ, trằn trọc
      Khi người bệnh bị nhịp tim nhanh kèm theo triệu chứng chóng mặt, choáng ngất, cần phải sớm được thăm khám bởi các chuyên gia y tế.
  • 5. Có những cách nào để điều trị nhịp tim nhanh?
    • A Sử dụng thuốc
    • B Đốt điện tim
    • C Tập thể dục
    • D Dùng thảo dược
    • E Tất cả phương án trên
      Để điều trị nhịp tim nhanh, bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc chống loạn nhịp như thuốc chẹn beta giao cảm (concor, betaloc), thuốc chẹn kênh canxi (Nifedipine, Amlodipine), Cordarone; thuốc chống đông máu, thuốc điều trị bệnh lý nên…
      Bác sĩ có thể chỉ định đốt điện tim nếu tình trạng nhịp tim nhanh không kiểm soát được bằng thuốc hoặc dạng rối loạn nhịp đeo dọa tính mạng như rung nhĩ, cuồng nhĩ, nhịp nhanh kịch phát.
      Còn việc cấy máy tạo nhịp tim được dùng để phòng nguy cơ đột tử ở những người loạn nhịp tim ác tính nhịp nhanh thất bền vững, rung thất, hội chứng Brugada.
      Ngoài các biện pháp trên, người bệnh nhịp tim nhanh cũng nên tập điều tiết cảm xúc, tập thể dục bằng các môn thể thao vừa sức như đi bộ, ngồi thiền, yoga để tăng hiệu quả kiểm soát nhịp tim.
      Đặc biệt, tất cả người bệnh nhịp tim nhanh có thể sử dụng sản phẩm hỗ trợ như Ninh Tâm Vương để ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, đánh trống ngực và phòng tránh các rủi ro của nhịp tim nhanh. Dù là rối loạn nhịp tim do nhịp nhanh xoang, rối loạn thần kinh tim, ngoại tâm thu, tim đập nhanh không rõ nguyên nhân, loạn nhịp do tiền mãn kinh… thì dùng Ninh Tâm Vương đều đem lại hiệu quả cao.
  • 6. Nhịp tim nhanh có thể chữa khỏi hẳn được?
    • A Có thể
      Tình trạng nhịp tim nhanh có thể chữa khỏi hẳn được nếu điều trị triệt để nguyên nhân gây tăng nhịp tim, ví dụ ngưng sử dụng thuốc gây loạn nhịp, giảm lo lắng, bệnh cường giáp ổn định… Còn lại, đa số bị nhịp tim nhanh do bệnh tim mạch mạn tính, đặc biệt nhịp tim chịu ảnh hưởng lớn bởi yếu tố khách quan như cảm xúc, tâm lý, thời tiết… cho nên khó có thể chữa khỏi hoàn toàn được. Tuy nhiên nếu bạn điều trị đúng cách vẫn hoàn toàn kiểm soát được nhịp tim trong giới hạn cho phép.
      Để được hướng dẫn cách điều trị nhịp tim nhanh tối ưu, hãy liên hệ tới số hotline 0981.238.219.
    • B Không
  • 7. Lúc nào cũng có thể phát hiện được nguyên nhân gây nhịp tim nhanh?
    • A Đúng
    • B Sai
      Không phải bất cứ dạng nhịp tim nhanh nào cũng tìm được nguyên nhân, chẳng hạn như những trường hợp bị rối loạn thần kinh tim, đây không phải là bệnh tim thực thể (không hề có tổn thương tại tim), nhưng nó có đầy đủ các triệu chứng tương tự như ở người bị bệnh tim thực sự. Cho nên đi khám, kết quả siêu âm tim, điện tâm đồ không có gì bất thường, không tìm ra nguyên nhân gây loạn nhịp. Tình trạng này khiến người bệnh vô cùng hoang mang, lo lắng, như mắc bệnh giả vờ.
  • 8. Thuốc điều trị nhịp tim nhanh có thể gây tác dụng phụ là rối loạn nhịp tim?
    • A Đúng
      Thuốc điều trị được ví như con dao hai lưỡi, đặc biệt là thuốc điều trị nhịp tim nhanh. Nếu bạn dùng thuốc đúng liều sẽ cho giảm tim đập nhanh. Tuy nhiên một số thuốc có thể gây tác dụng phụ là hạ nhịp tim quá mức khi dùng quá liều; hoặc khi ngưng đột ngột thuốc điều trị nhịp tim nhanh nhóm chẹn beta giao cảm có thể khiến bạn gặp phải cơn nhịp nhanh nghiêm trọng, đe dọa tới tính mạng.
    • B Sai
  • 9. Nhịp tim nhanh nên ăn gì?
  • 10. Nhịp tim nhanh ở những người nào sẽ nguy hiểm?
    • A Có bệnh lý tim mạch
      Những người bị bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp, hẹp hở van tim, suy tim… khi mắc nhịp tim nhanh thường cho thấy các bệnh nền của họ đang tiến triển theo hướng xấu đi, có thể làm gia tăng gánh nặng cho tim, giảm khả năng bơm máu của tim, hậu quả là tim dần suy yếu, làm giảm lượng máu đến các cơ quan, cuối cùng dễ gây suy tim, đột quỵ nếu không được điều trị kịp thời.
    • B Không có bệnh lý tim mạch và bệnh mạn tính khác

Kết quả

Hãy trả lời các câu hỏi để biết kết quả của bạn

GỬI THÔNG TIN LIÊN HỆ

0966491285
Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline