Kinh nghiệm thực tế từ những người bị rối loạn thần kinh thực vật, bị tim đập nhanh nếu chỉ dùng thuốc sẽ rất dễ bị lệ thuộc rất nguy hiểm. Để tránh những bất lợi khi dùng thuốc, nhiều người kết hợp áp dụng các phương pháp từ thảo dược giúp điều chỉnh nhịp tim, kết hợp thư giãn tâm lý và tập luyện mang lại hiệu quả hơn hẳn.

Rối loạn thần kinh thực vật khiến bà H bị tim đập nhanh. loạn nhịp

Sau 10 năm chiến đấu với căn bệnh rối loạn thần kinh thực vật, bà Lê Thị H (Quốc oai, Hà Nội) đã gặt hái được những “trái ngọt” cho lòng kiên trì của mình. Nhờ tìm đúng phương pháp, nhịp tim của bà dần ổn định. Bà ngủ ngon hơn, bớt lo lắng, hồi hộp, trống ngực.

Dưới đây, hãy cùng lắng nghe chia sẻ của bà H để tự rút ra kinh nghiệm giúp cải thiện rối loạn thần kinh thực vật hiệu quả

Vì sao rối loạn thần kinh thực vật làm tim đập nhanh nhưng lại khó chẩn đoán?

Chứng rối loạn thần kinh thực vật làm tim đập nhanh còn được gọi là rối loạn thần kinh tim, rối loạn lo âu là sự kết hợp của các triệu chứng, chẳng hạn như tim đập nhanh, không đều, đau ngực, khó thở, hồi hộp, đánh trống ngực… Dù cho người bệnh có đi khám nhiều nơi nhưng cũng không thể tìm ra nguyên nhân, hay bất kỳ tổn thương nào tại tim. Bởi vì với bệnh này, chỉ có hệ thần kinh điều khiển nhịp tim bị rối loạn, làm tim đập nhanh còn trái tim vẫn “lành lặn”.

Khi mắc bệnh rối loạn thần kinh tim, bạn có thể gặp 1 hoặc nhiều triệu chứng kết hợp với nhau:

  • Nhịp tim nhanh: thường bị kích hoạt khi thay đổi tư thế (khom lưng, đứng lên ngồi xuống đột ngột…)
  • Đau ngực: đau vùng ngực trái, cơn đau có thể đến đột ngột làm người bệnh sợ hãi
  • Nóng ran vùng ngực, lan đến cả vùng cổ, cánh tay trái
  • Đánh trống ngực, tim đập thình thịch, có cảm giác tim đập thêm 1 nhịp hoặc bỏ qua 1 nhịp
  • Mệt mỏi, khó thở, chóng mặt, đổ mồ hôi nhiều dù chỉ vận động vừa phải
  • Hay lo âu, bi quan quá mức
  • Mất ngủ kéo dài, ngủ không sâu giấc, buồn nôn, khó chịu ở bụng…

Mệt mỏi, bi quan, mất ngủ, tim đập nhanh… là triệu chứng của rối loạn thần kinh tim

Kinh nghiệm cải thiện nhịp tim nhanh do rối loạn thần kinh thực vật

10 năm liền sống chung với rối loạn thần kinh tim, hơn ai hết Bà H hiểu tường tận nỗi lo sợ chung của những người mắc phải căn bệnh này. Rõ ràng lúc ở nhà, nhịp tim nhanh chẳng thể làm được việc gì, nhưng cả 3 lần bà đi khám, kết quả đo nhịp tim đều bình thường.

Đứng trước nghi ngại từ chính người thân trong gia đình, bà ngày càng suy nhược. “Tôi bị hoảng loạn thần kinh. Gia đình tưởng “bệnh âm” mời cả thầy cúng về làm lễ nhưng cũng chẳng ăn thua!” - bà Hưng kể lại quãng thời gian mệt mỏi nhất của mình.

Vô tình đọc được bài báo nói về rối loạn thần kinh tim, bà H mới vỡ lẽ điều gì đã khiến bà phải chịu đựng những cơn nhịp nhanh trong suốt mấy năm qua. Niềm tin này càng được khẳng định hơn sau khi bà áp dụng những giải pháp kiểm soát rối loạn thần kinh tim, các triệu chứng dần cải thiện thấy rõ.

Bà chia sẻ: “Kinh nghiệm của tôi là phải kiên trì kết hợp cùng lúc nhiều cách. Ngoài thuốc của bác sĩ, những giải pháp hỗ trợ ổn định nhịp tim cũng quan trọng không kém.” Những giải pháp bà H áp dụng là:

Tập luyện thể dục

Bà H dành thời gian đi bộ thể dục 30 phút mỗi ngày. Với bà, đi bộ vừa là để rèn luyện sức khỏe, vừa giúp thư giãn tinh thần. Song song với đó, bà cũng hạn chế sử dụng các chất kích thích tim đập nhanh như trà đặc, cà phê… vì chúng có thể khiến cho cơn nhịp tim nhanh xuất hiện.

Thư giãn tinh thần, tập luyện thể dục là cách hiệu quả để ổn định thần kinh tim

Giải tỏa căng thẳng

Biết thần kinh tim rất “nhạy” với căng thẳng. Chỉ cần hay nghĩ ngợi lo lâu là tim đập càng nhanh. Vậy nên, bà H đã cố sắp xếp công việc để có thời gian nghi ngơi, thư giãn. Bà luôn tự nhắc nhở mình là phải giữ tâm trạng thoải mái và hạn chế những hành động dễ làm thay đổi cảm xúc đột ngột. Có như thế bệnh mới nhanh thuyên giảm.

Sử dụng thảo dược Khổ Sâm

Được 1 số người mách tâm sen, lạc tiên có tác dụng an thần, giảm lo âu, căng thẳng, bà H cũng mua về dùng thử. Sau khi dùng, bà cũng thấy ngủ được hơn nhưng những triệu chứng như tim đập nhanh vẫn không cải thiện rõ.

Chẳng đầu hàng, bà tiếp tục tìm kiếm các thảo dược có thể hỗ trợ cho căn bệnh của mình. Qua tìm hiểu, bà biết thảo dược Khổ sâm đã được nghiên cứu chứng minh có có khả năng thư giãn mạch máu nên giúp ổn định nhịp tim ở người dễ bị kích động, tức giận (1 nguyên nhân phổ biến dẫn đến rối loạn thần kinh thực vật), giảm hồi hộp, trống ngực, khó thở do rối loạn thần kinh tim. Bà nghĩ: “Đây có lẽ là điều mình đang cần”.

Sử dụng Khổ sâm đều đặn đã hỗ trợ cho bà H rất nhiều trong việc ổn định nhịp tim.

Sau khi sử dụng thêm Khổ sâm, cơn nhịp tim nhanh thưa dần, trong người khoan khoái, dễ chịu hơn. Bà không giấu nổi vui mừng: “Nhịp tim ổn định, đỡ hồi hộp, trống ngực, lo lắng nên tôi ngủ ngon hơn .Sức khỏe nhờ đó được cải thiện, không khí trong nhà nhờ thế cũng vui vẻ hơn. Tim đập ổn định trở lại – thật sự đã giúp tôi lấy lại được tất cả sức khỏe và niềm vui sống”,.

Niềm hạnh phúc giản dị tưởng chừng xa vời nay trở thành hiện thực bởi bà đã tìm được giải pháp đúng với tình trạng của mình. Hy vọng rằng với kinh nghiệm hỗ trợ chữa rối loạn thần kinh thực vật mà bà H chia sẻ, sẽ càng nhiều người hơn tìm được giải pháp đẩy lùi căn bệnh này cho chính mình!

Theo nguồn:

https://suckhoedoisong.vn/phuong-phap-khong-dung-thuoc-giup-cham-dut-chung-roi-loan-than-kinh-tim-n145176.html

https://www.quora.com/What-is-cardiac-neurosis

http://www.pgd-healthcare.com/en/what-heart-anxiety-neurosis

https://www.ehealthstar.com/conditions/heart-anxiety-neurosis