Rối loạn nhịp tim có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không có biện pháp phát hiện và điều trị sớm. Bạn có thể xem chi tiết về các dạng rối loạn nhịp nguy hiểm, các biến chứng cũng như phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim hiệu quả trong bài viết sau.

rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật hết sức nguy hiểm

Bệnh rối loạn nhịp tim là gì?

Rối loạn nhịp tim là tình trạng bất thường trong hoạt động của các xung điện điều phối nhịp tim, khiến tim đập quá nhanh (lớn hơn 100 nhịp/phút), quá chậm (dưới 60 nhịp/phút), nhịp đến sớm hoặc lúc nhanh lúc chậm.

Nhịp tim bình thường là nhịp xoang, bắt đầu từ nút xoang (nút SA) dẫn truyền xuống với tần số 60-100 nhịp/phút. Bất kì sự gián đoạn nào xảy ra với các xung điện đều gây ra rối loạn nhịp tim, có thể là thay đổi về sự tạo nhịp hoặc bất thường trong quá trình dẫn truyền tại tim. 

Nhịp tim rối loạn sẽ nặng hơn nếu như cơ tim bị suy yếu hoặc bị tổn thương. Để phòng tránh thì bạn nên thay đổi lối sống lành mạnh hơn để hạn chế bệnh phát triển. 

bệnh rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim làm tim đập quá nhanh hoặc quá chậm

Các loại rối loạn nhịp tim thường gặp

Hiện nay rối loạn nhịp tim được phân loại không chỉ dựa vào vị trí phát như tâm nhĩ hay tâm thất, các bác sĩ còn phân loại theo tốc độ nhịp tim như:

  • Nhịp tim nhanh (Tachycardia): nhịp tim khi nghỉ ngơi >100 nhịp/phút

  • Nhịp tim chậm (Bradycardia): nhịp tim khi nghỉ ngơi <60 nhịp/ phút

Các loại rối loạn nhịp tim thường gặp

Các loại rối loạn nhịp tim thường gặp

Nhịp tim nhanh xuất phát từ tâm nhĩ

Rung nhĩ

Loại rối loạn nhịp tim từ xuất phát từ tâm nhĩ và là loại phức tạp nhất. Rung nhĩ là tình trạng khá phổ biến, khoảng ⅓ trường hợp rối loạn nhịp là rung nhĩ. Rung nhĩ khiến cho tâm nhĩ bị kích thích không ổn định ở nhiều khu vực, tạo ra xung động nhanh và không đều, lan rộng trong tâm nhĩ. Từ đó khiến cho nhịp tim đập nhanh hơn từ 140-180 nhịp/phút. Tâm nhĩ chỉ bị rung chứ không đập như bình thường làm cho tuần hoàn máu đến tâm thất, gây ra các cục máu đông. Khi cục máu đông bị vỡ sẽ làm tắc nghẽn động mạch, đột quỵ não.

Tình trạng rung nhĩ đặc biệt nguy hiểm hơn nếu người mắc đã có bệnh huyết áp, bệnh van tim, động mạch vành, viêm phế quản mãn tính. Rung nhĩ khiến cho những bệnh này trở nặng hơn.

Bệnh rung nhĩ thường gặp ở rối loạn nhịp tim

Bệnh rung nhĩ thường gặp ở rối loạn nhịp tim

Cuồng nhĩ

Cuồng nhĩ là loại rối loạn nhịp tim nhanh xuất hiện ở tâm nhĩ, nguyên nhân do một hoặc nhiều vòng dẫn truyền vào lại. Cuồng nhĩ là khi tâm nhĩ hoạt động co thắt nhanh và đều hơn ở tần số 240-340 lần/phút. Khi xảy ra cuồng nhĩ thì các xung động dẫn truyền qua nút nhĩ thất được giảm tải rồi mới truyền đến tâm thất phía dưới. Khả năng này của nút nhĩ thất giúp đảm bảo an toàn cho tâm thất khi tim bị rung nhĩ.

Giống với rung nhĩ, cuồng nhĩ cũng dẫn đến việc hình thành các cục máu đông trong tim làm tăng nguy cơ bị đột quỵ. Người bệnh sẽ bị liệt tay chân, nói đớ, mất tri giác. Các bác sĩ cần thăm khám và đánh giá khả năng bị huyết khối và đưa ra phương hướng điều trị kháng đông nếu cần thiết.

Hội chứng Wolff-Parkinson-White

Một loại rối loạn nhịp tim nhanh khác là hội chứng Wolff-Parkinson-White. Hội chứng này xảy ra do giữ buồng nhĩ và buồng thất xuất hiện thêm một đường dẫn truyền phụ. Nhịp tim đập nhanh hơn khi người bệnh hoạt động quá sức hoặc xúc cảm. Các tín hiệu điện của tim qua đường dẫn truyền phụ đến giữa tâm nhĩ và tâm thất, bỏ qua nút AV nên gây ra cơn nhịp nhanh.

Nhịp tim nhanh xuất phát từ tâm thất

Nhịp nhanh trên thất

Nguồn gốc của nhịp nhanh trên thất là do các tín hiệu điện bất ổn trong tâm thất. Tim đập nhanh tại tâm thất làm cho khả năng bơm máu đến các cơ quan của cơ thể giảm đi. Nếu không kịp thời chữa trị, người bệnh có thể bị rung thất, dẫn đến tử vong. Nhịp nhanh trên thất đặc biệt nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khoẻ hơn các dạng rối loạn nhịp tim khác. Ngay cả khi mới xuất hiện nhịp nhanh thất lần đầu thì cũng nên chú ý. Nhịp nhanh thất cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc các bệnh về tim nguy hiểm khác mà chưa phát hiện ra.

Nếu bệnh nhân bị nhịp tim nhanh trên thất lâu ngày và triệu chứng nặng thì cần nhanh chóng điều trị và theo dõi bởi các bác sĩ chuyên khoa. Thực hiện tầm soát và giải quyết các nguyên nhân gây bệnh nền cũng giúp nhịp nhanh thất thuyên giảm. Tuỳ vào mức độ nặng nhẹ của nhịp nhanh thất mà bác sĩ sẽ chỉ định chữa trị bằng thuốc hoặc can thiệp triệt đốt.

Nhịp nhanh kịch phát trên thất

Loại rối loạn nhịp tim này xuất phát từ tâm thất của tim, diễn ra ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân gây ra nhịp nhanh là do ổ loạn nhịp trên nhĩ, đường dẫn truyền phụ giữa tâm thất và tâm nhĩ hoặc từ vùng nhĩ thất. Nhịp nhanh kịch phát trên thất có thể xảy ra kể cả lúc người bệnh đang nghỉ ngơi hoặc ngủ. Nhịp tim nhanh dao động từ 150-210 nhịp/phút và đều đặn.

Nhịp nhanh kịch phát trên thất thường không xuất hiện nhiều và có thể tự khỏi sau vài giờ, vậy nên không gây hại nhiều gì cho sức khỏe. Tuy nhiên vẫn có trường hợp nhịp nhanh kịch phát diễn ra liên tục và lâu dài thì cần thăm khám, điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa tim.

Rung thất

Rung thất là khi tâm thất của tim rung lên, không thể bơm máu do bị ảnh hưởng bởi các xung điện nhanh và hỗn loạn. Rung thất khiến tim mất đi toàn bộ khả năng bơm máu và tuần hoàn, tâm thất bị co bóp nhanh và bất ổn. Trong các loại rối loạn nhịp tim nhanh thì rung thất cực kỳ nguy hiểm. Nếu rung thất kéo dài hơn vài phút mà không được điều chỉnh lại nhịp tim bình thường thì sẽ gây tử vong hoặc nếu chậm trễ thì cũng gây tổn thương não.

Để điều trị rung thất thì trước hết cần xác định nguyên nhân gây bệnh. Nếu không phải rung thất cấp tính thì có thể trị khỏi hoàn toàn, tuy nhiên cũng nên phòng ngừa rung thất tái phát để tránh bị đột tử.

Hội chứng QT kéo dài

Hội chứng QT kéo dài là dạng nhịp tim nhanh xuất phát từ tâm thất. Nhịp tim lúc này đập nhanh và hỗn loạn hơn bình thường. Nguyên nhân thường là do hệ thống điện tim bị thay đổi. Người bị hội chứng QT kéo dài có thể bị ngất xỉu và nguy hiểm đến tính mạng. Ở nhiều trường hợp, tim đập nhanh quá mức dẫn đến đột tử.

Rối loạn nhịp tim chậm

Hội chứng suy nút xoang

Nút xoang có nhiệm vụ tạo ra nhịp tim ổn định và bình thường. Vậy nên, nếu nút xoang bị tác động thì nhịp đập tim bị gián đoạn và gây ra nhịp tim chậm. Hội chứng này xuất hiện do nút xoang của tim mất đi hoặc khó thích ứng khi sinh lý và hoạt động mỗi ngày bị thay đổi. Ví dụ như khi người bệnh gắng sức vận động thì nhịp tim không thể tăng lên. Triệu chứng khi bị suy nút xoang tim là có cơn loạn nhịp nhanh, sau đó là các nhịp tim rất chậm hoặc ngừng nhịp tim khoảng 5 giây.

Block nhĩ thất

Các xung động tạo ra từ nút xoang sẽ đi theo các đường dẫn truyền di chuyển từ tâm nhĩ đến tâm thất. Đường dẫn truyền này còn được gọi là dẫn truyền nhĩ thất. Nếu đường truyền nhĩ thất bị hỏng ở các vị trí quan trọng sẽ gây tắc nghẽn. Xung động lúc này không thể truyền đến tâm thất một cách bình thường hoặc bị ngăn chặn hoàn toàn có thể gây ra ngừng tim.

Các bác sĩ qua lâm sàng phân loại rối block nhĩ thất tuỳ theo mức độ tắc nghẽn từ độ 1 là nhẹ đến độ 3 là nặng. Triệu chứng của block nhĩ thất cũng tương tự như các loại rối loạn nhịp tim chậm khác. Trường hợp block nhĩ thất là do nguyên nhân không thể chữa trị được thì hầu như không thể sử dụng thuốc để giúp bệnh thuyên giảm.

Nhịp tim sớm (ngoại tâm thu)

Một loại rối loạn nhịp tim khác là nhịp tim sớm, hay còn được biết đến là ngoại tâm thu. Ngoại tâm thu do các ổ loạn nhịp độc lập xuất hiện ở tâm nhĩ hoặc tâm thất phát ra nhịp tim xen kẽ với nhịp xoang bình thường. Ngoại tâm thu gồm 2 loại là:

  • Ngoại tâm thu thất.

  • Ngoại tâm thu nhĩ.

Ngoại tâm thu thường xảy ra riêng lẻ, ít có triệu chứng và tuỳ theo mức độ mà được chỉ định điều trị phù hợp. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngoại tâm thu dẫn đến các rối loạn nhịp nặng khác và gây nguy hiểm

Bệnh rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?

Bệnh rối loạn nhịp tim có thể là vô hại, tuy nhiên trong nhiều trường hợp nếu không chữa trị sớm thì sẽ dẫn các biến chứng nặng hơn, nguy hiểm đến tính mạng như:

  • Đột quỵ: Rối loạn nhịp tim có thể dẫn đến việc hình thành các cục máu đông trong mạch. Nếu cục máu đông bị vỡ, các mảnh nhỏ của nó sẽ di chuyển theo dòng máu và lên tới não. Các mảnh nhỏ khiến mạch bị hẹp hoặc tắc nghẽn, lưu lượng máu đến não bị gián đoạn và gây ra đột quỵ. 

  • Suy tim: Nhịp tim bất bình thường làm giảm đi khả năng bơm máu của tim. Thời gian dài gây ra tình trạng suy tim, ảnh hưởng đến tính mạng. 

các dạng rối loạn nhịp tim

Rung nhĩ và nhịp nhanh thất là các dạng rối loạn nhịp tim phổ biến

Triệu chứng nhận biết bệnh rối loạn nhịp tim 

Trên thực tế, loạn nhịp tim không có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào quá rõ ràng. Tuy nhiên, sẽ có một số triệu chứng rối loạn nhịp tim mà bạn có thể gặp phải bao gồm:

  • Hồi hộp, đánh trống ngực: cảm giác tim đập thình thịch, rung trong lồng ngực.

  • Khó thở: Cảm giác cổ như bị bóp nghẹt, thiếu không khí để thở

  • Nhịp tim đập nhanh trên 100 nhịp/phút.

  • Nhịp tim đập chậm, xuất hiện những nhịp ngưng đập 1-2s.

  • Tức ngực, nặng ngực

Và các triệu chứng khác bao gồm:

  • Hồi hộp, lo âu, bồn chồn 

  • Choáng váng hay chóng mặt.

  • Đổ nhiều mồ hôi.

  • Ngất xỉu hay gần ngất xỉu.

  • Cơ thể mệt mỏi.

Bên cạnh đó, có nhiều loại rối loạn nhịp tim không tác động nhiều đến sức khoẻ như: ngoại tâm thu nhĩ, ngoại tâm thu thất thưa thớt. Tuy nhiên vẫn có loại có thể làm suy giảm chức năng tim theo thời gian và xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm cho tính mạng. Vậy nên, nếu phát hiện các triệu chứng trên hoặc nặng hơn là ngất xỉu, muốn ngất thì cần thăm khám chuyên khoa tim mạch để được chẩn đoán và điều trị.

Đánh trống ngực là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh rối loạn nhịp tim

Đánh trống ngực là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh rối loạn nhịp tim

Nguyên nhân phổ biến gây rối loạn nhịp tim

Bất cứ sự gián đoạn nào đối với các xung điện kích thích quá trình co bóp tim đều có thể là nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn nhịp tim. Một số yếu tố có thể khiến tim đập không chính xác, bao gồm:

  • Một cơn đau tim đang xảy ra.

  • Sẹo tim do cơn đau tim trước đó.

  • Thay đổi cấu trúc trong tim, thường là từ bệnh cơ tim.

  • Người mắc bệnh mạch vành.

  • Huyết áp cao.

  • Bệnh cường giáp hoặc basedow.

  • Người bị bệnh tiểu đường.

  • Chứng ngưng thở khi ngủ.

  • Người nhiễm COVID - 19.

Bên cạnh đó, các tác nhân sau đây cũng có thể gây ảnh hưởng đến nhịp đập của tim mà người bệnh có thể lưu ý:

  • Lạm dụng rượu bia hay uống quá nhiều cà phê, hút thuốc lá, sử dụng chất gây nghiện.

  • Sử dụng một số loại thuốc như: thuốc cảm lạnh hay dị ứng không kê đơn.

  • Lo lắng hoặc quá căng thẳng.

  • Bị rối loạn nhịp tim có tính di truyền, chẳng hạn như hội chứng Brugada

Nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn nhịp tim

Nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn nhịp tim

Tùy thuộc nguyên nhân, dạng bệnh và mức độ rối loạn nhịp tim, các bác sĩ đưa ra các phương pháp điều trị khác nhau phù hợp với từng loại.

Phương pháp chẩn đoán bệnh rối loạn nhịp tim

Khi đến gặp bác sĩ, người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện các xét nghiệm sau để hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh rối loạn nhịp tim: 

  • Xét nghiệm máu và nước tiểu.

  • Đo điện tâm đồ ECG

  • Siêu âm tim.

  • Chụp X-quang ngực.

  • Kiểm tra điện sinh lý.

  • Thông tim nếu cần thiết

  • Thực hiện nghiệm pháp bàn nghiêng để xác định xem nguyên nhân rối loạn nhịp tim có phải là do huyết áp cao hay tim đập nhanh hay không.

  • Sử dụng máy điện tim Holter 24h - 72h ghi lại hoạt động của tim từ 1 - 3 ngày.

Các phương pháp chuẩn đoán bệnh rối loạn nhịp tim

Các phương pháp chuẩn đoán bệnh rối loạn nhịp tim

Các phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim

Tùy thuộc dạng rối loạn nhịp tim mà bạn gặp phải là nhịp tim nhanh, nhịp chậm hay ngoại tâm thu mà phương pháp điều trị cũng sẽ khác nhau.

Điều trị rối loạn nhịp chậm

Nếu người bệnh có rối loạn huyết động, tức là thay đổi lưu lượng máu tới tim, và tới các cơ quan: có thể điều trị bằng thuốc nâng nhịp tim (adrenalin, atropin, dopamin) hoặc cấy máy tạo nhịp tạm thời qua da hoặc đường tĩnh mạch.

Nếu không rối loạn huyết động: bác sĩ sẽ cân nhắc đặt máy tạo nhịp tạm thời hoặc đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn.

Điều trị rối loạn nhịp nhanh

Khi người bệnh rối loạn huyết động cần được shock điện chuyển nhịp cấp cứu. Với những trường hợp không có rối loạn huyết động, có thể áp dụng các phương pháp điều trị sau đây:

Liệu pháp cơ học giảm nhịp tim: Áp dụng liệu pháp xoa xoang cảnh, ấn nhãn cầu, nghiệm pháp Valsava làm giảm nhịp bằng tác động vào dây thần kinh phế vị. Phương pháp này nên được thực hiện bởi chuyên gia y tế và không áp dụng cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch cảnh.

Các phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim

Các phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim

Điều trị rối loạn nhịp tim bằng phương pháp nội khoa

  • Dùng thuốc tây y: Gồm các thuốc chống rối loạn nhịp: nhóm thuốc chẹn beta giao cảm, chẹn kênh calci, nhóm digoxin… và thuốc chống đông máu (đặc biệt trong trường hợp bệnh nhân bị rung nhĩ - một dạng rối loạn nhịp tim hoàn toàn.

  • Dùng thảo dược: Nghiên cứu cho thấy thảo dược Khổ sâm với thành phần chính là matrine. oxymatrine có tác dụng ổn định nhịp tim nhờ giảm tính kích thích cơ tim, thư giãn mạch máu, cân bằng và điều chỉnh nồng độ chất điện giải ở tế bào cơ tim. Đặc biệt, tác dụng này giống với nhóm thuốc chẹn beta giao cảm. Và hiện nay tại Việt Nam, Khổ sâm được kết hợp với thảo dược khác như Đan sân, Hoàng đằng, cao natto trong giải pháp hỗ trợ chuyên biệt cho người loạn nhịp tim, những người rối loạn nhịp có thể sử dụng sớm sản phẩm này để ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực và phòng biến chứng do rối loạn nhịp gây ra.

ninh tâm vương hỗ trợ điều trị rối loạn nhịp tim

TPCN Ninh Tâm Vương chứa tinh chất Khổ sâm dùng cho người rối loạn nhịp tim

Can thiệp, phẫu thuật

  • Sốc điện chuyển nhịp: phương pháp trị bệnh rối loạn nhịp tim này sử dụng dòng điện để đưa nhịp tim trở lại bình thường. Bệnh nhân sẽ được gây mê trước khi thực hiện. 

  • Cấy máy tạo nhịp tim: máy tạo nhịp tim là thiết bị nhỏ chạy bằng pin, được gắn vào lồng ngực. Máy tạo nhịp tim có khả năng tạo ra các tín hiệu điện không khác gì tín hiệu từ tim khỏe mạnh để hỗ trợ nhịp tim đập bình thường. 

  • Cấy máy khử rung tim: giống với máy tạo nhịp tim, máy khử rung tim ICD giúp kiểm tra nhịp tim và giúp tim đập đúng nhịp khi cần. 

Điều trị ngoại tâm thu (tim bỏ nhịp)

Người bệnh sẽ được khuyên điều chỉnh lối sống, sau đó nếu tình trạng không cải thiện sẽ được chỉ định dùng thuốc chẹn beta, chẹn kênh canxi hoặc amiodarone.. Nếu thuốc vẫn không hiệu quả hoặc ngoại tâm thu chùm đôi, chùm 3 thành các cơn nhịp nhanh kịch phát nguy hiểm, người bệnh sẽ được đốt điện tim.

Chuyên gia tư vấn điều trị bệnh rối loạn nhịp tim

Hướng dẫn phòng ngừa bệnh rối loạn nhịp tim 

Bên cạnh tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa tim mạch, người bị rối loạn nhịp tim cần thực hiện thay đổi một số thói quen trong lối sống như: 

  • Thay đổi chế độ ăn uống: bổ sung các thực phẩm tốt cho tim mạch như: trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, ăn nhiều rau củ quả, hạn chế thực phẩm chứa chất béo, nếu ăn thịt gia cầm thì chỉ ăn thịt nạc, …. Kiêng ăn các loại có nhiều cholesterol như lòng đỏ trứng, thịt đỏ, … Giảm ăn thực phẩm và đồ uống nhiều đường và muối. 

  • Tập thể dục mỗi ngày: dành thời gian ít nhất 30 phút mỗi ngày để vận động, luyện tập môn thể thao yêu thích và phù hợp. 

  • Thay đổi lối sinh hoạt: ngưng hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc. Duy trì cân nặng, không thừa cân hay béo phì. 

  • Trường hợp nhịp tim tăng nhanh, khó chịu lồng ngực, choáng váng, … thì nên ngồi nghỉ ngay. Sau đó là tìm sự giúp đỡ từ người xung quanh và đến khám tại bác sĩ chuyên khoa tim mạch nếu thường xuyên bị tình trạng này. 

  • Học kiểm soát hơi thở và nhịp tim bằng cách hít thật sâu thở thật chậm có thể làm nhịp tim ổn định lại.

  • Luôn giữ tin thần thoải mái, không tạo quá nhiều áp lực cho bản thân và kiểm soát tâm trạng.

Dưới đây là tài liệu cụ thể tất cả các thông tin về bệnh rối loạn nhip tim mà bạn có thể tham khảo để biết thêm những thông tin chuyên sâu hơn:

Rối loạn nhịp tim sẽ không còn trở nên nguy hiểm nếu bạn tuân thủ điều trị và nắm được những nguyên tắc để chung sống hòa bình với bệnh. Hãy lưu lại những nội dung trong bài viết này để giảm thiểu sự tác động tiêu cực của chứng rối loạn nhịp.

Tài liệu tham khảo:

  1. Arrhythmia: Causes, symptoms, types, and treatment. Medical News Today , accessed: 12/18/2019. 

  2. Heart arrhythmia - Symptoms and causes. Mayo Clinic, , accessed: 12/19/2019.

  3. (2018). Arrhythmia. nhs.uk, , accessed: 12/19/2019.

  4. (2017). Brugada syndrome. nhs.uk, , accessed: 12/19/2019.

  5. Estes N.A. Mark and Weinstock Jonathan (2011). Guidelines for Cardiac Arrhythmias. Circ Arrhythm Electrophysiol, 4(2), 119–122.

  6. Cao Y., Jing S., Li L., et al. (2010). Antiarrhythmic Effects and Ionic Mechanisms of Oxymatrine from Sophora flavescens. Phytother Res PTR, 24, 1844–9.