Bạn đang lo lắng không biết người rối loạn nhịp tim có nên tập thể dục không, nhất là khi mùa hè nóng bức. Thật ra, phương pháp điều trị tim đập nhanh hiệu quả không thể thiếu kế hoạch tập luyện thể dục. Thế nhưng mùa hè sắp đến cũng là lúc nhiệt độ ngoài trời bắt đầu tăng lên. Nếu bạn tập luyện không đúng cách có khi lại làm tim đập loạn nhịp hơn vì nhiệt độ cơ thể tăng lên 1 độ thì nhịp tim tăng 10 nhịp/phút. Vì thế, hãy ghi nhớ 9 điều dưới đây để tập thể dục an toàn trong mùa hè nhé!

Xác định nhịp tim an toàn khi tập thể dục

Nhịp tim tối đa cho phép khi bạn tập thể dục được tính theo công thức: 220 – tuổi. Vượt quá ngưỡng này là “dấu hiệu cảnh báo” rối loạn nhịp nguy hiểm khi tập. Còn nhịp tim mục tiêu khi tập luyện bằng 60-85% giá trị nhịp tim tối đa, vì thế bạn hãy chú ý theo dõi nhịp tim bằng cách sử dụng thiết bị đếm nhịp tim như đồng hồ thông minh, điện thoại di động… để sớm phát hiện thay đổi của nhịp đập trái tim.

*Nhịp tim mục tiêu: là khoảng nhịp tim an toàn khi tập thể dục

Nhịp tim an toàn và nhịp tim tối đa cho phép khi tập thể dục

 

Nhịp tim an toàn và nhịp tim tối đa cho phép khi tập thể dục

Chạy vào sáng sớm hoặc chiều tối

Nhà sinh lý học, thể dục Michael Crawford nói rằng, vào những ngày nóng, hệ thống tim mạch “nỗ lực làm việc” gấp 2-4 lần để tỏa nhiệt, hạ nhiệt. Hiểu được sự nguy hiểm khi nhiệt độ cơ thể đột tăng cao khi tập, ông khuyên mọi người:

  • Tránh chạy bộ ngoài trời từ 10h sáng đến 4h chiều. Vì lúc này, nắng nóng làm ta dễ mất nước, chưa kể nhiều tia UV gây hại cho da. Thời điểm này khói bụi cũng nhiều sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp.
  • Tốt nhất nên chạy lúc sáng sớm, mát mẻ, ít xe cộ, không khí cũng trong lành hoặc chạy vào lúc chiều tối, khoảng 6-7 giờ vì khi đó thời tiết mát mẻ hơn.

Người rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh nên tập thể dục vào sáng sớm hoặc chiều tối

Người rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh nên tập thể dục vào sáng sớm hoặc chiều tối

Tùy độ tuổi mà cách vận động sẽ khác nhau

Trong y học, vận động có ý nghĩa là làm sao cho tim đập nhanh hơn, từ đó tăng sức bền cho tim và đáp ứng được các tình huống, cảm xúc bất ngờ trong cuộc sống. Vận động cũng làm nóng và đốt năng lượng trong cơ thể, giúp bạn hấp thu nguồn dưỡng chất từ thực phẩm một cách tốt hơn.

Tùy theo đối tượng mà có cách luyện tập và vận động khác nhau. Với người trẻ, nên vận động nhiều sao cho ra mồ hôi và giải phóng năng lượng trong cơ thể. Còn với người lớn tuổi, nên thực hiện các động tác nhẹ nhàng, tốt nhất là đi bộ nhẹ nhàng, có thể đi hơi nhanh một chút.

Tập trong nhà thay vì tập ngoài trời

Những ngày quá nóng hoặc độ ẩm quá cao, hãy tạm nghỉ một ngày hoặc vào phòng gym để tập. Nhiệt độ quá cao sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sẽ mất rất nhiều thời gian để cơ thể hồi phục sau một buổi chạy tra tấn trong thời tiết như vậy.

Mặc quần áo thoải mái, thấm mồ hôi

Bạn nên mặc quần áo sáng màu, rộng rãi và có khả năng thấm mồ hôi, thoát nhiệt tốt. Giúp bạn luôn cảm thấy thoải mái trong điều kiện thời tiết oi bức. Ngoài ra, sắm thêm 1 cái mũ và dùng kem chống nắng thường xuyên giúp bảo vệ da bạn. Không nên mặc áo dài tay vì như vậy là bạn đang cản trở khả năng tự làm mát cơ thể, bạn nên mặc áo phông cotton rộng, quần sooc và đội mũ rộng vành.

Mặc quần áo thoải mái, thấm mồ hôi khi tập luyện vào mùa hè

Mặc quần áo thoải mái, thấm mồ hôi khi tập luyện vào mùa hè

Giảm tốc độ luyện tập khi trời nóng, ẩm

Tim của bạn sẽ đập nhanh hơn bình thường dưới thời tiết nóng bức kèm theo độ ẩm cao trên 80%. Bạn sẽ cảm thấy nhanh xuống sức hơn với cùng 1 bài tập như trước. Vì thế hãy giảm tốc độ để giúp cơ thể làm quen với cái nóng. Khi cơ thể đã làm quen với cái nóng, bạn có thể tăng dần tốc độ để chạy ở tốc độ bình thường. Hạn chế tối đa các chạy cự ly  dài hoặc tốc độ cao trong ngày nắng nóng gay gắt.

Đi bộ nhiều hơn

Cơ thể sẽ bị sốc nếu thân nhiệt tăng quá cao. Đi bộ là cách tốt nhất giúp điều chỉnh thân nhiệt ở mức cho phép. Bạn nên đi bộ từ 5 đến 10 phút xen kẽ trong lúc chạy để bảo đảm thân nhiệt không tăng quá cao.

Bổ sung đầy đủ nước

Nhiệt độ tăng cao làm cơ thể dễ bị mất nước, mất nhiều chất điện giải như natri, kali và khoáng chất khác, đồng thời khiến tim phải làm việc nhiều hơn để ổn định lưu lượng máu. Mà tập thể dục trong mùa hè rất dễ bị mất nước do ra nhiều mồ hôi. Vì vậy, chúng tôi mách bạn 1 cách đơn giản để bổ sung cho lượng nước bị thất thoát qua mồ hôi, đó là trước khi chạy 30′, bạn nên uống ít nhất 0.5 lít nước để chuẩn bị đủ nước cho cơ thể. Sau đó, cứ mỗi 30 phút phút bạn cần phải bổ sung 200-300ml nước. Nếu bạn chỉ chạy dưới 45 phút, có thể bạn không cần phải bổ sung nước dọc đường. Nhưng nếu bạn chạy hơn mức đó, hãy tính toán mang theo đủ nước để bổ sung nước kịp thời.

Uống nước đầy đủ mỗi 30 phút để đảm bảo cơ thể không bị mất nước

Uống nước đầy đủ mỗi 30 phút để đảm bảo cơ thể không bị mất nước

Biết những dấu hiệu cho thấy cần ” ngừng” tập thể dục

  • Chuột rút: đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang vận động quá sức và cần nghỉ ngơi. Nếu cơ bắp bị co lại, bạn hãy nhẹ nhàng xoa bóp cơ, bổ sung đủ nước và không tập thể dục trong vài giờ sau đó.
  • Chóng mặt, đánh trống ngực, hồi hộp: người rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh có thể gặp phải tình trạng này khi tập luyện gắng sức. Khi bị như vậy, bạn nên dừng tập, nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát. Có thể tái khám, làm liệu pháp gắng sức để xác định xem bạn có bệnh tim nào khác không, có bệnh mạch vành hay không để điều chỉnh cường độ luyện tập phù hợp.
  • Say nắng

Tập thể dục đem lại cho người rối loạn nhịp tim rất nhiều lợi ích, giúp tim bơm máu hiệu quả hơn, co bóp khỏe mạnh hơn và quan trọng là có thể ngăn ngừa các cơn rối loạn nhịp xuất hiện bất chợt. Vì thế, hãy áp dụng ngay những cách trong bài viết để tập luyện đạt hiệu quả cao nhé!

 

Theo nguồn:

https://www.bhf.org.uk/informationsupport/support/practical-support/weather-and-your-heart

https://www.medicalnewstoday.com/articles/321310.php

https://health.clevelandclinic.org/how-hot-weather-can-affect-your-heart-when-you-exercise/

 https://health.clevelandclinic.org/5-best-warm-weather-workouts-help-stay-fit-safely/